Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN(ASLOM) lần thứ 20

Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN(ASLOM) lần thứ 20
(PLVN) -Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN (ALAWMM) lần thứ 11 (27/10/2021), trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trong khu vực ASEAN, Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 20 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 25-27/10/2021.

Tham dự Hội nghị có các đoàn đại biểu của 10 nước thành viên ASEAN và đại diện Ban Thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn, với sự tham gia của đại diện Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Hội Luật gia Việt Nam.

Trong bài phát biểu của mình, Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao sự chủ động, tích cực của ASLOM trong việc duy trì triển khai các hoạt động hợp tác pháp luật và tư pháp ASEAN trong khuôn khổ ALAWMM/ASLOM, trong đó có việc thành lập và tổ chức cuộc họp đầu tiên của Nhóm Công tác ASLOM về Xây dựng Hiệp định ASEAN về dẫn độ; tiếp tục đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về các nội dung thuộc mối quan tâm chung của các bên trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp thông qua việc tổ chức các toạ đàm, Diễn đàn Pháp luật ASEAN.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Hữu Huyên.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Hữu Huyên.

Đồng thời đánh giá cao sự tham gia tích cực của ASLOM trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên ngành khác của ASEAN nhằm thảo luận, xử lý các vấn đề liên ngành, liên trụ cột; bày tỏ hy vọng rằng tại các hội nghị tham vấn giữa ASLOM với Nhật Bản và ASLOM với Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế (HccH) lần đầu tiên được tổ chức bên lề ASLOM 20, các nước ASEAN sẽ cùng nỗ lực để thảo luận, hướng tới việc thống nhất các hoạt động hợp tác cụ thể với Nhật Bản và HccH phù hợp với lợi ích chung của ASEAN, ALAWMM/ASLOM, cũng như của mỗi quốc gia thành viên ASEAN.

Tại Hội nghị, các nước ASEAN đã tích cực thảo luận, trao đổi về một số nội dung chính của Hội nghị. Cụ thể là, rà soát kết quả thực hiện các sáng kiến/đề xuất đã được thông qua từ các kỳ ALAWMM trước bao gồm: nhóm nội dung về thông tin pháp luật (tổ chức các diễn đàn pháp luật ASEAN, Chương trình đào tạo cán bộ pháp luật ASEAN, cơ quan đầu mối thông tin pháp luật ASEAN…); nhóm nội dung về tư pháp hình sự (xây dựng Hiệp định ASEAN về dẫn độ, nghiên cứu khả năng xây dựng Công ước ASEAN về chuyển giao người bị kết án phạt tù, tổ chức Hội nghị ASEAN về Phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự (ACCPCJ).

Nhóm nội dung về pháp luật dân sự, thương mại (sáng kiến của Việt Nam về tăng cường tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại, hài hoà hoá pháp luật thương mại trong ASEAN, tự do hoá các nghề pháp lý trong ASEAN); phối hợp với Hội Luật gia ASEAN.

Hội nghị đã đánh giá cao những nỗ lực của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc đề xuất, phối hợp thực hiện nhiều sáng kiến trong hợp tác pháp luật và tư pháp đã được thông qua từ các kỳ ALAWMM trước đây và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Kết thúc Hội nghị, các nước ASEAN đã thống nhất các nội dung của Thông cáo báo chí để trình ALAWMM 11 xem xét thông qua.

Kết thúc Hội nghị, các nước ASEAN đã thống nhất các nội dung của Thông cáo báo chí để trình ALAWMM 11 xem xét thông qua.

Bên cạnh đó, xem xét các sáng kiến/đề xuất mới của các nước ASEAN: Đề xuất của Indonesia về việc thành lập Nhóm Công tác thuộc ASLOM nhằm tăng cường sự bảo vệ quyền của ngư dân; Đề xuất của Malaysia về “Tiếp cận công lý trong bối cảnh dịch bệnh”; đề xuất của Thái Lan về “Xây dựng Tuyên bố ASEAN về nâng cao nhạy cảm giới trong việc đối xử đối với tù nhân và tội phạm là nữ giới tại ASEAN” và “Xây dựng Tuyên bố ASEAN về phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự”.

Tổ chức tham vấn về hợp tác pháp luật giữa ASLOM với Nhật Bản và Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HccH). Về cơ bản, các nước ASEAN bày tỏ sự nhất trí và ủng hộ với các đề xuất hợp tác với ASLOM của Nhật Bản và HccH, đồng thời thống nhất sẽ tiếp tục nghiên cứu, trao đổi sâu hơn về các hoạt động cụ thể trong thời gian tới.

Vụ Hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục thông tin về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN (ALAWMM) lần thứ 11 (27/10/2021).

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.