Sẽ sửa luật để gỡ “nút thắt” cải tạo chung cư cũ

(PLO) - Lợi ích của chủ đầu tư và chính sách vênh nhau, quyền lợi của chục hộ dân tầng 1 khác biệt với cả trăm hộ dân khác, luật còn chỗ hổng khiến Nhà nước khó thể hiện quyền quản lý… khiến việc cải tạo chung cư cũ đang “dậm chân tại chỗ”. Bộ Xây dựng cho biết, trong việc sửa đổi các luật liên quan đến xây dựng, nhà ở thời gian tới, sẽ tìm cách gỡ các “nút thắt” này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đang xin giải pháp tháo gỡ giới hạn chiều cao

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện nay cả nước có hơn 2.500 nhà chung cư cũ, tương đương khoảng hơn 3 triệu mét vuông sàn được xây dựng từ trước năm 1994. Trong số này có hơn 600 nhà chung cư, tương đương khoảng 25%, thuộc diện hư hỏng, nguy hiểm (phân loại cấp C, D). Nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp ở mức độ đặc biệt nguy hiểm, người dân đã được vận động di dời khẩn cấp để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản.

Việc cải tạo, nâng cấp các khu chung cư đã được đặt ra từ lâu. Thế nhưng, 10 năm qua số nhà chung cư đã được cải tạo, sửa chữa vẫn chưa chạm mốc 20 (dưới 3%). 

Thực tế, để cải tạo, xây dựng lại số lượng lớn chung cư cũ đang hư hỏng, xuống cấp hiện nay, ngân sách nhà nước không “kham nổi”. Do đó, lâu nay ngành chức năng vẫn phải huy động nguồn lực xã hội, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến công tác cải tạo, xây dựng chung cư cũ chậm chạp, trong đó trở ngại lớn nhất vẫn là các quy định, chính sách chưa khuyến khích nhà đầu tư, vì thế nhà đầu tư không mặn mà. 

Vướng nhất trong việc cải tạo chung cư cũ, theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng), Thủ tướng đã ban hành quy định các khu vực nội đô, trung tâm ở 2 TP lớn Hà Nội và TP HCM không được tăng chiều cao dự án, không tăng dân số. Ví dụ tại Hà Nội cho thấy, các chung cư cũ tập trung chủ yếu ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng - đây lại là những quận có mật độ dân số đông, thậm chí cao gấp đôi so với quy hoạch dân số được phê duyệt. Trong khi đó, để bù đắp được vốn đã bỏ ra và có lãi, tòa nhà xây dựng mới phải có tổng diện tích xây dựng gấp tối thiểu 3 lần diện tích của các tòa nhà chung cư cũ, tương đương với chiều cao mới phải đạt từ 15 tầng đến 18 tầng - điều này lại vi phạm quy định khống chế quy hoạch chiều cao xây dựng của khu vực trung tâm.

“Không cho tăng chiều cao thì doanh nghiệp không có lợi nhuận, không thể đền bù giải phóng mặt bằng. Bộ Xây dựng đang báo cáo Thủ tướng xin giải pháp tháo gỡ vướng mắc này”, bà Tống Thị Hạnh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) cho hay.

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí trong cuộc họp báo định kì quý II/2018 vừa diễn ra, Thứ trưởng Xây dựng Lê Quang Hùng cũng cho rằng, cần phải xã hội hóa, nhà đầu tư thấy có lợi nhuận mới làm. “Cần sớm ban hành quy chuẩn phân khu nội đô ra sao cho hợp lý với các vị trí, tạo điều kiện chỗ nào cho phép nâng chiều cao, thực hiện được thì cho thực hiện”, ông Hùng chia sẻ.

Dân không “tự” lo được, bao lâu thì Nhà nước chỉ định chủ đầu tư?

Theo quy định tại Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo chung cư, trong quá trình thực hiện cải tạo chung cư cũ, các chủ sở hữu căn hộ thỏa thuận với nhà đầu tư để lựa chọn chủ đầu tư sửa chữa, nhưng việc này cũng khó vì hàng trăm hàng nghìn hộ trong một khu chung cư mà mỗi hộ lại một ý khác nhau, rất khó đồng thuận, nhất là các chủ hộ tầng 1 - những người trực tiếp kinh doanh ngay tại nhà của mình. 

Thứ hai, pháp luật Nhà ở chỉ quy định nếu chủ sở hữu căn hộ không tìm được chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư thì Nhà nước cưỡng chế di dời, chỉ định chủ đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu muốn cưỡng chế, bắt buộc phải có vốn để thực hiện và có quỹ tái định cư trong khi các địa phương vẫn đang khó khăn về vấn đề này. “Vụ Pháp chế đang nghiên cứu đề xuất cần có quy định cụ thể thời hạn giải quyết, xử lý khi chủ sở hữu không lựa chọn được nhà đầu tư thì Nhà nước cưỡng chế di dời và chỉ định chủ đầu tư vào cải tạo”, đại diện Vụ Pháp chế Bộ Xây dựng cho biết.

Được biết, cách đây chưa lâu, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng cho phép thành phố lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ phù hợp quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và quy hoạch phân khu đô thị trước khi phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn. Trong đó, cho phép nghiên cứu về tầng cao, quy mô dân số phù hợp với hiện trạng dân số và bảo đảm khả thi khi thực hiện. Bên cạnh đó, căn cứ kế hoạch cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ, cho phép UBND TP lập và phê duyệt danh mục các khu chung cư cũ phải cải tạo, xây dựng lại hàng năm.

UBND TP cũng kiến nghị được tổ chức lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án. Các hộ dân có thể đề xuất, giới thiệu các chủ đầu tư tham gia đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư, thay cho việc các hộ dân lựa chọn chủ đầu tư, báo cáo UBND TP chấp thuận như quy định tại Nghị định 101/2015/NĐ-CP.

Đồng thời, cho phép TP ban hành quyết định thu hồi đất theo quy định tại Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ quy định cụ thể các hoạt động liên quan đến việc đầu tư phát triển đô thị; Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) và Nghị định 43/2014/NĐ-CP trong việc thu hồi các căn hộ đối với từng hộ gia đình, cá nhân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký , chủ trì tiếp công dân thường kỳ tháng 3/2023.

Bí thư Quảng Ninh yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp công ích

(PLVN) - Ngày 15/3, tại buổi tiếp công dân thường kỳ tháng 3, Bí thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đã yêu cầu huyện Vân Đồn nói riêng và các địa phương trong tỉnh cùng với sở, ngành liên quan rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; công tác quản lý quỹ đất này, không để xảy ra vi phạm, tham nhũng, lãng phí.
Ảnh minh họa

'Gọi tên' thủ tục

(PLVN) - Xin bắt đầu bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, dài 58km, tổng vốn hơn 31.300 tỷ đồng, khởi công 9 năm trước đến nay vẫn dang dở do thiếu vốn, vướng thủ tục. Trong khi, dự án này có ý nghĩa trục huyết mạch nối hai vùng Đông - Tây Nam Bộ, giảm ùn tắc cho TP HCM.
Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

(PLVN) - Theo quyết định vừa được UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) ban hành, áp dụng từ 18/3, đất ở tuỳ quận huyện có hệ số điều chỉnh gấp 3-25 lần so với giá nhà nước. Khu vực có hệ số cao nhất, tối đa 25 lần, là huyện Hóc Môn (10-25 lần) và Thủ Đức (6-25 lần). Khung hệ số này tăng 10 đơn vị so với 2022 (tối đa 15 lần).
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

(PLVN) -  Góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai lần này cần khắc phục tình trạng chồng chéo mâu thuẫn trong các quy định về đất đai nói chung và thu hồi đất nói riêng; khắc phục sự bất hợp lý trong thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.
Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN)

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS: Hoàn thiện thể chế, chính sách đảm bảo khả thi, đồng bộ

(PLVN) -  Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật… Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường; lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác.
Một góc TP Cà Mau.

Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất ở Cà Mau

(PLVN) - Theo thông báo Kết luận Thanh tra (KLTT) 716/TB-TTCP Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố, việc xác định đơn giá thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thuê đất; ban hành áp dụng chính sách miễn giảm tiền SDĐ, thuê đất không đúng quy định tại một số dự án ở Cà Mau; gây thất thoát ngân sách Nhà nước (NSNN).
Chính phủ ban hành Nghị quyết về thị trường bất động sản, trong đó tập trung gỡ thể chế, khơi thông nguồn vốn.

Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa

Giải pháp nào hiện thực giấc mơ 'nhà giá rẻ'?

(PLVN) -  Trong 5 năm, có 18 ngàn người ở TP HCM cần vay vốn nhà ở xã hội (NƠXH) để mua hoặc xây nhà, nhưng chỉ 310 người được vay (đạt 1,7%). Thông tin được lãnh đạo Sở Xây dựng TP đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và công bố kế hoạch 10 năm tới tại TP HCM.
 Một số công trình trái phép hoạt động trên bán đảo Sơn Trà.

Đà Nẵng khó xử lý công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà

(PLVN) -  Nhiều năm trước, Kết luận 792 ngày 18/10/2016 của Thanh tra TP Đà Nẵng đã chỉ rõ, có 68 công trình xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà (từ 1997 - 2010) phải tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, 6 năm qua, mới có 10 trường hợp bị xử lý.
TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn bất động sản mùa xuân.

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

(PLVN) - Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ III do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ảnh minh họa.

Đốc thúc sở, ngành giao đất cho 5.700 hộ dân huyện Mê Linh

(PLVN) - Ngày 9/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, yêu cầu Sở Tài, nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc, Tư pháp, Tài chính… giải quyết tồn tại, vướng mắc về giao đất dân cư dịch vụ trên địa bàn huyện Mê Linh.
Các dự án do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư vướng kiện cáo, tranh chấp

Quảng Nam chỉ đạo công an vào cuộc vụ 1.000 người mua đất dự án Bách Đạt An

(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa chỉ đạo Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện 3 dự án bất động sản gồm khu đô thị Hera Complex Riverside, khu đô thị 7B mở rộng và khu đô thị Bách Đạt 1 do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư.

Sửa đổi Luật Đất đai phải tổng thể, lâu dài, không để xảy ra cài cắm lợi ích nhóm

Sửa đổi Luật Đất đai phải tổng thể, lâu dài, không để xảy ra cài cắm lợi ích nhóm

Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, phải bảo đảm tính tổng thể, chiến lược, lâu dài; tuyệt đối không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm; đề phòng cài cắm lợi ích nhóm.
Quang cảnh Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai tại Hà Nội.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có chế tài xử lý nghiêm các dự án “treo”

(PLVN) - Hôm qua (3/3), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh đều đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.