Bộ Công an nói về các mức xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh

Bộ Công an nói về các mức xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường hợp người biết mình đã bị nhiễm bệnh mà bản thân không khai báo y tế và vẫn tiếp xúc với mọi người khiến dịch bệnh lây lan rộng thì bị xử lý như thế nào?.

Bộ Công an trả lời:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; Quyết định số 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thì bệnh COVID-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh: bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Do đó, đối với hành vi “người biết mình đã bị nhiễm bệnh COVID-19 mà bản thân không khai báo y tế và vẫn tiếp xúc với mọi người khiến dịch bệnh lây lan rộng”, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi che giấu bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, bị xử phạt vi phạm hành chính đến 1.000.000 đồng, cụ thể:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy định về xử lý hình sự

Hành vi làm lây lan dịch bệnh COVID-19 cho người khác có thể bị xử lý trách nhiệm về hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 12 năm tù:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người;

Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

Làm chết người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

Làm chết 02 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên, Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa quy định chi tiết đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người và các trường hợp khác liên quan đến tác nhân là con người làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo điểm c Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Như vậy, để có căn cứ xử lý hình sự đối với người có các hành vi như trên làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người, cơ quan chức năng cần kiến nghị, đề xuất Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số hướng dẫn cụ thể thi hành Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đọc thêm

Có được bỏ qua giai đoạn hòa giải trong ly hôn để rút ngắn thời gian giải quyết?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Trần Thị H (Cao Bằng) hỏi: Vợ chồng tôi sống với nhau được 6 năm nhưng mâu thuẫn gia đình quá lớn, nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Vấn đề về con chung và tài sản chung vợ chồng tôi chưa thỏa thuận được. Theo tôi được biết, thủ tục ly hôn tại Tòa sẽ trải qua giai đoạn hòa giải. Vậy tôi có thể ly hôn mà không tiến hành thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian có được không?

Có hợp lệ khi bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?

Ảnh minh họa. (anninhthudo.vn)
(PLVN) -  Bạn Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) hỏi: Tôi bị sẩy thai nhưng nằm tại cơ sở khám chữa bệnh tư. Khi nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, công ty từ chối với lý do Giấy nghỉ việc có hưởng BHXH phải do cơ sở khám chữa bệnh công lập mới được. Xin hỏi, công ty từ chối hồ sơ của tôi như vậy có đúng quy định không? Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như thế nào mới là hợp lệ?.

Có được yêu cầu người vay trả lãi khi hợp đồng vay không ghi lãi suất?

Ảnh minh họa: lsvn.vn
(PLVN) - Bạn Phạm Thị T (Quảng Ninh) hỏi: Mẹ tôi năm 2010 có vay của bà A 30 triệu đồng. Hợp đồng vay bằng giấy viết tay, không ghi thời gian trả và lãi suất vay. Năm 2012, mẹ tôi đã trả nợ được 15 triệu đồng. Năm 2013 mẹ tôi đi tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù là 17 năm. Tháng 10/2022, bà A đến yêu cầu chúng tôi trả 40 triệu (gồm cả gốc và lãi). Xin hỏi, chúng tôi có phải trả nợ thay cho mẹ không? Nếu chúng tôi cố tình không trả thì bà A có thể khởi kiện chúng tôi ra tòa không? Khi ra tù, mẹ tôi chỉ trả gốc, không trả lãi được không?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Những điều cần biết khi mua đất tái định cư­

Ảnh minh họa. (Nguồn: tuoitrethudo.com.vn)
(PLVN) - Bạn Hoàng Việt (Hà Nội) hỏi: Hiện nay nhiều người dân do thấy giá đất tại các khu tái định cư (TĐC) có giá thành phù hợp nên có ý định mua để đầu tư. Tuy nhiên, đất tại các khu TĐC thường chưa có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy khi mua đất TĐC chưa có sổ đỏ có rủi ro không? Nếu người dân vẫn muốn mua thì có cách nào để giảm bớt rủi ro?

Đối tượng nào phải xin cấp giấy phép môi trường?

Hiện trạng khai thác đá tại một mỏ đá. (Ảnh minh họa - Nguồn: tapchimoitruong.vn)
(PLVN) - Bạn Hồng Duy (Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp tôi khai thác đá từ mỏ đá và vận chuyển về xưởng để cưa, xẻ. Xin hỏi, hoạt động khai thác đá ở mỏ đá hay hoạt động sản xuất đá có phải xin giấy phép môi trường? Nếu có thì điều kiện, thủ tục xin giấy phép được quy định như thế nào?

Rút bảo hiểm xã hội một lần ở địa phương khác có được không?

Người lao động làm thủ tục tại cơ quan bảo hiểm xã hội. (Ảnh minh họa - Nguồn: vietnamnet.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Thành (Vĩnh Phúc) hỏi: Trước đây tôi có làm việc tại một công ty ở Vĩnh Phúc và có quyết định thôi việc từ tháng 11/2021. Xin hỏi, tôi có thể làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được không? Hiện tại hộ khẩu của tôi ở tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng tôi đang ở với con cháu tại Hà Nội. Vậy tôi có thể rút BHXH tại TP Hà Nội được không?

Bồi thường như thế nào đối với trường hợp vô ý gây thiệt hại tài sản khi tham gia giao thông?

Bồi thường như thế nào đối với trường hợp vô ý gây thiệt hại tài sản khi tham gia giao thông?
(PLVN) - Bạn Nguyễn Nga (Nam Định) hỏi: Tôi có điều khiển chiếc xe máy tham gia giao thông nhưng tôi chưa có bằng lái. Khi tôi đang đi đúng làn đường của mình thì có một chiếc xe máy chạy trước không bật đèn xi nhan khiến tôi không kịp xử lý dẫn đến việc đánh lái và va chạm vào 1 chiếc ô tô đang đậu bên đường. Xe ô tô bị hư hỏng cánh xe. Vậy, cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi hay lái xe không xi nhan có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe ô tô hay cả 2 đều phải có trách nhiệm bồi thường?

Xây nhà trên đất nông nghiệp có xin cấp sổ đỏ được không?

Ảnh minh họa. (Nguồn: laodong.vn)
(PLVN) - Bạn Minh Anh (Hải Phòng) hỏi: Năm 2012, tôi có mua một thửa đất nông nghiệp 300m2, chưa làm thủ tục sang tên, sổ đỏ vẫn đứng tên chủ cũ. Tuy nhiên, đến năm 2017 tôi đã xây 1 căn nhà trên đất nông nghiệp đó, hiện nay tôi muốn làm thủ tục xin cấp sổ đỏ thì cán bộ địa chính lại từ chối với lý do không phù hợp với quy hoạch. Vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi cần phải thực hiện những thủ tục gì để xin cấp sổ đỏ trong trường hợp này?

Thủ tục khi đính chính thông tin giấy đăng ký kết hôn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Văn Khánh (Hà Nội) hỏi: Tôi kết hôn năm 2008, nhưng tại thời điểm đó tôi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn (17 tuổi), nên tôi đã cố ý khai gian là 19 tuổi để được đăng ký kết hôn. Nay, tôi muốn làm thủ tục để đính chính lại giấy đăng ký kết hôn. Vậy xin hỏi trong trường hợp này, tôi cần phải thực hiện thủ tục và cung cấp những giấy tờ gì để có thể đính chính giấy đăng ký kết hôn của tôi.

TAND tối cao: Thống nhất áp dụng việc chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi giải quyết một số vụ án tranh chấp việc chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách, một số Tòa án còn có cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau. Vì vậy, TAND tối cao đã công bố án lệ về vấn đề này để áp dụng thống nhất trong hệ thống TAND.

Con cái có được yêu cầu hủy bỏ di chúc của bố, mẹ không?

Con cái có được yêu cầu hủy bỏ di chúc của bố, mẹ không?
(PLVN) - Bạn Anh Tú (Hải Phòng) hỏi: Mẹ của tôi có lập di chúc để cho người cháu được quyền quản lý, sử dụng, làm nơi thờ cúng tổ tiên, không được quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất. Nay mẹ tôi đã mất, người cháu đã đi nước ngoài, không có ai coi quản. Xin hỏi, các anh em trong nhà có được yêu cầu hủy di chúc và chia thừa kế theo pháp luật không? Trình tự, thủ tục như thế nào?

Làm thế nào để chuyển quyền sở hữu chứng khoán trong khi đang chờ giải quyết ly hôn?

Làm thế nào để chuyển quyền sở hữu chứng khoán trong khi đang chờ giải quyết ly hôn?
(PLVN) - Bạn Duy Hải (Hà Giang) hỏi: Trong khi đang chờ Tòa án giải quyết đơn ly hôn, tôi có đầu tư chứng khoán và sinh lời, đối với số chứng khoán này không biết có được tính là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hay không (Hồ sơ ly hôn của tôi đã được thụ lý rồi)? Nếu phải chia thì tôi cần những giấy tờ gì để chuyển quyền sở hữu chứng riêng tôi?