Tai ương trên hòn đá khổng lồ

Ngôi nhà hoang nằm trên tảng đá lớn
Ngôi nhà hoang nằm trên tảng đá lớn
(PLO) - Hàng chục năm nay, nhiều người qua lại tỉnh lộ 611 nối từ QL1A chạy lên huyện Quế Sơn (Quảng Nam) không khỏi thắc mắc khi nhìn một thấy ngôi nhà tọa lạc ở ví trí khá đẹp ngay trên tảng đá to bên đường (thuộc xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn) nhưng bị bỏ hoang không ai dám bén mảng đến. 
Người khởi xướng chuyện xây “nhà lạ” bất ngờ bị bò húc chết
Ngôi nhà với 2 phần tách biệt gồm nơi ở, sinh hoạt và nơi nấu nướng. Nhìn kiểu dáng bên ngoài cho thấy, nơi đây từng có sự đầu tư khá công phu về thiết kế, dù chỉ là ngôi nhà cấp 4. 
Dọc tuyến đường, cả một vùng rộng lớn, ai cũng biết, chủ nhân ngôi nhà là ông Trần Đình Tường (SN 1941, trú xã Quế Thuận), người trong làng thường gọi ông Cả Tường. Điều đặc biệt của ngôi nhà khiến nhiều người chú ý vì nó nằm trên một tảng đá lớn, bằng phẳng, không cần phải làm móng, gia cố khi xây. 
Ở vùng bán sơn địa như Quế Sơn, giữa những cánh đồng hay đồi núi, thường có rất nhiều đá đủ kích cỡ nằm xen kẽ như vậy. Tuy nhiên, chỉ riêng tảng đá nằm trong đám ruộng, ngay mặt đường tỉnh lộ này mới bằng phẳng một cách kỳ lạ, như thể được con người chế tác. 
Nếu tính diện tích, mặt trên hòn đá bằng phẳng đến hơn 50 m2. Người dân thường gọi hòn đá hàng trăm năm tuổi này là “cụ” đá bàn. Trước đây, người dân trong vùng không mấy chú ý đến tảng đá, họ chỉ lợi dụng độ bằng phẳng của đá để phơi sắn, lúa. Từ khi ông Cả Tưởng dắt díu vợ con đến xây nhà trên tảng đá để ở và xảy ra nhiều chuyện lạ, hòn đá mới càng “nổi tiếng”
Chuyện bắt đầu vào năm 2001. Khi ấy, ông Tường có vợ nhưng cứ năm một, bốn cô “công chúa” theo nhau ra đời. Ước mơ có được “thằng cu” nối dõi luôn thôi thúc trong ông. 
Bà vợ cũng hiểu được lòng chồng nên mới đi... xem bói và được phán “phải thay nơi ở”. Về nhà, vợ chồng bàn bạc nhau rồi cùng quyết định rời bỏ căn nhà nằm heo hút trong cánh đồng để đi ra mặt đường sinh sống. Tảng đá trở thành lựa chọn lý tưởng, bởi nó giúp gia đình ông bớt đi rất nhiều chi phí cho làm móng, gia cố bên dưới căn nhà. Trước ý định này, nhiều cao niên trong làng từng khuyên can, bởi không ai lại làm nhà trên đá tự nhiên. 
Vợ chồng ông Tường gạt bỏ ngoài mọi khuyên răn, vay mượn cộng với vốn liếng có được để xây lên căn nhà 2 gian thoáng đãng. Trên hòn đá nhỏ bên cạnh, vợ chồng ông còn xây thêm riêng căn nhà bếp nằm vuông góc với nhà lớn, có không gian nhìn ra đường rất thoáng đãng. 
Thời gian đầu xây nhà, cả nhà và toán thợ xây  khá vất vả, thay người liên tục vì mặt đá tỏa nhiệt khá nóng, vừa làm vừa phải tưới nước. Nhưng về sau căn nhà vẫn hoàn thành như dự định nên ai nấy đều hoan hỉ. 
Chỉ còn 3 ngày nữa là mừng tân gia, vợ ông Tường đi chăn bò ở ngoài đồng, bỗng dưng bò giở chứng, lồng lên nhắm thẳng về phía chủ nhân húc một nhát chí tử. Khi nghe tiếng kêu “ối giờ ơi”, mọi người chạy đến thì nạn nhân đã tắt thở không kịp trối trăn. 
Điều kỳ lạ, con bò cũng chạy một mạch vào núi, gia đình nhiều lần đi tìm vẫn không nhìn thấy. Nhiều nhân chứng kể lại, thời điểm đó trời đang quang đãng, nhưng lúc xảy ra chuyện vợ ông Tường bị bò húc chết, không hiểu sao chỉ trong chốc lát mây đen quần vũ đen kịt, sấm chớp rầm trời. Cái chết của vợ ông Tường bị người mê tín đồn thổi “cụ đá bàn” trừng trị, bởi chính bà đã “khởi xướng” ra việc xây nhà.
Trước đó, người trong làng cũng từng đào những hòn đá nhỏ quanh “cụ” đá bàn đem về nhà xây hòn non bộ nhưng tạo thế mãi vẫn không ra được hình thù. Trong khi những người đi lấy đá còn bỗng dưng bị té ngã, bệnh tật đau ốm một cách rất vô lý.
Ngẫm nghĩ rồi thần hồn nát thần tính, họ đều nghĩ “chắc do “cụ” đá bàn không cho” nên lập tức mang trả về chỗ cũ. Những câu chuyện này rơi vào quên lãng theo thời gian, song sau hành động ngược đời của vợ chồng ông Tường và cái chết của bà vợ, những thông tin này được dịp nhắc lại.
Người trong cuộc “cứng bóng vía” không đầu hàng số phận
Vợ chết, ông Tường vẫn bạo gan dọn đến căn nhà mới. Nhưng ông kể lại, trong lòng lúc nào cũng cảm thấy bất an. Chỉ có mấy ngày cùng các con ở trong nhà mới nhưng không đêm nào mọi người được yên giấc. Lắm lúc cả nhà đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy cùng lúc rồi nhìn nhau khi vừa trải qua giấc mơ bị tra tấn, bị tung lên cao rồi hất văng xuống.
Ông Tường và bà vợ sau giải thích về những tai nạn xảy ra với gia đình mình hoàn toàn không có yếu tố “ma quỷ”
 Ông Tường và bà vợ sau giải thích về những tai nạn xảy ra với gia đình mình hoàn toàn không có yếu tố “ma quỷ”
Sợ hãi, ở đúng 1 tháng, ông cùng các con ôm mọi thứ về lại ngôi nhà cũ cách căn nhà mới khoảng hơn 1 km. Cũng từ đó cho đến nay, căn nhà bị bỏ hoang. Qua thời gian, ngôi nhà xuống cấp, phần mái tôn bị gió bão tốc tả tơi. 
Tai ương vẫn chưa dừng lại. Khi về nhà cũ sinh sống, ông Tường cũng được một người phụ nữ trong huyện, nhỏ hơn cả chục tuổi vì thương cảnh “gà trồng nuôi con” nên đến sống cùng. Nhưng ông đột ngột lên cơn tai biến lúc đang trên đường qua nhà hàng xóm chơi nhân ngày Tết. Người đàn ông đang khỏe mạnh bỗng dưng chịu cảnh liệt giường nằm một chỗ.
Sau một thời gian tích cực chữa trị căn bệnh tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nay ông Tường vẫn phải ngồi, nằm một chỗ. Trong câu chuyện kể, tiếng được tiếng mất do bị méo miệng, ông phải nhờ bà vợ sau Phan Thị Châu (SN 1957) chắp nối giúp. 
Ông cho rằng không mê tín dị đoan, không tin những “chuyện thần thánh”, lúc gia cảnh khó khăn, biết đến khối đá bằng phẳng ở ngay mặt đường quá đẹp, liền xin chính quyền cho xây nhà. Tuy nhiên, vừa xây xong mới vào ở, thì gia đình lại gặp phải chuyện chẳng lành.
“Lúc đó tôi cũng sợ, cũng phải tin. Tuy nhiên, sau này bình tâm trở lại thì thấy không phải như vậy, bởi vợ cũ tôi có tiền sử bệnh tim. Khi đi chăn bò, bất ngờ mưa giông sấm sét nên bò đực hoảng sợ giựt dây bỏ chạy rồi húc phải bà. Còn bà thì sức khỏe yếu, lại hốt hoảng nên lên cơn đau thình lình nổi lên, dẫn đến tử vong. Chuyện con bò lúc bị giông sét sợ hãi chạy mất, có thể lạc xuống khe núi nào đó mất tích”, ông Tường nói. 
Bản thân mình, ông cho biết bị tai biến liệt nửa người vì vốn bị huyết áp cao, lại là thương binh 3/4 nên sức khoẻ yếu mỗi khi trái gió trở trời. Hôm ông đi chơi, có thể bị trúng luồng gió độc, lại ngã nên bị tai biến. 
Về lý do bỏ hoang căn nhà, ông Tường cho biết sau cái chết của vợ, căn nhà lưu dấu quá nhiều đau buồn, ai cũng bị ám ảnh nên đêm nào ông và các con cũng nằm ác mộng, cả nhà bàn bạc vào lại nhà cũ ở. 
Về sau, các con cũng lấy chồng, ông cũng đi thêm “bước nữa” nên ở hẳn nơi cũ để tiện canh tác. Hơn nữa, việc xây nhà là do mong muốn của vợ cũ, giờ bà không còn nên chẳng ai muốn ở cả. 
Đại diện phía chính quyền, ông Bùi Tuấn, Chủ tịch UBND xã Quế Thuận cũng đồng quan điểm những tai nạn trên hoàn toàn ngẫu nhiên. Chính quyền cũng đã tuyên truyền để người dân hiểu rằng hoàn toàn không có chuyện “cụ đá” hay “đá thần” nào báo oán. 
Lý giải khoa học nguyên nhân tảng đá luôn tỏa nhiệt, vị chủ tịch xã cho hay: “Tảng đá nằm theo hướng chính Đông Nam, hướng mặt về phía mặt trời mọc nên luôn đón ánh nắng mọi thời điểm, chưa kịp nguội đã lại đón nắng mới”.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.