Bộ GD&ĐT nói gì về phổ điểm “lạ” môn Tiếng Anh?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phổ điểm môn Tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 xuất hiện 2 đỉnh và dường như là phép cộng của 2 phổ điểm chuẩn. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã giải thích về điểm “lạ” trong phổ điểm môn này.

Bộ GD&ĐT vừa công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1, đồng thời phân tích chi tiết phổ điểm các môn. Điểm "lạ" trong phổ điểm môn Tiếng Anh là xuất hiện 2 đỉnh và dường như là phép cộng của 2 phổ điểm chuẩn. Một phổ điểm ứng với vùng có số điểm thấp, một phổ điểm ứng với vùng có số điểm cao hơn.

Trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho rằng, phổ điểm môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của cả nước khá đồng dạng với phổ điểm thi tiếng Anh của một số tỉnh thành phố lớn vốn có sự khác biệt rõ về điều kiện dạy học, nhất là điều kiện dạy học môn ngoại ngữ giữa các quận, huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

Để có cách nhìn toàn diện, chính xác với phổ điểm môn Tiếng Anh, Bộ GD&ĐT đã phân tích phổ điểm của từng nhóm thí sinh ở các vùng miền khó khăn và vùng miền có điều kiện dạy học thuận lợi.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT).

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT).

Đối với nhóm thí sinh thuộc vùng miền khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…, đặc biệt 2 năm qua bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, các em phải học trực tuyến khiến việc học ngoại ngữ bằng hình thức này có những thiệt thòi nhất định. Kết quả phân tích phổ điểm của nhóm thí sinh thuộc vùng miền này cho thấy, điểm trung bình thấp hơn nhưng dạng phổ điểm gần với phân bố chuẩn.

Tương tự phân tích với nhóm thí sinh ở vùng có điều kiện thuận lợi hơn, kết quả điểm trung bình tốt hơn, có nhiều điểm cao hơn và phổ điểm cũng gần với phân bố chuẩn.

Từ việc phân tích như vậy cho thấy rằng đề thi môn tiếng Anh năm nay đã phản ánh khách quan kết quả học tập của thí sinh, cũng như phản ánh trung thực điều kiện dạy học của các nhà trường là khác nhau, đặc biệt giữa các nhà trường ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn.

Ngoài ra, chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ trong trường phổ thông thời gian gần đây đang được chú trọng, đầu tư hơn, xu hướng đổi mới dạy học ngoại ngữ những năm gần đây đã thu hút nhiều học sinh đầu tư vào học tiếng Anh. Số lượng học sinh dùng điểm thi môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển vào các trường đại học khá nhiều, trong đó có cả trường top cao.

Phổ điểm môn Tiếng Anh.

Phổ điểm môn Tiếng Anh.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều học sinh phấn đấu để đạt được chứng chỉ ngoại ngữ uy tín để sử dụng tuyển sinh trong nước và du học nước ngoài. Điều này dẫn đến có nhiều học sinh đạt kết quả cao môn Ngoại ngữ trong kỳ thi năm nay.

Đối với môn GDCD, năm nay, môn thi này tiếp tục nhận “mưa” điểm 10. Theo ông Mai Văn Trinh cho rằng, trong nhiều năm qua, đổi mới giáo dục trong các nhà trường phổ thông đã được triển khai theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực học sinh; công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật trong các nhà trường cũng được quan tâm và nâng cao.

Bên cạnh các chương trình giáo dục trong nhà trường, còn có các chương trình, dự án hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho các em.

Thêm nữa, định hướng ra đề thi môn GDCD những năm gần đây và năm 2021 không đặt nặng vào việc yêu cầu học sinh phải ghi nhớ máy móc hoặc học thuộc lòng, mà tăng cường các câu hỏi có tính chất vận dụng pháp luật, câu hỏi gắn liền với đạo đức lối sống, những gì diễn ra trong đời sống xã hội hằng ngày, thậm chí trong quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình.

Đánh giá tổng quan về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Mai Văn Trinh cho rằng, nhìn một cách khái quát thì phổ điểm của phần lớn các môn thi trong đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 về cơ bản gần với phân bố chuẩn.

So với năm 2020, các thông số thống kê cơ bản của các phổ điểm thi năm nay không thay đổi nhiều. Điều này nói lên kỳ thi cơ bản ổn định. Qua phân tích phổ điểm cho thấy, đề thi đã bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với mục tiêu của kỳ thi là tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có độ phân hoá phù hợp.

Đi sâu vào phân tích phổ điểm của từng địa phương, vùng miền, cho thấy kết quả điểm thi phản ánh khách quan chất lượng dạy học của các địa phương, vùng miền. Cụ thể, những địa phương, vùng miền có truyền thống học tập, điều kiện dạy học tốt thì kết quả thi cao hơn, các địa phương, vùng miền có điều kiện khó khăn hơn, thì kết quả học tập thể hiện qua kết quả điểm thi cũng thấp hơn.

Ông Mai Văn Trinh cho biết thêm, năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục đối sánh điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với điểm học bạ lớp 12 của thí sinh. Kết quả đối sánh cho thấy, vẫn có sự chênh lệch. Tuy nhiên, so với năm 2020 sự chênh lệch giữa kết quả điểm thi và điểm học bạ đã được thu hẹp.

Ở một số môn của một số điạ phương, kết quả học tập thể hiện trong học bạ khá sát với điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của các địa phương đã có tiến bộ.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?