Từ vụ công trình trái phép trên đèo Mã Pí Lèng: Vì sao những cái “gai bê tông” lại mọc trên danh lam thắng cảnh?

Công trình trái phép tại Mã Pí Lèng.
Công trình trái phép tại Mã Pí Lèng.
(PLVN) - Đèo Mã Pí Lèng là đoạn QL4C dài khoảng 20km nối hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc, được mệnh danh “Đệ nhất hùng quan”, một trong “tứ đại đỉnh đèo” Việt Nam. Khu vực đèo Mã Pí Lèng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) xếp hạng di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia năm 2009. Đỉnh đèo cao 2.000m, là con đường hiểm trở trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, nơi được UNESCO chính thức công nhận danh hiệu vào năm 2010. 

Theo Đồ án quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng phê duyệt, khu vực có nhà hàng nêu trên là nơi hạn chế hoạt động xây dựng mới, chỉ xây dựng công trình an ninh - quốc phòng, phục vụ du lịch, hạ tầng xã hội thiết yếu; chiều cao các công trình từ 1 đến 3 tầng. 

Thế nhưng, công trình kiên cố 7 tầng mang tên Paronama vẫn mọc lên tại đây, vi phạm Luật Di sản văn hoá, Xây dựng, Đất đai… Công trình xây dựng từ 2018 và hoàn thành vào đầu 2019. Từ đó, dư luận bức xúc đặt câu hỏi: “Khi một Panorama to đùng như vậy xây dựng trên Mã Pí Lèng, các cơ quan chức năng ở đâu, làm gì?”. 

Về công trình sai phép trên đèo này, ngày 8/10, Sở Xây dựng Hà Giang có văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất hướng xử lý. Theo đó đề xuất lãnh đạo tỉnh yêu cầu huyện Mèo Vạc chỉnh trang, cải tạo một phần công trình (gồm tầng âm và một tầng nổi sát mặt đất) để phục vụ việc dừng chân, ngắm cảnh của du khách. Toàn bộ 7 tầng giật cấp phía trên xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước 15/11. 

Đồng thời, chủ đầu tư được yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý phần công trình còn lại trong thời hạn 60 ngày; các vi phạm khác xử lý theo quy định.  

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang cho biết tỉnh sẽ thực hiện đúng khuyến nghị của chuyên gia UNESCO là xây dựng điểm dừng chân phục vụ du khách. Các phần còn lại của nhà hàng Panorama không phục vụ mục đích này đều bị phá dỡ. Về quyền sở hữu công trình này, vị PGĐ nói rằng đây là đất của bà Vũ Thị Ánh (chủ đầu tư), nếu tỉnh đồng ý thì các cơ quan sẽ thẩm định lại để hoàn thiện thủ tục cho phù hợp.

Đề xuất trên được đưa ra sau cuộc họp của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hà Giang ngày 8/10 (gồm các Sở VH,TT&DL; GTVT; KH&ĐT; TN&MT và UBND huyện Mèo Vạc).

Tại cuộc họp, các đơn vị thống nhất kết luận, nhà hàng Panorama được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có 7 sàn giật cấp theo địa hình sườn núi, nằm ngoài mốc giới danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng; diện tích xây dựng 226m2, diện tích sàn gần 500m2 và gần 80m2 sàn ngắm cảnh khung thép. 

Mặt trước công trình gồm hai phần là tầng âm, tầng nổi sát mặt đất và 6 cấp xây thấp dần theo sườn núi. Hiện công trình đã hoàn thiện được 5 cấp; phần sàn thép phục vụ ngắm cảnh của cấp thứ 6 và cấp thứ 7 đang hoàn thiện. 

Đỗ Trang

Theo UBND tỉnh Hà Giang, huyện Mèo Vạc đã có kế hoạch xin điều chỉnh quy hoạch chuyển mục đích sử dụng diện tích đất này để cấp giấy phép xây dựng cho dự án theo quy định.

Theo lãnh đạo huyện, việc xây dựng Panorama cũng nhằm thực hiện chủ trương của huyện là mong muốn các tổ chức, cá nhân đến đầu tư để phát triển du lịch địa phương. Theo đó, vị trí của Panorama nằm ở vùng đệm chứ không phải vùng lõi cấm xây dựng nên không phải xâm phạm danh thắng. 

Đồng thời theo Cục Di sản văn hoá (Bộ VH,TT&DL), trong tháng 7/2019, Cục  đã gửi công văn đề nghị Sở VH,TT&DL Hà Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chính quyền địa phương xác minh thông tin, kiểm tra quy trình, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt đối với công trình.

Tuy nhiên, sau gần 3 tháng, Bộ vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của tỉnh Hà Giang. Từ đó cho thấy, cũng không phải đến bây giờ Cục Di sản văn hóa hay tin này nhưng cũng không có những động thái cụ thể.

Bởi bao nhiêu sự “chần chừ” của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, công trình xây dựng vi phạm trên vẫn được hoàn thành và quảng cáo rầm rộ trên internet. Công trình chưa được cấp phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa chuyển mục đích sử dụng đất.  

Panorama không phải là vụ xâm phạm di sản đầu tiên tại các khu du lịch, điểm tham quan. Trước đây đã có hàng loạt khu vực di sản như Tràng An (Ninh Bình), hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt)... bị xâm hại, phá hủy cấu trúc tự nhiên, cho thấy việc quản lý của các địa phương với di sản, thắng cảnh chưa chặt chẽ.

Giữa năm 2019, dư luận từng bức xúc gay gắt với khu di tích lầu Bảo Đại bị Công ty CP đầu tư Khánh Hà thuộc Tập đoàn Hà Đô “cạo trọc” để xây dựng biệt thự, khách sạn, nhà hàng, quán bar... Rồi còn có vụ việc trong khu vực quần thể danh thắng Tràng An (Di sản Thiên nhiên thế giới ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình), được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng lại xuất hiện công trình xây dựng hàng nghìn bậc thang lên núi Cái Hạ (còn gọi là núi Huyền Vũ) ngay trong vùng lõi di sản.

Trước đó, năm 2017, một công ty đã đổ hàng nghìn mét khối đất đá lấn biển vịnh Nha Trang trái phép để làm dự án Khu nghỉ dưỡng Champarama Rerort & Spa mà chỉ phạt hành chính 100 triệu đồng rồi cho tồn tại…

Theo nhiều chuyên gia, pháp luật về di sản của Việt Nam hiện nay đang rất chung chung, chưa phân rõ ra từng luật riêng và cụ thể như luật về di sản kiến trúc, di sản đô thị, di sản thiên nhiên... mà vẫn cứ đang “lùng bùng sống chung” trong một đạo luật. Điều này dẫn đến sự khó khăn trong quản lý cũng như tạo sơ hở cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp trục lợi.

Như công trình Panorama, dù không nằm trong khu vực bảo vệ di sản nhưng đỉnh đèo Mã Pí Lèng có vị trí nằm ngoài vùng công viên địa chất cũng cần được bảo vệ, song Luật Di sản lại chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này. 

Rốt cuộc ai có lỗi?

“Năm 2018, chính quyền có gọi điện thông báo nếu như đất này không triển khai xây dựng “điểm dừng chân” sẽ bị thu hồi. Họ cho tôi 10 ngày để suy nghĩ …. 

Tôi mong muốn làm công trình gì đó cho cảnh quan đẹp, đồng thời nó gắn liền với kỷ niệm và sự cố gắng của tôi. Hơn nữa, tôi mong mỏi giúp người địa phương có công ăn việc làm, đỡ khổ. Ít nhất là mấy đứa nhỏ có manh quần tấm áo...

Tôi không có giấy phép thì bây giờ tôi hoàn thiện có sao. Tôi quan tâm nhiều đến thủ tục giấy tờ. Tôi từng hỏi nhiều người, nhưng người ta bảo không thuộc thẩm quyền. Tôi đi đâu, đi chỗ nào cũng không có câu trả lời...

Nếu tôi lường trước được, thì tôi đã không làm, thà gửi mấy tỷ vào ngân hàng cho sướng và để mảnh đất như vậy. Mọi người đừng nghĩ là tôi kiếm lợi từ công trình này. Có một nhà báo hỏi tôi: “nếu người ta thu hồi chỗ này của chị, chị thấy như nào”. Tôi chỉ còn nước nhảy xuống sông Nho Quế, vì toàn bộ tài sản của tôi đều ở đây rồi”.

Bà Vũ Ngọc Ánh, bà chủ của Panorama

“UNESCO đề nghị tại vị trí hiện là nhà nghỉ Panorama cần xây dựng một điểm dừng chân để ngắm hẻm vực Tu Sản. Tuy nhiên, khu vực này lại đúng vào mảnh đất đứng tên gia đình bà Ánh, họ đã mua từ rất lâu. Gia đình bà Ánh cũng mong muốn làm một điểm dừng chân nên đã tiến hành xây dựng. Chúng tôi cũng yêu cầu bà Ánh phải xây công trình thân thiện với môi trường, phù hợp cảnh quan. Tuy nhiên, khi bà này thiết kế công trình thì chúng tôi không được xem xét các thủ tục, hồ sơ, chủ yếu là bà ấy tự ý”.

Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc

“Để xảy ra việc này, trách nhiệm chính thuộc về chính quyền huyện Mèo Vạc”. 

Ông Hoàng A Chinh, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang

“Hiện tại, Bộ VH,TT&DL chưa nhận được bất kỳ một ít kiến nào về việc thẩm định công trình, vị trí tòa nhà được xác định nằm ngoài khoanh vùng khu vực II của danh thắng quốc gia. Quan điểm của Bộ là công trình nếu có sai phạm, thì chúng tôi sẽ có sẽ có biện pháp bảo vệ di sản quốc gia...

Theo tìm hiểu của Bộ, ban đầu quan điểm của tỉnh Hà Giang chỉ xây trạm dừng chân cho du khách, không phải công trình bê tông kiên cố, có quy định cả chất liệu làm công trình, nhưng trong quá trình làm, chủ đầu tư cố tình vi phạm pháp luật...

Theo tôi là không nên mang tính mệnh của mình ra để tạo áp lực với luật pháp, khi sai thì nhận thức sai để khắc phục, sửa chữa. Đã là doanh nghiệp, làm việc theo cơ chế thị trường, được ăn thua chịu, không có việc thua chịu rồi bắt xã hội gánh được... 

Dù là tư nhân hay doanh nghiệp cũng phải bảo vệ di sản quốc gia, nếu xâm phạm vào di sản, Bộ không đồng tình. Việc để công trình xây dựng trái phép hoàn thành rồi mới lật lại, thì trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương. Nhà chúng ta sửa, dù nhỏ, ngay lập tức đội quy tắc đến ngay, vì sao nhà 7 tầng mọc như thế, mà các đơn vị ở địa phương không biết?”.

Ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ VH,TT&DL

Diệu Bảo (tổng hợp)

Đọc thêm

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.

Thâm nhập "hầm vàng tặc“ tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh bên ngoài lán "nguỵ trang"hầm "vàng tặc". Nguồn ảnh MC

(PLVN) - Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ đây là lán đựng đồ của người dân địa phương. Tuy nhiên núp bóng dưới danh nghĩa trồng rừng sản xuất, một số đối tượng đã tập kết máy móc, huy động nhiều nhân lực tại vị trí bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu để khai thác vàng trái phép. 

Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: "Ai sai người đó chịu trách nhiệm"

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng.
(PLVN) - Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng được UBND xã Đình Cao phê duyệt từ năm 2022. Mặc dù dự án đã được thi công đến nay khoảng 2 tháng nhưng có nhiều điểm khó hiểu…Trong khi đó, khi được hỏi về quá trình triển khai cũng như các đơn vị thực hiện dự án, lãnh đạo xã cho biết: “Do xã không có trình độ chuyên môn nên phải đi thuê và cũng không nắm rõ đơn vị thực hiện, còn ai sai thì người đó chịu trách nhiệm…”

Vì sao gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng tại Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đấu thầu gần 4 tháng vẫn chưa có kết quả?

Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng có địa chỉ tại huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng.
(PLVN) -  Được thông báo mời thầu vào ngày 08/6/2023 và đóng, mở thầu vào ngày 28/6/2023. Tuy nhiên, đến nay đã gần 4 tháng nhưng gói thầu cung cấp than cám 6a. 14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng do Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu vẫn chưa có kết quả. Bên cạnh đó, trong quá trình đấu thầu, một nhà thầu có kiến nghị về những “bất thường” của một số nhà thầu cùng tham dự đấu thầu gói thầu trên.

Ninh Thuận: Sông Dinh tan hoang vì “ma trên đất”: Bài 2: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý kịp thời sai phạm

Đại công trường khai thác, chế biến khoáng sản trái phép trên sông Dinh được người dân xác định là của ông H.X.T
(PLVN) - “Trường hợp địa phương nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông, suối trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu”, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh thuận chỉ đạo quyết liệt.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.
(PLVN) - Trả lời báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt hành chính về hành vi thực hiện quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm trên trang website: http://myphamnusee.com nhưng không xuất trình được giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
(PLVN) - Thông tin đến Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết Cục mới có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội đề nghị kiểm tra hoạt động tuân thủ, chấp hành các quy định về quản lý mỹ phẩm đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Nusee và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu có vi phạm.

Cựu Bí thư Bến Cát kêu oan, vụ án bị tạm đình chỉ

Sau 7 năm, 7 lần trả hồ sơ, vụ án mà ông Nguyễn Hồng Khanh - cựu Bí thư TX. Bến Cát kêu oan tiếp tục bị tạm đình chỉ điều tra
(PLVN) - Ngày 4/10, Thượng tá Bùi Phạm Hải – Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 42/QĐ-CSKT tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” mà ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX. Bến Cát) bị cáo buộc đồng phạm giúp sức cho ông Nguyễn Huy Hùng và ông Nguyễn Quang Lộc (2 cán bộ Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn) đã kêu oan từ ngày khởi tố đến nay .

Kết luận điều tra vụ 'lướt cọc' tại Đà Nẵng: Luật sư đánh giá cần làm rõ thêm một số vấn đề

Căn nhà 27 Lê Vĩnh Huy, Hải Châu, Đà Nẵng.
(PLVN) - Sau hơn 3 năm khởi tố, Công an Đà Nẵng vừa ra Kết luận điều tra số 99 (KLĐT) với bà Huỳnh Thị Châu (SN 1975, ngụ quận Cẩm Lệ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. CQĐT cho rằng bà Châu “lừa đảo chiếm đoạt” 2,5 tỷ đồng liên quan căn nhà số 27 Lê Vĩnh Huy, Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.