Bữa trưa đặc biệt ở Lincoln’s Inn

(PLVN) - Thật khó có thể tả lại cảm giác phấn khích xen lẫn căng thẳng của chúng tôi khi lần đầu được dùng bữa trưa nghi thức tại Đại lễ đường của  Lincoln’s Inn, một trong 4 địa chỉ đào tạo thẩm phán, luật sư lâu đời và uy tín nhất nước Anh. Phải rất đặc biệt, Đoàn cán bộ của Bộ Tư pháp Việt Nam mới được bố trí để trải nghiệm cảm giác của các luật sư khi hoà mình vào không gian lộng lẫy nhưng trầm mặc của khu Hội quán ra đời từ thế kỷ XV và giữ mãi sự lịch lãm cho tới ngày nay.

Sáng ngày 17/7, theo lịch, Đoàn cán bộ Bộ Tư pháp Việt Nam có buổi toạ đàm tại 9 Stone Buildings Barristers’ Chamber thuộc Lincoln’s Inn nằm trên phố Holborn.

Đón Đoàn từ cổng là Trạng sư Cecilia Xu Lindsey, một người thật nhanh nhẹn, có giọng nói rộn ràng, đầy uy lực. Trạng sư Cecilia Xu Lindsey bày tỏ sự hân hạnh khi được đón tiếp chúng tôi nhưng cũng không quên bật mí rằng chúng tôi đang đứng ở một nơi rất đặc biệt ở London, đó chính là Lincoln’s Inn.

Trạng sư Cecilia Xu Lindsey có giọng nói rộn ràng, đầy uy lực
Trạng sư Cecilia Xu Lindsey có giọng nói rộn ràng, đầy uy lực 

Sau phần thuyết trình đầy thuyết phục của ông Alan Austin, Lục sự cấp cao của 9 Stone Buildings Barristers’ Chamber và ông Johnathan đến từ Bộ Tư pháp Anh về hệ thống pháp lý của Anh, vai trò của hệ thống trong Tố tụng trọng tài cũng như chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp đối với trọng tài tại Anh và Xứ Wales …chúng tôi được nghe Trạng sư Cecilia Xu Lindsey và Luật sư Michael Ashe giới thiệu thêm về cách thức hoạt động của các Chamber (Phòng làm việc) của các Luật sư tại Anh.

Ông Alan Austin, Lục sự cấp cao của 9 Stone Buildings Barristers’ Chamber nói về vai trò của các luật sư trong Tố tụng trọng tài
Ông Alan Austin, Lục sự cấp cao của 9 Stone Buildings Barristers’ Chamber nói về vai trò của các luật sư trong Tố tụng trọng tài 

Thật thú vị khi các Luật sư danh tiếng của Anh không mở công ty mà ngồi lại với nhau, cùng thuê các Chamber làm nơi làm việc nhưng lại hoạt động một cách độc lập.

Luật sư Michael Ashe cũng không quên giới thiệu với chúng tôi một số vụ việc nổi tiếng mà các luật sư của 9 Stone Buildings Barristers’ Chamber đã từng tham gia thành công với giọng nói đầy tự hào.

Ngay khi buổi toạ đàm kết thúc với cảm giác rất hài lòng của cả chủ và khách thì chúng tôi nhận được thêm một thông tin bất ngờ, đó là bữa trưa ở Lincoln’s Inn đã được thu xếp để chào đón chúng tôi.

Đoàn cán bộ Bộ Tư pháp Việt Nam do bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật làm Trưởng đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng các Luật sư của 9 Stone Buildings Barristers’ Chamber
Đoàn cán bộ Bộ Tư pháp Việt Nam do bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật làm Trưởng đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng các Luật sư của 9 Stone Buildings Barristers’ Chamber 

Thú thực, ban đầu, chúng tôi cứ tưởng mình đang lạc vào không gian của một lâu đài hay một khu nhà thờ cổ rộng lớn nào đó chứ không nghĩ mình đang đứng giữa một Hội quán rộng tới 4,5ha với nhiều toà nhà bằng đá là nơi đào tạo các luật sư, thẩm phán, khu nhà ở của các luật sư  được bao quanh bởi một bức tường gạch ngăn cách với khu phố, một quảng trường lớn với bãi cỏ hình vuông xanh ngút mắt, một thư viện và nhà nguyện cổ kính. Và đặc biệt là Đại lễ đường được xây dựng lại vào thế kỷ 19 thay thế cho Đại lễ đường cũ có từ thế kỷ XV, được đích thân Nữ hoàng Victoria khai trương, là nơi vừa để tổ chức hội họp, hoà nhạc vừa là nơi để các luật sư, thẩm phán dùng bữa trưa như một nghi thức truyền thống lâu đời ở Lincoln’s Inn.

Một cổng vào Lincoln's Inn
Một cổng vào Lincoln's Inn

Người ta kể lại rằng, các luật sư ở Anh chịu sự quản lý của các tổ chức luật sư, gọi là Inns of Court và Law Society. Inns of Court hình thành từ đầu thế kỷ 14, có thư viện luật và là nơi mở các khoá đào tạo cho những người muốn trở thành luật sư biện hộ. Thời Trung cổ, các sinh viên luật đến London để học và thực tập bên cạnh các thẩm phán tại Toà án cấp cao đã ăn, ngủ tại Inns of Court – thực ra là khu ăn ở của các luật gia trong Toà án.

Mỗi Inn of Court có một nhà thờ, một thư viện và một đại sảnh – nơi mọi người ăn uống khi đến bữa, đồng thời cũng là nơi hội họp và giảng dạy về thực tiễn. Người muốn trở thành luật sư biện hộ phải là một khoá sinh của Inn of Court để được đào tạo và phải thi đỗ trong kỳ thi công nhận luật sư biện hộ. Thời gian đào tạo ở các Inn of Court được đo bằng các “kỳ ăn trưa” thường kéo dài khoảng 3 tuần tuỳ Inn of Court quy định.

Thư viện trong khuôn viên Lincoln’s Inn
Thư viện trong khuôn viên Lincoln’s Inn 

Thông thường mỗi năm có khoảng 4 “kỳ ăn trưa” để đào tạo các khoá sinh. Trong mỗi “kỳ ăn trưa”, khoá sinh phải ăn trưa ít nhất ba lần trong đại sảnh của Inn of Court. Để trở thành luật sư biện hộ, khoá sinh phải trải qua ít nhất tám “kỳ ăn trưa”. Thời xưa, các bữa ăn trưa được coi là để giảm bớt khoảng cách giữa các luật sư biện hộ chính thức và các khóa sinh, còn ngày nay ở Anh việc ăn trưa cùng để đào tạo phần nhiều mang tính chất nghi lễ.

Và chúng tôi, các cán bộ đến từ Bộ Tư pháp Việt Nam, sẽ được bố trí để trải nghiệm cảm giác nghi lễ đó ở chính Đại lễ đường của Lincoln’s Inn.

Một góc bãi cỏ bên những Toà nhà cổ kính trong Lincoln’s Inn
Một góc bãi cỏ bên những Toà nhà cổ kính trong Lincoln’s Inn 
Đại lễ đường của Lincoln’s Inn nhìn từ bên ngoài
Đại lễ đường của Lincoln’s Inn nhìn từ bên ngoài  

Với một phong thái rất trang trọng khi dẫn chúng tôi ngang qua bức tranh Nữ hoàng Victoria khai trương Đại lễ đường mới vào ngày 30/10/1845, Trạng sư Cecilia Xu Lindsey dặn chúng tôi tuyệt đối không được dùng điện thoại, không được chụp ảnh hay nói to trong bữa trưa vì đó là quy định chung ở Lincoln’s Inn.

Bữa trưa trong Đại lễ đường ở Lincoln’s Inn
Bữa trưa trong Đại lễ đường ở Lincoln’s Inn 

Một rắc rối nho nhỏ đã xảy ra khi Lincoln’s Inn quy định mỗi thành viên của Lincoln’s Inn chỉ được mời tối đa 3 thành viên đến ăn trưa ở Đại Lễ đường nhưng đoàn chúng tôi lại có tới 12 thành viên.

Trạng sư Cecilia Xu Lindsey phải nhắc lại chương trình công tác của Đoàn với 9 Stone Buildings Barristers’ Chamber cho người quản lý nhà hàng của Đại lễ đường trước khi chúng tôi được niềm nở phục vụ bữa trưa khá đặc biệt này.

Dùng bữa trưa để cùng đào tạo ở Lincoln’s Inn ngày nay chỉ mang tính chất nghi thức
Dùng bữa trưa để cùng đào tạo ở Lincoln’s Inn ngày nay chỉ mang tính chất nghi thức 

Khác với không khí trang trọng mà chúng tôi cảm nhận được, đồ ăn cho bữa trưa ở Lincoln’s Inn không quá cầu kỳ hay đắt đỏ. Thực khách có thể chọn món súp tỏi khai vị với giá 1,7 bảng Anh rồi dùng món chính là cá vược với giá 6,8 bảng. Bạn cũng có thể chọn một suất bò bít tết được phục vụ với giá 8 bảng hay một đĩa trứng tráng với giá 4 bảng trước khi chọn món tráng miệng với giá 2,5 bảng…

Không khí trang trọng nhưng đồ ăn ở Lincoln’s Inn không quá cầu kỳ hay đắt đỏ
Không khí trang trọng nhưng đồ ăn ở Lincoln’s Inn không quá cầu kỳ hay đắt đỏ 

Chỉ có điều, ngồi dưới mái vòm của Đại lễ đường ở Lincoln’s Inn, ngắm những bức tranh lộng lẫy, những gương mặt trang trọng của các luật sư, thẩm phán nước Anh và dùng bữa trưa, cách cầm nĩa, cầm dao của bạn phải được hướng dẫn như các quý ông thực thụ.

Bên trong Đại lễ đường - nơi có những bức tranh quý giá được trưng bày dưới mái vòm lộng lẫy
Bên trong Đại lễ đường - nơi có những bức tranh quý giá được trưng bày dưới mái vòm lộng lẫy 

Và với tôi, tôi vẫn còn vẹn nguyên một cảm giác vừa may mắn, vừa căng thẳng khi một lần được dùng bữa ở Lincoln’s Inn.

Đọc thêm

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.