Vụ 8B Lê Trực: Công trình bị “gò” vào sai phạm như thế nào?

(PLO) - Theo quy định pháp luật thì công trình 8B Lê Trực không thuộc trường hợp phải xin phép, vậy tại sao vẫn bị yêu cầu lập hồ sơ xin phép? Tại sao Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết vẫn còn nguyên giá trị pháp lý nhưng Hà Nội chỉ căn cứ vào Giấy phép xây dựng chưa rõ đúng – sai để “cắt ngọn” công trình? Đây là những vấn đề rất quan trọng đặt ra trong vụ cưỡng chế phá dỡ công trình 8B Lê Trực mà chưa được giải đáp thấu đáo.
Công trình 8B Lê Trực
Công trình 8B Lê Trực

Giá trị pháp lý của Giấy phép xây dựng có vấn đề?

Sự việc lùng nhùng gây ồn ào dư luận cả năm qua. Vấn đề cần đặt ra ở đây là cả chủ đầu tư và cơ quan nhà nước hãy đặt tinh thần thượng tôn pháp luật lên hàng đầu mà thực hiện đúng quy định. Đừng có “sĩ diện”, có sai, có sửa! Hãy minh bạch xác định căn cứ vi phạm và xử lý vi phạm lúc đó sẽ tạo được sự đồng thuận xã hội, tránh xảy ra oan sai đối với doanh nghiệp.

Chủ đầu tư có cái lý của họ, và họ có cả bằng chứng lẫn căn cứ pháp lý thể hiện rằng họ là người làm đúng luật. Vào năm 2008, Dự án 8B Lê Trực được UBND TP Hà Nội ra Quyết định 2452 phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, cho phép xây 17 tầng, cộng thêm 2 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái (tổng cộng 20 tầng), với chiều cao tối đa là 70m.

Quả thực, theo điểm c, Điều 19, Nghị định 12/2009/NĐ-CP; Khoản 1, Điều 27 Nghị định 64/2012; và Điểm e, Khoản 2, Điều 3, Quyết định 79/2007/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội thì đây là dự án không phải xin cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, chưa rõ lý do gì các cấp chính quyền Hà Nội vẫn yêu cầu chủ đầu tư phải lập hồ sơ để xin phép xây dựng.

Vì vậy, đến ngày 24/3/2014, Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp Giấy phép xây dựng cho công trình 8B Lê Trực, và chỉ cho phép chủ đầu tư xây 18 tầng nổi (bao gồm cả tầng kỹ thuật và tum thang) với chiều cao tối đa là 53m.

Cần phải nhắc rằng, Quyết định 2452 vẫn còn nguyên giá trị pháp lý (cho phép công trình xây cao tối đa 70m) bởi thời điểm đó không có một văn bản nào thay thế, sửa đổi, bổ sung Quyết định này cả; mặt khác, cũng không có văn bản nào quy định các công trình thuộc trường hợp không phải xin phép xây dựng lại phải nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng cả.

Vậy, tại sao công trình 8B Lê Trực theo quy định không thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng mà Sở Xây dựng Hà Nội lại cấp Giấy phép xây dựng đối với công trình? Chủ đầu tư đã có căn cứ pháp lý đưa ra để biện hộ cho việc làm của họ, còn chính quyền Hà Nội thì sao? Căn cứ vào đâu để yêu cầu chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng vào thời điểm đó?

Các bên phải làm rõ được vấn đề này, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng mới đúng, chứ không thể để tình trạng “làm trước, bít sau”. Chủ đầu tư sai thì phải chấp nhận phá dỡ công trình, nhưng ngược lại nếu chính quyền sai thì phải chịu bồi thường cho chủ đầu tư theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đó là lẽ công bằng!

Nhiều nội dung quan trọng bị...bỏ quên?

Sau những xầm xì từ dư luận, ngày 30/9/2015, UBND TP Hà Nội có Báo cáo dài 12 trang về công tác quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án này gửi Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng có căn cứ đưa ra những chỉ đạo về vụ việc. Tuy nhiên, dường như còn nhiều nội dung quan trọng cần báo cáo Thủ tướng nhưng Hà Nội lại “bỏ quên” khiến dư luận hoài nghi về tính khách quan của Báo cáo.

Tại trang số 3 Báo cáo của Hà Nội gửi Thủ tướng có nêu: “... ô đất L30 (8B Lê Trực) có chức năng: Trung tâm Thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê; Mật độ xây dựng 64%; cao 4-17 tầng...”

Tuy nhiên, xét lại Quyết định 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 thấy, văn bản này cho phép 8B Lê Trực xây dựng: cụm công trình nhà ở 4 tầng, và cụm hỗn hợp cao 17 tầng, khối đế 05 tầng, chiều cao tối đa công trình tuân thủ ý kiến của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam (tối đa không quá 70m). Vậy rõ ràng, Báo cáo của Hà Nội với Thủ tướng đã “khuyết” mất thông tin chiều cao tối đa của công trình được phép xây dựng là 70m. Mà đây lại là thông tin quan trọng nhất của Dự án! Bởi trong kỹ thuật xây dựng cũng như hình học thì chiều cao của công trình mới là vấn đề quyết định số tầng.

Dư luận tiếp tục hoài nghi khi UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng rằng: Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội có công văn 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 chấp thuận Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án với chỉ tiêu mật độ xây dựng 64% gồm: Khu nhà thấp tầng (4 tầng, không tính tầng bán hầm và áp mái) và khối công trình hỗn hợp Trung tâm Thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê (cao 17 tầng, giật cấp từ phía Lê Trực đến phía Kim Mã).

Trong khi đó, chủ đầu tư cho biết, thực tế văn bản số 499/QHKT-P3 của Sở Quy hoạch - Kiến Trúc Hà Nội đã chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và Phương án thiết kế kiến trúc với quy mô công trình bao gồm: 17 tầng và 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái (tổng cộng là 20 tầng), chiều cao không quá 70m, có thiết kế hẳn hoi và đã được phê duyệt.

Nếu vậy, tại sao Hà Nội không đưa cụ thể công trình 8B Lê Trực được phép xây dựng 17 tầng cộng thêm 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái vào nội dung Báo cáo Thủ tướng mà chỉ đưa mỗi nội dung công trình được xây 17 tầng vào Báo cáo? Chủ đầu tư một mực kêu oan chính bởi điều này, họ cho rằng Báo cáo Hà Nội gửi Thủ tướng đã bớt đi 2 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái của công trình, và “nhanh chóng” kết luận công trình sai phạm vượt số tầng, vượt chiều cao gây tổn thất hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Tựu chung lại, mọi thứ cần minh bạch, ai sai thì người đó phải sửa. Tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước sai thì phải bồi thường theo Luật Trách nhiệm của nhà nước; còn chủ đầu tư sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Một câu hỏi lớn được đặt ra? Nếu chủ đầu tư thật sự bị “oan” thì hàng trăm tỷ đồng thiệt hại, tổ chức, cá nhân nào sẽ bồi thường…?

Báo pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật và làm rõ trong những bài tiếp theo./.

Khu phức hợp Sky Villas đầu tiên tại Việt Nam - Sunshine Crystal River tầm cỡ như thế nào?

Khu phức hợp Sky Villas đầu tiên tại Việt Nam - Sunshine Crystal River tầm cỡ như thế nào?

(PLVN) -  Quy mô sản phẩm Sky Villas lớn nhất Hà Nội; tổ hợp “biệt thự trên không” sở hữu “vườn chân mây” lớn nhất Tây Hồ Tây; công nghệ thi công nội thất lần đầu tiên được áp dụng cho một dự án nhà ở tại Việt Nam; bể bơi mái cao và dài nhất, tuyến phố thương mại trên không đầu tiên và dài nhất Tây Hồ Tây… mới chỉ là số ít thông tin hé lộ về tầm cỡ “bom tấn” sắp ra mắt của Sunshine Group - Sunshine Crystal River - khu phức hợp Sky Villas đầu tiên tại Việt Nam hiện đang gây sốt thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nội đô năm 2024.
Văn hoá doanh nghiệp đã 'cứu sống' Won Group qua suy thoái

Văn hoá doanh nghiệp đã 'cứu sống' Won Group qua suy thoái

Hành trình "vượt bão" của Tập đoàn Won Group là minh chứng sắc nét cho thấy vai trò của văn hóa đối với sự thành bại của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái. Chính nhờ tôn chỉ “Đoàn kết - Đồng hành - Chia sẻ” trên cơ sở tôn trọng mỗi cá nhân, đội ngũ Won Group đã giữ vững được “ngọn lửa nghề” xuyên suốt một thời gian dài khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, mất thanh khoản.
Sunshine Crystal River được đẩy nhanh thi công các hạng mục xây dựng quan trọng, đảm bảo giữ tiến độ cùng chất lượng an toàn, hiệu quả với đội ngũ hơn 500 công nhân, chia làm 3 ca để thi công phù hợp với yêu cầu của công việc và tiến độ.

Khu phức hợp Sky Villas đầu tiên ở Việt Nam - Sunshine Crystal River hiện ra sao?

(PLVN) -  Theo ghi nhận mới nhất tại công trường vào nửa cuối tháng 3/2024, dự án Sunshine Crystal River đang được Sunshine Group triển khai thi công với tốc độ khẩn trương, dần hình thành một khu phức hợp Sky Villas đầu tiên của Việt Nam với những tiêu chuẩn nghỉ dưỡng nội đô đẳng cấp khách sạn 5 sao cao cấp.
Tổ hợp cao tầng Sunshine Sky City tốc lực thi công với kế hoạch từ giữa tháng 4/2024 sẽ cất nóc thêm 3 tòa tháp

Tổ hợp cao tầng Sunshine Sky City tốc lực thi công với kế hoạch từ giữa tháng 4/2024 sẽ cất nóc thêm 3 tòa tháp

(PLVN) -  Tiếp nối đà thi công tấp nập, khẩn trương của các dự án Sunshine Group trên địa bàn cả nước, tại quận 7 - TP.HCM, tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ hạng sang Sunshine Sky City hiện đang được tổng thầu SCG tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, với kế hoạch liên tiếp cất nóc các tòa S4 (38 tầng), S3 (36 tầng), S2 (36 tầng) từ giữa tháng 4 , tháng 6 và tháng 7/2024.
Điểm danh một số dự án Sunshine đang bán trên thị trường

Điểm danh một số dự án Sunshine đang bán trên thị trường

(PLVN) - Cùng kế hoạch ra mắt 5 dự án mới trong năm 2024, Sunshine Group tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án đã và đang “ra hàng” trong thời gian qua, được thị trường đánh giá cao nhờ các lợi điểm tạo nên giá trị thực cho người dùng cuối như vị trí đắc địa, giải pháp thiết kế, công nghệ tiên phong, pháp lý minh bạch cùng chất lượng thi công, hoàn thiện vượt trội…
“Điểm tên” các dự án đáng sống nhất khu Tây Hồ Tây - Hà Nội

“Điểm tên” các dự án đáng sống nhất khu Tây Hồ Tây - Hà Nội

(PLVN) - Trên bản đồ bất động sản Hà Nội nói riêng, toàn quốc nói chung, Tây Hồ Tây vẫn luôn là “mỏ vàng ròng” với các giá trị đắc địa. Đồng thời, đây cũng là địa bàn quy tụ các dự án “giá trị thực cho người dùng cuối” đáng sống nhất khu vực, trong đó nổi bật phải kể đến chuỗi dự án “nhà Sunshine”, bao gồm cả đang triển khai và đã hiện hữu, đi vào hoạt động từ nhiều năm qua.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.