Bộ trưởng TN&MT: Ô nhiễm đã chạm ngưỡng chịu tải môi trường

Nhiều TP lớn của Việt Nam đang đối diện với nạn ô nhiễm không khí
Nhiều TP lớn của Việt Nam đang đối diện với nạn ô nhiễm không khí
(PLVN) - Mới đây, trả lời báo chí câu hỏi những thách thức nào ngành TN&MT phải đối mặt trong thời gian tới, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đã chỉ ra một số vấn đề.

Trước hết, theo ông Hà, vẫn còn những xung đột trong các quy định pháp luật về đất đai, đầu tư, đấu thầu, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản, bảo vệ môi trường, quản lý tài sản công dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực thi ở địa phương.

Nhu cầu về tài nguyên cho phát triển ngày càng tăng trong khi khả năng cung ứng là hạn chế và đang bị suy giảm, suy thoái nhất là tài nguyên nước, đất đòi hỏi phải tính toán, quy hoạch, sử dụng hợp lý cho các nhu cầu, gắn với nâng cao hiệu quả, đảm bảo trước mắt và lâu dài.

“Mặt khác, tôi cho rằng, ô nhiễm do tác động tích luỹ từ quá trình phát triển đã chạm ngưỡng chịu tải của môi trường. Có thể lấy ví dụ, lượng phát thải ra môi trường ngày càng tăng, riêng chất thải rắn trung bình mỗi năm tăng từ 10 - 16%, trong khi đó, tỉ lệ được tái chế còn thấp; chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có xu hướng giảm, nhất là tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm. Lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ ra các lưu vực còn  rất lớn, trong đó mới chỉ 20% được thu gom xử lý. Năm 2019, nhiều sự cố về môi trường phát sinh trên thực tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh”, ông Hà nói.

Theo ông Hà, hiện nay, các nước trên thế giới ngày càng chú trọng đến hàng rào kỹ thuật về môi trường, trong khi nền kinh tế của Việt Nam lại có độ mở lớn, nguy cơ chuyển dịch công nghệ lạc hậu, kém thân thiện của các quốc gia phát triển sang là rất cao nếu chúng ta không có các hàng rào kỹ thuật hữu hiệu.

Trong khi đó, biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai đang diễn biến nhanh. Tháng 6 năm 2019 là tháng 6 nóng nhất kể từ khi loài người bắt đầu ghi nhận số liệu thời tiết kể từ năm 1800. Các tác động dài hạn đã được cảnh báo, nhận diện, tuy nhiên những tác động ngắn hạn là khó lường, khó dự báo do tính thất thường, cực đoan. Tình trạng thiếu nước sẽ xảy ra ở ngay cả khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Về vấn đề chống ô nhiễm rác thải nhựa đối với đại dương, ông Hà cho biết Bộ TN&MT đã đề xuất xây dựng một Trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ được coi là một diễn đàn khu vực để cùng chia sẻ kiến thức và thông tin liên quan đến rác thải nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa; xây dựng công cụ và chính sách mới liên quan đến rác thải nhựa; đồng thời, sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức cho nhà sản xuất và người tiêu dùng; nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc ngăn chặn ô nhiễm rác thải biển…

Theo ông Hà, năm 2020, ngành TN&MT sẽ tập trung để hoàn thành hai mục tiêu lớn là “về đích” hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn bị nền tảng cho các mục tiêu dài hạn hơn đến năm 2030, 2045.

Trước hết, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường để tiếp cận, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế; khuyến khích, thúc đẩy ngành công nghiệp môi trường, từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn; đưa công tác bảo vệ môi trường (BVMT) sang giai đoạn mới. 

Bên cạnh đó, ngành TN&MT sẽ tập trung lập các quy hoạch quốc gia và quy hoạch ngành để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới. Khắc phục tình trạng chậm phê duyệt, thiếu đồng bộ, thiếu khả thi, không sát với thực tiễn; đảm bảo các định hướng lớn, định hình không gian phát triển của đất nước với tầm nhìn dài hạn. Cân đối, phân bổ hợp lý cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng nhu cầu phát triển, BVMT sinh thái, ứng phó với BĐKH; đảm bảo tính thống nhất, tích hợp các quy hoạch, kết nối theo không gian lãnh thổ, giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương. 

Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chủ động mặt bằng cho triển khai các dự án đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Rà soát và công bố công khai các dự án vi phạm, kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

Tạo chuyển biến căn bản, chủ động trong công tác quản lý, BVMT. Thực hiện phân vùng môi trường trong quy hoạch để định hướng đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, phù hợp với ngưỡng chịu tải của môi trường. Triển khai các giải pháp đồng bộ để xử lý, tái chế rác thải đảm bảo tối ưu về kinh tế, an toàn về xã hội và môi trường. Triển khai Kế hoạch hành động quản lý chất lượng không khí; thúc đẩy thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm các nguồn nước mặt, đảm bảo tỉ lệ KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động.

Năm 2019, Bộ TN&MT đã trình ban hành các chính sách tháo gỡ ngay những vướng mắc về quy hoạch đất đai, khoáng sản, biển và hải đảo để tiếp tục khơi thông, thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài nguyên cho phát triển. Thiết lập hành lang pháp lý cho thống nhất quản lý đo đạc bản đồ; chuyển đổi phương thức quản lý môi trường theo hướng chủ động phòng ngừa từ xa, từ sớm các nguy cơ ô nhiễm, sàng lọc lựa chọn các ngành nghề, dự án có công nghệ cao, thân thiện với môi trường... 

Từng bước xây dựng hạ tầng để triển khai Chính phủ điện tử, điều hành thông minh và phát triển kinh tế số, đưa vận hành hệ thống trạm định vị vệ tinh với độ chính xác cao; xây dựng hệ thống thông tin địa lý, cơ sở dữ liệu đất đai, viễn thám tích hợp, kết nối, liên thông với các ngành. Là ngành đầu tiên ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0. 

Các nguồn tài nguyên được phát huy cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ cấu sử dụng đất được chuyển dịch, đảm bảo yêu cầu về mặt bằng cho phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, hiệu quả sử dụng đất được nâng cao. Tình trạng lãng phí, vi phạm pháp luật về đất đai được giải quyết, xử lý hơn 1.300 dự án chậm triển khai với diện tích hơn 18.000 ha; hoàn thành giai đoạn 1 sắp xếp đất đai của các nông, lâm trường. Nhiều khu vực có tiềm năng khoáng sản, giá trị địa chất đã được phát hiện, được chuyển hóa thành nguồn lực, đưa ngành khai khoáng tăng trưởng trở lại.

Đặc biệt, nguồn thu từ tài nguyên đạt cao nhất trong nhiều năm qua, trong đó thu từ đất đến 25/12 đã đạt trên 172 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 11% thu ngân sách nội địa; phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đến nay đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng, trong đó số thu năm 2019 là hơn 1 nghìn tỷ đồng; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được phê duyệt của cả nước là hơn 50 nghìn tỷ đồng.

Bốn là, công tác quản lý, BVMT đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động. Chủ động kiểm soát, phòng ngừa, thiết lập hơn 600 trạm quan trắc tự động ở các dự án có nguy cơ cao ô nhiễm để hoạt động an toàn, hiệu quả đóng góp cho tăng trưởng. Xác định các giải pháp tổng thể, đồng bộ để quản lý chất thải rắn, rác thải nhựa; kiểm soát chặt chẽ phế liệu nhập khẩu. Triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm không khí; BVMT lưu vực sông. Đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để của các cơ sở, làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều địa phương đã kiên quyết không tiếp nhận các dự án có công nghệ lạc hậu, nhà máy dệt nhuộm ở khu vực nguồn nước sinh hoạt. 2019 cũng là năm có nhiều nhất Vườn quốc gia được Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công nhận.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.