Cụ già có “biệt tài” nhìn mặt người, đoán ngày về... “cõi âm“?

 Ông Lục cho rằng có khả năng biết trước được người nào sắp chết?
Ông Lục cho rằng có khả năng biết trước được người nào sắp chết?
(PLO) - Từ một người bình thường, sau một đêm cụ giật mình cảm thấy mình có những biểu hiện kỳ lạ, nhìn người có thể đoán được bệnh hiểm nghèo và đặc biệt có thể biết được người này thọ khoảng bao nhiêu tuổi. Người tự cho rằng có khả năng kỳ lạ này là cụ Nguyễn Thế Lục, SN 1939, ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Nhìn mặt người đã đoán được khi nào lìa trần?
Vừa đặt chân tới đầu xã, hỏi thăm đường đến nhà cụ Lục, ai ai cũng biết. Một người đàn ông không chút đắn đo, giới thiệu ngay: “Cụ Lục có biệt tài biết chính xác ngày, giờ người sắp chết phải không? Ở đây ai cũng nói cụ Lục là “người âm”. 
Khả năng đặc biệt được ông cụ phát hiện cách đây 15 năm, sau một đêm, sáng mai tỉnh dậy cụ thấy người khác lạ, trong người như có một luồng điện chạy giữa xương sống, đầu choáng váng, toàn thấy chuyện âm. Cũng không hiểu vì sao, từ đó cụ toàn nói về “chuyện âm”, tìm kiếm sách tử vi và sách tướng để đọc. Vợ con thấy cụ có dấu hiệu bất thường, cho cụ Lục bị “ma nhập” hay báo hiệu điều chẳng lành.
Trong một lần cụ Lục đến nhà hàng xóm chơi, tình cờ gặp một ông lão còn khỏe mạnh. Bỗng dưng trong người cụ Lục ớn lạnh, chân tay giật giật, buột miệng: “Ông chết mau hơn tôi, đố ông sống qua được tháng này”. Quả nhiên sự trùng hợp xảy ra, đúng bốn ngày sau ông lão này qua đời.
Ông Lục có cách “tính cung” chẳng giống ai, như “cung mạo hiểm”, “cung trời mưa”, “cung vắng người”... Như trường hợp bà lão trong xã đang hấp hối, được mời đến xem, ông lẩm bẩm một lúc rồi quả quyết khi nào trời mưa con cháu phải có mặt đông đủ. Đúng 15 phút sau trời mưa, bà lão tắt thở. 
Hay một trường hợp ông lão khác trong xóm ốm nặng, biết không qua khỏi nên con cháu tập trung đầy đủ để trúc trực. Cụ Lục được mời đến, khẳng định người sắp chết thuộc “cung vắng người” nên chỉ “đi” khi không có ai ở bên cạnh. Đúng là khi con cháu có mặt đầy đủ, ông lão vẫn nặng nhọc thở, đến lúc con cháu vừa quay ra khỏi buồng ăn cơm, người sắp chết đã trút hơi thở cuối cùng. 
Không chỉ tiên liệu những tình huống xấu, ông lão còn được cho là có biệt tài khẳng định người nào đó chưa “tới số”. Nhiều trường bệnh nhân bệnh viện trả về chờ chết, nhưng cụ Lục phản bác “chưa tới lúc”. Một bà lão trong xã bệnh viện trả về, con cháu đã chuẩn bị đồ lễ làm đám tang, nhưng cụ Lục tuyên bố: “Bà nhà ta chưa đi được đâu, vẫn còn khỏe, có thể sống thêm 4-5 năm nữa”. Quả thật bà lão không chỉ hồi tỉnh, mà sống khỏe mạnh và minh mẫn. 
Cụ Lục giải thích: “Tại sao họ lại nhờ tôi đến xem ngày, giờ cho những trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo hoặc người già yếu. Thứ nhất, con cháu đi làm ăn xa có thời gian sắp xếp thời gian để về trúc trực, chăm sóc. Thứ hai, trước khi chết phải được chuẩn nhang đèn, rượu, gối, chiếu, quần áo, khăn tay đắp mặt, cau trầu, kiệu, hòm, thầy cúng”.
Cụ Lục còn bật mí một số kinh nghiệm nhận biết người sắp chết: “Người sắp chết có nhiều triệu chứng như nằm quay mặt vào tường, tai héo, lâu ngày không ăn bỗng dưng ăn khỏe; và đặc biệt là cảm thấy “phần âm” lởn vởn. 
Cũng có thể nhận biết qua thăm mạch: Đập 3 nhịp nghỉ 1 nhịp, hoặc đập 2 nhịp nghỉ 1 nhịp, thì gọi là loạn mạch; trường hợp này giỏi lắm thì sống được 3 ngày nữa”. 
Chỉ là kinh nghiệm chứ không phải “biệt tài”
Cụ Lục không dám nhận mình là người có khả năng đặc biệt, hay cái tên nhiều người làng phong cho cụ là “người trần cõi âm”.
Ông cụ nói thêm: “Khả năng này tự nhiên có, chứ không phải ai muốn học cũng được. Nếu ai mà lợi dụng vì mục đích xấu thì cũng chẳng tốt đẹp gì”.
Dù đường sá xa xôi, nhưng mỗi khi có người “tín nhiệm” tìm đến nhà nhờ, thì không đắn đo, cụ lập tức khăn gói lên đường. Một người trong xã tâm sự: “Nhiều khi xem xong, chính xác, người các nhà cảm ơn nhưng cụ nhất quyết không lấy, còn tuyên bố “nếu lấy tiền thì tôi ở nhà đánh cờ còn hơn”.
Đem câu chuyện của ông lão trao đổi với một nhà nghiên cứu văn hóa, được lý giải điều này không có gì là khó hiểu. Phong tục tập quán Việt Nam từ ngàn năm qua đã rút ra được nhiều kinh nghiệm sống, nên với những người bệnh già yếu, thậm chí có thể quan sát được những dấu hiệu báo trước giờ lâm chung. 
Ví dụ xem thần sắc để biết hai đáy mắt còn tinh anh không hay đã đục mờ?. Sờ chân tay xem còn nóng hay đã lạnh, người sắp chết thường lạnh từ đầu đến chân, có người còn nhận biết mình đã chết đến đâu. Mạch rất trầm, có khi người còn sống nhưng không bắt mạch được nữa. 
Đối với người suy tim, sờ tưởng như tim đã ngừng đập, nhưng vì đập yếu nên không phát hiện được. Để một ít bông vào lỗ mũi mà bông không còn động đậy tức là đã tắt thở.
“Có người đau ốm lâu dài, bỗng nhiên mạnh khoẻ trở lại rất tỉnh táo, nhiều khi đó là dấu hiệu của ngọn đèn hết dầu loé sáng lên để rồi tắt ngấm. Các cụ già thường bỏ ăn, hoặc là rất muốn ăn nhưng ăn được rất ít trước khi mất.
Cũng có trường hợp, mệnh đã tuyệt nhưng có lẽ vì nuối tiếc con cháu ở xa chưa gặp được, hoặc do được bổ xâm hồi dương với hy vọng trong muôn một có thể qua khỏi hoặc kéo thêm ít giờ để tránh ngày xấu như trùng tang, trùng phục... thì có thể kéo dài thêm chút ít”, nhà nghiên cứu văn hóa này cho biết.
Và như vậy, ông Lục chỉ là có kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều người chết, nên rút ra được kinh nghiệm chính xác, chứ không phải là có biệt tài đặc biệt gì.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.