Đa dạng sách giáo khoa: Những ai được quyền lựa chọn?

Phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa. (Ảnh: TTXVN)
Phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa. (Ảnh: TTXVN)
Đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa phù hợp và thực hiện chọn sách vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố 5 bộ sách giáo khoa lớp một theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa phù hợp và thực hiện chọn sách một cách công tâm, minh bạch, vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Trường hay ủy ban nhân dân tỉnh chọn sách giáo khoa?

Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội và Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ, việc lựa chọn sách giáo khoa là thẩm quyền của mỗi nhà trường.

Cụ thể, tại Điều 2, khoản 3, mục g của Nghị quyết số 88/2014/QH13 quy định: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tại Điều 1, điểm d, khoản 3 nêu rõ: “Việc lựa chọn sách giáo khoa thuộc thẩm quyền của nhà trường, và được thực hiện công khai, minh bạch, căn cứ điều kiện thực tiễn và có tham khảo ý kiến giáo viên, học sinh, phụ huynh.”

Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục năm 2019, quyền chọn sách giáo khoa lại thuộc về ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 32, khoản 1 của Luật Giáo dục quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

Theo cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường chuyên Trần Đại Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh, việc lựa chọn sách giáo khoa nên trao quyền cho các nhà trường theo Nghị quyết 88. Cô Thảo cho rằng, ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chung về mặt hành chính trong khi chọn sách giáo khoa để dạy trong các nhà trường lại là việc có tính chuyên môn.

“Khi giao cho các nhà trường, hiệu trưởng sẽ là người ra quyết định chọn sách nhưng nên trên cơ sở ý kiến đề xuất từ các giáo viên, tổ chuyên môn,” cô Thảo đề xuất.

Cũng theo cô Thảo, ở mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau về trình độ học sinh theo từng khu vực. Vì vậy, có nên có các bộ sách khác nhau để phù hợp với các đối tượng hoc sinh khác nhau. “Ví dụ học sinh trường Trần Đại Nghĩa về mặt bằng chất lượng khác với học sinh khu vực Nhà Bè, hoặc ở nhiều địa phương có khu vực miền núi và đồng bằng cũng khác nhau trình độ học sinh và cần có sách khác nhau,” cô Thảo phân tích.

Da dang sach giao khoa: Nhung ai duoc quyen lua chon? hinh anh 1
Cần có sách giáo khoa khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. (Ảnh: TTXVN)

Giáo viên là lực lượng nòng cốt chọn sách giáo khoa

Trả lời tại buổi họp báo chiều qua, ngày 22/11, Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Luật giáo dục nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thẩm định và công bố các sách giáo khoa đạt yêu cầu, còn việc lựa chọn thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập hội đồng lựa chọn sách, có trách nhiệm trong việc lựa chọn sách công khai, minh bạch.

Cũng theo ông Thành, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn dự thảo thông tư về lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, các địa phương sẽ phải thành lập hội đồng để lựa chọn sách. Hội đồng này quy định gồm 15 thành viên, trong đó tối thiểu 2/3 thành viên là giáo viên từ các trường khác nhau. Các thành viên hội đồng sẽ tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường mình cũng như trong cộng đồng giáo viên ở địa phương, ý kiến của phụ huynh, học sinh. Khi có 3/4 ý thành viên hội đồng đồng ý thì sách mới được lựa chọn.

“Ủy ban nhân dân tỉnh phải có biện pháp đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng khi lựa chọn sách,” ông Thành nói.

Chia sẻ góc nhìn từ thực tế cơ sở, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, các sách giáo khoa đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định nên đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ khác nhau về cách tiếp cận. Tuy nhiên, nếu để cho các trường tự chọn sách giáo khoa riêng với rất nhiều sách khác nhau sẽ dẫn đến việc khó trong công tác chỉ đạo chung của địa phương.

Vì thế, ông Thành cho rằng, Luật Giáo dục quy định ủy ban nhân dân các tỉnh quyết định lựa chọn sách là phù hợp, để tạo sự thống nhất nhất định. “Nhưng điều này cũng không mâu thuẫn với Nghị quyết 88 của Quốc hội hay Quyết định 404 của Chính phủ vì ủy ban nhân dân tỉnh chỉ ra quyết định, còn người chọn sách thực sự chính là các giáo viên khi có đến 2/3 thành viên hội đồng chọn sách là giáo viên, là tiếng nói thực tiễn từ cơ sở,” ông Thành phân tích.

Cũng theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, một địa phương có thể chọn nhiều hơn một bộ sách để phù hợp với đặc điểm học sinh từng khu vực.

“Ví dụ tại Nghệ An, có sự chênh lệch giữa giáo dục miền xuôi và miền núi, với mục tiêu giáo dục khác nhau. Trong khi giáo dục miền xuôi đặt yêu cầu phải đổi mới, sáng tạo thì giáo dục miền núi chỉ cần đạt hiệu quả giáo dục. Theo đó, ở Nghệ An ít nhất phải có hai bộ sách cho hai nhóm đối tượng học sinh khác nhau,” ông Thành nói./.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.