Cán bộ 4.0 trong Chính phủ 4.0

Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.
(PLVN) - Để nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, bên cạnh yếu tố công nghệ, thể chế… việc hoàn thiện Chính phủ điện tử (CPĐT) trong cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 không thể không nhắc tới yếu tố con người.

Cuộc cách mạng thay đổi tư duy, hành động

Nhận thức rõ tầm quan trọng này, Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư do Bộ Chính trị vừa ban hành đã nhấn mạnh đến việc “đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức”. Đó cũng là chủ trương đầu tiên trong 8 chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ 4 mà Bộ Chính trị đề ra. 

Khi nhắc đến chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị yêu cầu phải “xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước...”. 

Thách thức trong bảo mật và an toàn thông tin 

Cùng với xây dựng CPĐT, chính quyền điện tử, Thủ tướng cũng nhấn mạnh vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối.

Tại Thông báo số 338/TB-VPCP ngày 24/9/2019 của VPCP, Thủ tướng yêu cầu các Bộ Công an, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin CPĐT.

Giám sát nghiêm ngặt các DN cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin về vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng; không được để lộ, lọt dữ liệu, bí mật nhà nước...

Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Sự ra đời và đưa vào hoạt động Trục liên thông văn bản Quốc gia cũng như Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) đã thể hiện quyết tâm của một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN). 

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, việc sử dụng Trục liên thông văn bản quốc gia sẽ tiết kiệm mỗi năm 1.200 tỷ đồng. Trong đó, có 154 tỷ tiền giấy mực, 575 tỷ tiền bưu chính và chi phí thời gian 576 tỷ. “Đây là một bước đột phá mạnh mẽ vào tư duy giấy tờ, quan liêu kiểu cũ để tạo lập nền tảng cho những bước phát triển mới của CPĐT”, ông Dũng nhấn mạnh.

Chỉ hơn 3 tháng kể từ ngày khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, ngày 24/6/2019, hệ thống e-Cabinet chính thức được khai trương và đưa vào hoạt động với mục tiêu tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, giảm thời gian, tăng tính kịp thời, hiệu quả trong xử lý công việc.

Phát biểu tại Lễ khai trương hệ thống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc xây dựng CPĐT là xu thế tất yếu, không ngoại trừ quốc gia nào, đồng thời nêu rõ: “Chúng ta muốn xây dựng thành công nền kinh tế số và xã hội số thì trước tiên chúng ta phải có Chính phủ số mà khởi đầu là e-Cabinet”. 

Phải có đội ngũ đủ sẵn sàng

Dù quyết tâm cao, hành động quyết liệt, tuy nhiên thực hiện CPĐT không phải không có vướng mắc, bất cập. Đó là vẫn thiếu hành lang pháp lý để quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu; nhiều ứng dụng CNTT còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương...

“Chuyển sang một phương thức làm việc mới thì bao giờ cũng có nhiều điểm bỡ ngỡ, có khi còn e ngại và thấy khó khăn… Tuy nhiên, chúng ta phải quyết tâm làm cho được CPĐT”, Thủ tướng nói.

Các địa phương đã bắt đầu triển khai nền tảng chính quyền điện tử

Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP), việc triển khai CPĐT đã đạt nhiều kết quả nổi bật.

Các địa phương đã bắt đầu triển khai nền tảng chính quyền điện tử, hoàn thành việc kết nối với Trục liên thông văn bản Quốc gia theo hướng dẫn của VPCP để triển khai gửi, nhận văn bản điện tử.

Từ ngày 12/3 - 20/8/2019, đã có hơn 86.000 văn bản gửi và hơn 263.000 văn bản nhận qua trục liên thông. Đáng chú ý, hầu hết trong số 353 thủ tục hành chính đã được các địa phương triển khai cung cấp trực tuyến theo quyết định của Thủ tướng, 91 thủ tục đang được các địa phương triển khai…

Một số địa phương có số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 khá cao.

Đưa ra thông điệp này, Thủ tướng muốn các thành viên Chính phủ cũng như lãnh đạo các cơ quan chính quyền các cấp cần quán triệt tinh thần tiên phong, quyết liệt nhập cuộc, đổi mới mạnh mẽ. Điều đó cũng có nghĩa, muốn có Chính phủ 4.0  thì không thể thiếu cán bộ 4.0. Bản thân mỗi cán bộ phải không ngừng học hỏi và tự đổi mới chính mình để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 

Điều này một lần nữa được Nghị quyết 52 yêu cầu cụ thể: “Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư; chuẩn hoá và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp”.

Đặc biệt, thời gian gần đây, trong các cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về triển khai CPĐT và cải cách thủ tục hành chính, ông Dũng đã nhiều lần nhắc nhở khi không ít cán bộ, công chức vẫn còn muốn giữ thói quen làm việc giấy tờ và đưa ra nhiều lý do để chần chừ trong ứng dụng CNTT. Chính vì thế ông Dũng cho rằng, cải cách đầu tiên phải thay đổi là tư duy, nhận thức của mỗi cán bộ, công chức nhà nước.  

Mới đây, tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Ngày hôm nay chúng ta đã dự kiến là thay đổi những mô hình kinh doanh mới, ngành nghề mới, nhưng đó là ngày hôm nay; còn ngày mai, với những dự báo của chúng ta ngày hôm nay chưa chắc đã đúng. Vậy thì cuối cùng phải có con người để sẵn sàng tận dụng được các thời cơ, tránh những rủi ro và đặc biệt là để sẵn sàng thích ứng, có những giải pháp linh hoạt để thay đổi mà ngày hôm nay chúng ta không lường được”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: “Các đồng chí nói đến công nghệ  rất quan trọng, nói đến thể chế rất quyết định, nhưng con người là quyết định nhất. Cho nên chúng ta phải có một đội ngũ đủ sẵn sàng để tiếp cận, nắm bắt, vận dụng chuyển giao và đi trước một số lĩnh vực”. 

“Sẽ có Luật về Chính phủ điện tử”

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư: 

Đảng ta xác định CMCN lần thứ 4 yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Đặc biệt Đảng đề nghị cần phải có cách tiếp cận  mở, sáng tạo và mạnh dạn cho làm thí điểm. Đây là một điểm hết sức mới và hết sức mạnh mẽ.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn có tư duy quản lý theo lối mòn, tức là cái gì không quản lý được thì cấm, thế thì làm gì còn đổi mới sáng tạo và nói đến cùng là không thể có CMCN 4.0. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục với tư duy như thế trong quản lý kinh tế và xã hội thì chính chúng ta sẽ đứng lại, trong khi cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tràn qua và chúng ta sẽ lại là người đến sau.

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:

Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng hiện nay là đang tập trung cho việc hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ. Chúng ta rất cần những nghị định quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu; về bảo mật thông tin cá nhân và các nghị định liên quan đến hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật An ninh mạng… Chúng ta cũng sẽ đề xuất các cơ quan có thẩm quyền để sớm có Luật về CPĐT.

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.