Nghị quyết 68 - NQ/TW - “Đòn bẩy” thể chế để doanh nghiệp tư nhân "vươn vai" làm chủ cuộc chơi lớn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không còn là “mắt xích phụ”, doanh nghiệp tư nhân đang được kêu gọi giữ vai trung tâm trong kiến tạo tăng trưởng, đổi mới và dẫn dắt phát triển đất nước. Nghị quyết 68-NQ/TW được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong cải cách thể chế, tháo gỡ những rào cản tồn đọng lâu nay, mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Toàn cảnh Toạ đàm.
Toàn cảnh Toạ đàm.

Ngày 30/5, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Toạ đàm "Đột phá trong cải cách thể chế để kinh tế tư nhân bứt phá” và họp Hội đồng chuyên gia tư vấn Đề án truyền thông: Kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

"Cú hích thể chế cần thiết tạo khí thế bứt phá cho khu vực tư nhân

Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu mạnh mẽ nhất dành cho khu vực kinh tế tư nhân, định vị vai trò trung tâm trong kiến tạo tăng trưởng, đổi mới và truyền cảm hứng phát triển toàn xã hội.

Ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam hiện có hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp khoảng 50% GDP và tạo việc làm cho hơn 80% lực lượng lao động. Điều này cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân không chỉ thể hiện sức sống mãnh liệt mà còn trở thành trụ cột không thể thay thế của nền kinh tế.

Tuy nhiên, để khát vọng ấy trở thành hiện thực, điều kiện tiên quyết là phải cải cách thể chế một cách thực chất, đồng bộ và quyết liệt. Nghị quyết 68 nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, đòi hỏi phải tháo gỡ các “điểm nghẽn kéo dài” về pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư - kinh doanh.

“Chỉ khi chuyển từ tư duy “xin - cho” sang cơ chế “trao quyền - bảo vệ quyền - đồng hành cùng phát triển”, thì Nhà nước mới có thể giải phóng được nguồn lực xã hội, khơi dậy sáng kiến và khát vọng làm giàu chính đáng trong từng doanh nghiệp, từng con người. Việc bảo đảm quyền tài sản, quyền kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng… không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề thể chế hóa khát vọng dân tộc”, nhà báo Phạm Nguyễn Toan nhấn mạnh.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan cho rằng, tinh thần cốt lõi của Nghị quyết 68 là đặt doanh nghiệp tư nhân vào vai trò đối tác chiến lược, không còn xem doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý mà là chủ thể đồng hành và cùng kiến thiết tương lai đất nước. Các doanh nghiệp tư nhân được kỳ vọng tham gia nhiều hơn vào các công trình hạ tầng trọng điểm, lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, thay vì đứng ngoài như trước đây.

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ tại Tọa đàm.

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ tại Tọa đàm.

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là gỡ “nút thắt” thể chế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp tư nhân. Ông nhấn mạnh, việc sửa đổi các luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu cần đi kèm với hệ thống văn bản hướng dẫn rõ ràng, dễ áp dụng.

Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính là điều cấp thiết. “Nếu vẫn còn những thủ tục phải mất hơn hai năm mới hoàn thành thì sẽ triệt tiêu cơ hội và động lực phát triển. Một số lĩnh vực, trong đó có bất động sản, cần cắt giảm mạnh hơn 30% thủ tục như chỉ đạo của Chính phủ”, ông Khôi nói.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho rằng Nghị quyết 68 chính là cú hích thể chế cần thiết để tạo khí thế bứt phá cho khu vực tư nhân. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu bảo đảm quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng và tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, thông thoáng, đạt chuẩn quốc tế.

Theo TS. Cấn Văn Lực, để hiện thực hóa Nghị quyết, cần tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm như cải cách thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Cần thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân và giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, FDI nhằm hình thành các tập đoàn tư nhân có quy mô khu vực và quốc tế.

Doanh nghiệp tư nhân cần được trao cơ hội trong các dự án trọng điểm

Một trong những nội dung trọng tâm được các chuyên gia nhấn mạnh là việc doanh nghiệp tư nhân không nên đứng ngoài các công trình hạ tầng chiến lược quốc gia. Tinh thần nhất quán trong Nghị quyết 68 là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các dự án trọng điểm nếu đủ điều kiện.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV chia sẻ.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV chia sẻ.

TS. Cấn Văn Lực khẳng định, hiện nay không còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếp cận các dự án lớn. Các doanh nghiệp được lựa chọn sẽ phải đáp ứng các tiêu chí khắt khe về công nghệ, tài chính, năng lực quản lý và kiểm soát rủi ro. “Bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu đáp ứng đủ các tiêu chí này, đều có thể tham gia và sẽ được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu công khai, minh bạch”, TS. Cấn Văn Lực nói.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng bày tỏ quan điểm, việc lựa chọn doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước tham gia triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, điển hình như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trước hết, cần rõ ràng quan điểm là chọn phương án nào tốt nhất cho đất nước. Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải đề ra trước các tiêu chỉ cần đạt khi lựa chọn doanh nghiệp làm dự án.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, một công trình quan trọng đặc biệt của quốc gia nên đảm bảo nguyên tắc không thể thiếu vai trò của Nhà nước. Tuy nhiên, vai trò ở đây là vai trò quản lý, còn lại nên ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia.

“Chúng ta cũng không nên lựa chọn doanh nghiệp nước ngoài làm. Bởi như vậy, chúng ta sẽ bị phụ thuộc rất nhiều và không thể phát huy hết năng lực của các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, để có thể nâng cao năng lực trong nước, cần nắm rõ và lựa chọn doanh nghiệp Việt, sau đó cho phép họ liên kết, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để hỗ trợ hoàn thành dự án. Nhà nước nên tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân trong nước tự do phát triển, thay vì can thiệp sâu”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng chia sẻ thêm.

GS. TS. Hoàng Văn Cường chia sẻ tại Toạ đàm.

GS. TS. Hoàng Văn Cường chia sẻ tại Toạ đàm.

GS. TS. Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nên để khối doanh nghiệp tư nhân được toàn quyền khai thác kinh doanh. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng khai thác mà còn lan tỏa tốt đến các lĩnh vực khác. Đặc biệt là với các doanh nghiệp tuân thủ được các điều kiện làm chủ công nghệ, chuyển giao công nghệ… Tuy nhiên, ông Cường lưu ý, cần có cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp, khi đó mới tạo được ra được đúng nghĩa khơi dậy nguồn lực tư nhân tham gia vào lĩnh vực quan trọng. “Bởi thực tế, khâu yếu nhất của kinh tế tư nhân Việt Nam chính là thiếu sự liên kết với nhau”, GS. TS. Hoàng Văn Cường nói.

TS. Nguyễn Văn Khôi bổ sung, cần xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với trọng tâm là công nghệ, tài chính và năng lực quản trị. Yếu tố công nghệ cần trở thành tiêu chí trung tâm, chứ không phải phần phụ. Những doanh nghiệp đầu tư công nghệ ngay từ khâu tư vấn, triển khai đến quản trị sẽ tạo nên giá trị vượt trội cho dự án quốc gia.

Về vấn đề này, GS.TS. Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, kiến nghị cần rà soát và sửa đổi đồng bộ các luật liên quan như Luật PPP, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu... để hoàn thiện hành lang pháp lý cho doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án trọng điểm.

Một gian hàng tại Discovery Complex vẫn hoạt động sau cuộc kiểm tra của Công an Tp Hà Nội.

Vi phạm PCCC, nhiều gian hàng ở Discovery Complex 302 Cầu Giấy vẫn hoạt động bất chấp yêu cầu đình chỉ

(PLVN) - Ngày 9/5/2025, Phòng cảnh sát PCCC&CNCH Công an Thành phố hà Nội đã tổ chức kiểm tra Dự án trung tâm thương mại, văn phòng, Căn hộ cao cấp để bán và cho thuê – Discovery Complex, 302 Cầu Giấy. Kết luận chương trình kiểm tra, Đoàn công tác đã yêu cầu đình chỉ hoạt động của Tháp A và khối đế tòa nhà. Nhưng gần 1 tháng trôi qua, hoạt động của nhiều khu vực này vẫn diễn ra bình thường.
VNREA triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm kiểm soát giá và ổn định thị trường bất động sản (Ảnh minh họa)

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đề nghị doanh nghiệp tăng tỷ trọng nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của người dân

(PLVN) - "Tuyệt đối không lợi dụng tình trạng khan hiếm nguồn cung để thao túng giá bán, tạo giá ảo hoặc phát hành thông tin thiếu kiểm chứng nhằm kích thích đầu cơ, trục lợi, gây rối loạn thị trường bất động sản"- đây là chỉ đạo của TS. Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA).
Các chuyên gia tham dự Hội thảo "Đầu tư phát triển nhà ở xã hội: Bối cảnh mới, cơ hội mới".

Phát triển nhà ở xã hội: Cần tư duy dài hạn và công cụ chuyên biệt

(PLVN) - Mặc dù Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội được Chính phủ phê duyệt từ tháng 4/2023, đến nay số căn hoàn thành mới chỉ đạt khoảng 15,6% mục tiêu giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết mới với hàng loạt cơ chế đặc thù đang được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, phát triển nhà ở xã hội cần được nhìn nhận bằng tư duy dài hạn và triển khai bằng những công cụ riêng biệt, từ vốn, thủ tục đến cơ chế thực hiện.
Các nhà đầu tư khi đến TP Huế xây dựng nhà ở xã hội sẽ nhận được hỗ trợ về chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. (Ảnh minh họa: Thùy Nhung)

Thành phố Huế 'trải thảm' mời nhà đầu tư đến xây nhà ở xã hội

(PLVN) - Hiện nay, nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Huế rất lớn, trong khi nguồn cung cho thị trường vẫn còn hạn chế. Để thu hút nhà đầu tư đến thực hiện các dự án NƠXH, TP Huế sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Hơn 1.400 căn nhà tại Kiên Giang được xây dựng, sửa chữa trong hoạt động “Tết Quân - Dân” giai đoạn 2021 - 2025

Hơn 1.400 căn nhà tại Kiên Giang được xây dựng, sửa chữa trong hoạt động “Tết Quân - Dân” giai đoạn 2021 - 2025

(PLVN) - Chiều ngày 26/5, Ban Chỉ đạo các hoạt động “Tết Quân - Dân” tỉnh Kiên Giang tổ chức sơ kết hoạt động năm 2025 và tổng kết giai đoạn 2021 - 2025. Dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh Kiên Giang; Đại tá Huỳnh Văn Khởi - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị tài trợ, chính quyền các huyện, xã và các cá nhân liên quan.
Các đại biểu thực hiện nghi thức nhấn nút khởi công cho dự án.

Nam Định: Khởi công Dự án nhà ở xã hội Bãi Viên

(PLVN) - Ngày 19/5, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ khởi công dự án Khu nhà ở xã hội Bãi Viên, một trong những công trình trọng điểm trong chiến lược phát triển nhà ở bền vững, hướng đến mục tiêu an cư cho người lao động có thu nhập thấp.
Lào Cai: Cất nóc dự án khu nhà ở xã hội Hacom Riverside

Lào Cai: Cất nóc dự án khu nhà ở xã hội Hacom Riverside

(PLVN) - Sáng ngày 19/05/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings đã tổ chức lễ cất nóc dự án Nhà ở xã hội Hacom Riverside tại xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình thi công, khẳng định cam kết của chủ đầu tư trong việc cung cấp những sản phẩm nhà ở chất lượng, phù hợp với nhu cầu an cư của người dân địa phương.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan tại Hội nghị.

TP Hồ Chí Minh dự kiến có thêm 14 khu công nghiệp mới

(PLVN) - TP HCM sẽ chuyển đổi các khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp (KCN) theo chiều sâu; tái cơ cấu theo hướng công nghệ cao, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, TP dự kiến đầu tư thêm 14 KCN mới thông minh, hiện đại.