Quy định hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại: Khơi thông nguồn lực nhưng làm chặt chẽ, thận trọng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giải trình về việc sửa đổi quy định về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là một vấn đề rất lớn, rất khó. Nếu không giải quyết thì sẽ ách tắc, không thể khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nhưng nếu làm không chặt chẽ, thận trọng thì có thể sẽ gây ra hậu quả.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, khả thi

Sáng 10/1, Quốc hội (QH) thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở). Theo đó, dự thảo Luật Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại: có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác không phải là đất ở; có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở (hiện nay chỉ quy định “đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp”).

Trước đề xuất trên, một số đại biểu cho rằng, việc sửa đổi cần bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, khả thi, tháo gỡ được các vướng mắc thực tế hiện nay; đồng thời, bảo đảm quản lý chặt chẽ đất đai, phòng ngừa việc trục lợi chính sách; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đại biểu Ngô Trung Thành (đoàn Đắk Lắk) kiến nghị cần xem xét thấu đáo, đánh giá kỹ lưỡng tác động vì “sửa theo hướng trên có thể giải thoát cho dự án nhưng lợi cho chủ dự án, cho người gom đất, còn Nhà nước sẽ “chảy máu” nguồn lực đất đai”.

Còn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH thì lo ngại về phong trào gom đất, dẫn tới giá đất sẽ bị đẩy lên cao và gây hệ lụy rất lớn. Giá đất bị đẩy lên cao thì công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã khó càng khó. Khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ càng tăng, càng nóng.

Đồng quan điểm, Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) cũng cho rằng, quy định sẽ tạo ra sự thất thoát rất lớn về nguồn lực của Nhà nước. Việc này phải hết sức cân nhắc. Nếu sửa đổi thì buộc phải tính tiền đất theo giá thị trường.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) kiến nghị trước mắt chỉ sửa đổi, bổ sung để làm rõ, hiểu thống nhất về các phương thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại đã được Luật Nhà ở hiện hành quy định; tháo gỡ những vướng mắc về trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với thủ tục chuyển đổi hình thức sử dụng đất, không bổ sung hình thức sử dụng đất không phải đất ở làm dự án nhà ở thương mại vì vấn đề này cần có sự đánh giá tác động kỹ lưỡng. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành thí điểm về nội dung này ở một số địa phương trước khi tổng kết, luật hóa khi sửa đổi toàn diện Luật Nhà ở, đảm bảo đồng bộ thống nhất với Luật Đất đai sửa đổi.

Đề xuất xây dựng đề án thí điểm riêng

Trong khi đó, Đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) tán thành với đề xuất sửa luật và cho rằng, giá do cơ quan nhà nước thẩm quyền quyết định. Thất thoát hay không là do định giá không sát với thị trường, chứ không phải sử dụng.

Qua ý kiến các đại biểu và ý kiến thẩm tra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là một vấn đề rất lớn, rất khó. Nếu không giải quyết thì sẽ ách tắc, không thể khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nhưng nếu làm không chặt chẽ, thận trọng thì có thể sẽ gây ra hậu quả.

Bộ trưởng đề xuất 2 phương án: Phương án 1 theo phương án Chính phủ trình, có rà soát lại chặt chẽ quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất và định giá, đánh giá phải nộp trong ngân sách khi chuyển mục đích sử dụng đất. Phương án 2 theo đề xuất của Ủy ban Pháp luật là xây dựng đề án thí điểm riêng để áp dụng hình thức xử lý đối với loại đất khác mà không phải là đất ở để trình QH tại Kỳ họp thứ 3 năm 2022 đối với những người đã có quyền sử dụng đất phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.

Tham gia giải trình tại phiên họp liên quan đến sửa đổi khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đặt vấn đề sửa quy định này chỉ để làm rõ một khó khăn, vướng mắc. Hoàn toàn không đụng đến các quy định liên quan đến sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tài chính, đất đai, lựa chọn nhà đầu tư. Một trong những mục tiêu là cố gắng xử lý các vướng mắc. Khi sửa quy định này, có một số điều kiện bao gồm: phải phù hợp với quy hoạch; nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất và đất không thuộc diện thu hồi; quá trình làm minh bạch...

Về việc sửa một số quy định trong 8 luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết: “Nguyên tắc là chọn ra những vấn đề rất bức xúc, cố gắng mang tính độc lập mà khi QH ban hành luật rồi có thể thực hiện, ít kéo theo sự thay đổi các luật khác. Sử dụng quy định ngoại lệ của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta chọn ra một số vấn đề thiết yếu, quan trọng để xử lý những vướng mắc”.

Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.
Ảnh minh họa

Quy định mới về việc cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

(PLVN) - Một trong những điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sáng nay (18/1), các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ nhưng không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2014 sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đô thị thành phố Bắc Ninh.

Thu hồi 13 dự án chậm tiến độ tại Bắc Ninh

(PLVN) - Tại Kết luận số 910-KL/TU ngày 02/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc kết quả kiểm tra, rà soát các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất, vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh.