Khách du lịch ồ ạt rời Cát Bà, Đồ Sơn biển động

Hàng nghìn khách nhanh chóng kết thúc chuyến du lịch Cát Bà trước khi cơn bão số 2 đổ bộ vào đất liền, ngày 1/8.
Ngày 1/8, bão số 2 chưa vào, biển Đồ Sơn động dữ dội, sóng lớn đánh vào bờ kè tạo thành những cột sóng nước cao tới 6m. Ảnh: Giang Chinh

Ngày 1/8, tại biển Đồ Sơn, sóng lớn đánh vào bờ kè tạo thành những cột nước cao tới 6 m. Ảnh: Giang Chinh

Đại diện một công ty lữ hành đến từ Hà Nội cho biết, nhiều khách hàng đăng ký thăm quan vịnh Lan Hạ 3 ngày 2 đêm bằng du thuyền. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, công ty và khách thống nhất kết thúc chuyến đi sớm trước một ngày một đêm.

Đứng chờ xe từ dưới phà lên, anh Nguyễn Huy đến từ Hải Dương chia sẻ rất thích ngắm vịnh trong thời tiết mát mẻ như thế này nhưng gia đình quyết định không ăn trưa, trả phòng sớm, về sớm tránh bão, tránh cả nhỡ phà. "An toàn cho mọi người là trên hết. Hẹn gặp lại Cát Bà lần sau", anh Huy nói.

Tàu thuyền, phà khẩn trương đưa khách tham quan du lịch đảo Cát Bà trở lại đất liền, tránh trú bão. Ảnh: Giang Chinh

Tàu thuyền, phà khẩn trương đưa khách tham quan du lịch đảo Cát Bà trở lại đất liền, tránh trú bão. Ảnh: Giang Chinh

Tại đầu bến phà Gót - Cát Viềng, lượng người và phương tiện đi bằng đường bộ qua phà trở về đất liền không nhiều bởi nhiều du khách đã chọn ra đảo bằng tuyến cáp treo mới khách thành. Tuy nhiên, số lượng khách đi du thuyền ngắm vịnh Lan Hạ trở về lại rất đông.

Số lượng khách rời đảo Cát Bà đông, trong khi bến tàu chật không thể sắp xếp một lúc nhiều xe ô tô đậu chờ đón nên nhiều khách sau khi lên bờ ngáo ngơ tìm xe về. Ảnh: Giang Chinh

Số lượng khách rời đảo Cát Bà đông, trong khi bến tàu chật không thể sắp xếp một lúc nhiều xe đậu chờ đón. Ảnh: Giang Chinh

Các du thuyền không thể cập bến tàu phía thị trấn Cát Hải vì lý do an toàn hàng hải nên buộc phải neo ở phía bờ bên kia của Lạch Huyện thuộc xã Phù Long, cách xa gần 2 km. Vì thế, nhà tàu và công ty lữ hành sử dụng phương tiện tàu, xuồng cao tốc đưa khách vào bờ.

Khu du lịch Đồ Sơn cũng gần như trống vắng khách. Trong chiều 1/8 chỉ còn vài trăm khách nội địa và số ít người Trung Quốc ra ngồi ăn uống, ngắm sóng biển.

Nữ khách mon men ra bờ kè chụp ảnh selfile bỏ chạy khi bị cả cột sóng nước cao tới 6m độ sập xuống đầu. Ảnh: Giang Chinh

Cột sóng nước cao 6 m ở gần đầu cầu tại bến phà. Ảnh: Giang Chinh

Bão chưa vào nhưng triều cường dâng cao, gió cấp 4, khiến biển Đồ Sơn động dữ dỗi. Những con sóng lớn đánh xô bờ kè tại bãi biển khu 1, khu 1 tạo thành những cột nước cao.

Một số nữ khách quên cả mối nguy hiểm, lại gần chụp ảnh với cột nước khiến nhà chức trách quận Đồ Sơn liên tục phát loa cảnh báo.

Người dân thu dọn ô dù trên bãi tắm khu 2 mang lên bờ cất, chống bão. Ảnh: Giang Chinh

Người dân thu dọn ô dù trên bãi tắm khu 2 mang lên bờ cất, chống bão. Ảnh: Giang Chinh

Nhiều nhà hàng, khách sạn không khách đã đóng cửa để bảo đảm an toàn tài sản.

17h cùng ngày, Đồ Sơn chính thức cấm biển.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão Sinlaku đang ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Thái Bình - Nghệ An khoảng 400 km. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 (75 km/h) khoảng 130 km, tính từ tâm bão.

Vịnh Bắc Bộ (gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 6-8, biển động rất mạnh.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.