Bộ Y tế mở 3 gói thầu với 528 loại thuốc, giá trị gần 9.000 tỷ đồng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) vừa mở hồ sơ đề xuất tài chính các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung quốc gia giai đoạn 2022-2023 với 528 sản phẩm. Tổng giá trị các gói thầu là 8.890 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 7/2022 sẽ công bố kết quả lựa chọn nhà thầu.

Ông Lê Thanh Dũng, Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, có 3 gói thầu gồm: Gói thầu số 1 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Bắc giai đoạn 2022-2023 gồm 46 nhà thầu có sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tiếp tục được mở hồ sơ đề xuất tài chính.

Gói thầu số 2 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Trung và khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2022-2023 gồm 45 nhà thầu có sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiếp tục được mở hồ sơ đề xuất tài chính.

Gói thầu số 3 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Nam giai đoạn 2022-2023 gồm 45 nhà thầu có sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tiếp tục được mở hồ sơ đề xuất tài chính.

Trong đợt đấu thầu tập trung thuốc cấp quốc gia năm nay, đại diện Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia cho biết, có tăng về số lượng thuốc và giá thuốc ở tất cả các vùng miền.

Trước đó để đảm bảo đủ thuốc trong khi Trung tâm chưa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu, ngày 24/11/2021, Trung tâm có Văn bản số 580/TTMS-NVD đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, cơ quan y tế các bộ, ngành hướng dẫn cơ sở y tế trực thuộc và đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm chủ động mua sắm theo Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BYT.

Cũng theo Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia, tại Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị phải tham khảo giá thuốc trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế, đơn vị mua sắm tập trung do Cục Quản lý Dược công bố trên trang Thông tin điện tử để làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc theo nguyên tắc: Giá kế hoạch của từng thuốc không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất của thuốc đó trong mỗi nhóm tiêu chí kỹ thuật đã được công bố.

Điều này được hiểu là các thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ hàm lượng và cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật trong vòng 12 tháng thường có một giải giá trúng thầu do các cơ sở mua với số lượng khác nhau, trúng thầu tại các thời điểm khác nhau. Các kết quả này sẽ được công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược. Theo đó, các cơ sở thực hiện đấu thầu sẽ phải tham khảo giải giá trúng thầu trong vòng 12 tháng trước đó trên phạm vi cả nước và không được vượt giá cao nhất trên toàn quốc, không có quy định cơ sở y tế phải tham khảo giá trúng thầu năm trước của chính cơ sở y tế đó.

Ngoài ra, Thông tư 15/2019/TT-BYT cũng quy định đối với những thuốc có giá tại thời điểm lập kế hoạch cao hơn giá trúng thầu được Cục Quản lý Dược công bố trong vòng 12 tháng trước đó, cơ sở y tế phải tham khảo báo giá hoặc hóa đơn bán hàng của ít nhất 3 đơn vị cung cấp trên thị trường tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, các Hội đồng đấu thầu thường không áp dụng quy định này do e ngại rủi ro, vướng mắc trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát và thanh toán sau khi sử dụng kết quả trúng thầu.

Tiếp theo đó, ngày 28/04/2022, Trung tâm tiếp tục có Văn bản số 204/TTMS-NVD nhắc lại nội dung của Văn bản số 580/TTMS-NVD nêu trên.

Cụ thể, các đơn vị chủ động mua thuốc đối với danh mục thuốc cấp quốc gia với thời gian sử dụng thuốc không quá 12 tháng. Như vậy, có thể phải đến tháng 11/2022 hoặc sau thời gian đó, việc thiếu thuốc tại các cơ sở y tế có thể bị ảnh hưởng từ kết quả đấu thầu thuốc quốc gia.

Các thuốc trong danh mục thuốc đấu thầu cấp quốc gia là những thuốc có chi phí lớn và thuốc có số lượng sử dụng nhiều (như thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc điều trị ung thư…), nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác đấu thầu tập trung và đưa giá thuốc về mức hợp lý...

Về công tác đấu thầu mua sắm thuốc, ông Lê Thanh Dũng cho biết Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia cũng đã gửi thư đàm phán giá lần 1 với 62 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn.

Liên quan đến công tác đấu thầu thuốc, trong văn bản về việc bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các đơn vị trực thuộc Bộ và Y tế các bộ, ngành mới đây, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị phải chủ động tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ, xử lý tình huống theo thẩm quyền, tuân thủ đúng quy định và các văn bản hướng dẫn hiện hành về công tác đấu thầu.

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống bệnh dịch.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia khẩn trương hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục đàm phán giá đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Trường hợp cần thiết, căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, Trung tâm tiếp tục có văn bản thông báo để các cơ sở y tế có đủ căn cứ xác định nhu cầu, số lượng, thời gian thực hiện hợp đồng, bảo đảm đúng quy định.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.