Nghịch lý trong chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát đói nghèo ở Tây Bắc

 Cán bộ xã Pa Thơm , tỉnh Điện Biên (bên trái) tuyên truyền chính sách cho người dân tộc Cống
Cán bộ xã Pa Thơm , tỉnh Điện Biên (bên trái) tuyên truyền chính sách cho người dân tộc Cống
(PLO) -Nhiều chính sách hỗ trợ đã giúp đời sống bà con các dân tộc ít người ở Lai Châu, Điện Biên bớt lạc hậu. Song, cùng với đó là không ít chính sách chưa hợp lý vô tình đã khiến người dân ỷ lại, thiếu ý thức tự lực vươn thoát đói nghèo.

Thích uống rượu hơn đi làm

Người Mảng chủ yếu tập trung sống ở Lai Châu, họ cư ngụ đông nhất tại 6 xã của huyện Nậm Nhùn, với khoảng 3000 nhân khẩu. Họ cũng được xác định là dân tộc nghèo nhất, xong luôn sống ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ và thích uống rượu.

Nhiều người nghiện rượu đến mức, cứ mỗi lần được hỗ trợ gạo, ngô, con giống… là lại “quy” ra rượu để uống. Tiêu biểu như anh Giàng A P. xã Trung Chải, luôn trong tình trạng say mềm. 

Hỏi chuyện, anh P. kéo dài giọng: “Thích. Không cơm nhưng phải có uống”. Thật đáng tiếc là, xuất phát từ việc uống rượu tràn lan đã khiến công việc bị bỏ bê.

Theo ghi nhận của phóng viên, dù là mùa làm nương rẫy họa hoằn lắm mới thấy người Mảng ở Trung Chải đi làm. Nơi đây tập trung 130 hộ người dân tộc Mảng sinh sống, nhưng tới hơn 70% là hộ nghèo, còn lại cận nghèo.

Những nếp nhà nhỏ xíu của người La Hủ (Lai Châu)
Những nếp nhà nhỏ xíu của người La Hủ (Lai Châu)

Năm 2013, Trung Chải được chia tách từ xã Nậm Ban, cơ sở vật chất chỉ là con số 0, và phải mất nhiều tháng sau mới dần được hoàn thiện. Với sự hỗ trợ đắc lực từ chính sách, đời người Mảng đã được nâng lên rõ rệt. Song vẫn thuộc diện nghèo.

Tương tự, bản Nậm Ô và Hua Pảng, xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn) nơi có 127 hộ dân tộc Mảng với 586 người sinh sống cũng xảy ra tình trạng uống rượu tràn lan.

Vì sao vậy? Câu trả lời mà những cán bộ cơ sở từng phải đau đầu là “đói thì đã có nhà nước lo”. Trong mâm có thể không có cơm, thịt hay đồ nhắm mà chỉ có vài miếng măng nấu lõng bõng, nhưng mỗi người phải có một chai rượu.

Xác nhận thông tin này, ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Kế hoạch (Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu) nói: “Chuyện ỷ lại xảy ra ở hầu hết các dân tộc thiểu số ở địa bàn. Trong đó có người Mảng, Si La và La Hủ. Họ không có ý thức vươn lên. Nhiều người còn nghiện rượu, uống đến nỗi không đi làm được. Từ đó họ lợi dụng hưởng chính sách, gây ra nhiều hệ lụy xã hội”. 

Ngược lại, người dân lấy lý do thiếu đất, thiếu nước đồng thời kỹ thuật kém trong khi không có cán bộ khuyến nông thường xuyên hướng dẫn nên… làm không được.

Thậm chí có hộ không có đất trồng lúa. Trước phản ánh của người dân, ông Phạm Minh Hải, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Ban cho biết : diện tích đất sản xuất ở Nậm Ban hạn chế và chỉ làm được một vụ mà chưa được phép khai hoang thêm. Song đó cũng chưa phải là nguyên nhân của cái nghèo. Cái chính vẫn là có hỗ trợ rồi mà không vươn lên được.

Rõ ràng, cùng với ý thức, cộng với điều kiện tự nhiên, đã làm chậm sự phát triển của nhiều xóm bản. Chỉ một số người có lòng tự trọng, được sự giúp đỡ của cán bộ, giáo viên cắm bản mới tích cực chăn nuôi, trồng thảo quả, vực dậy kinh tế gia đình. Tiêu biểu như gia đình anh Chìn A Vào ở bản Nậm Ô, khi kinh tế ổn định, đã mua được máy xát gạo phục vụ bà con trong bản.

Là cán bộ trăn trở với công tác dân tộc, ông Tống Thanh Bình, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho rằng, trình độ của người Mảng thấp, lúc nào cũng mang tư tưởng bình quân, thích được nghèo. Ông Bình kể ra chuyện bi hài:

“Chúng tôi đi nhiều vùng để cùng làm nhà ở cho dân La Hủ ở huyện Mường Tè, Nậm Nhùn. Trong khi các ban ngành đoàn thể hối hả xắn tay làm nhà cho họ thì họ đứng ngoài nhìn mà không hợp tác. Bảo thì họ nói “làm cho thì ở, không thì thôi!”.

Thế nhưng, dù nói thế nào thì cũng có quá nhiều nguyên nhân, cả khách và chủ quan khiến người Mảng, La Hủ, Si La ở Lai Châu, người Cống ở Điện Biên có trên 76% hộ nghèo, dù nằm trong Đề án Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, một chính sách đặc thù cho những dân tộc đặc biệt ít người.

Chưa sát thực tế

Không phải đến năm 2011, khi Đề án Phát triển kinh tế- xã hội được phê duyệt thì bà con các dân tộc đặc biệt ít người mới được giúp đỡ.

Ngay từ năm 2009, với rất nhiều nỗ lực và “chính sách mềm”, Bộ đội biên phòng hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên đã có nhiều hoạt động hỗ trợ người La Hủ (chủ yếu tập trung ở các xã xa xôi và khó khăn nhất của huyện Mường Tè, Mường Nhé.

Với nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước, bà con các dân tộc ít người ở Điện Biên đã vươn lên
 Với nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước, bà con các dân tộc ít người ở Điện Biên đã vươn lên

Từ đó, giúp cho “người lá vàng” có điều kiện giao lưu với các dân tộc khác, phát triển kinh tế xã hội, hạn chế du canh du cư. 

Tiếp theo nữa, với nhiều chính sách ưu việt, kịp thời, đã gắng gỏi kéo những người dân tộc còn rất ít người khỏi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sống cách biệt và lạc hậu, dần tạo cho họ sự hòa nhập với các dân tộc khác. Nhưng nhiều cán bộ cơ sở “kêu” các chính sách có nội dung chồng chéo, thậm chí cùng lúc thực hiện nhiều chính sách dẫn đến hoang mang.

Thí dụ Chương trình 135 và 755 cùng triển khai một lúc về hỗ trợ vốn làm nhà ở, người dân chỉ được chọn lựa một chương trình có mức hỗ trợ nhiều hơn là 135. Vậy thì chương trình 755 sẽ bị tồn đọng.

Hay chính sách ban hành, mong muốn người dân được hưởng, coi đó là động lực để vươn lên, nhưng do sai về cách thực hiện nên người dân lợi dụng trục lợi. Có thể nhận thấy là không ít địa phương sai về phương pháp.

Họ cho rằng cứ giao tiền cho dân là xong, mà không sát sao hướng dẫn cách làm ăn, nên nguồn kinh phí đầu tư cho dân lại trở thành… mối họa. Đơn cử như khảo sát ở những vùng cư dân La Hủ, phóng viên ghi nhận hàng trăm ngôi nhà tạm lợp mái tranh ọp ẹp xiêu vẹo vẫn tồn tại. 

Cán bộ địa phương cho rằng, chương trình hỗ trợ về nhà ở, mà chỉ đưa cho họ 8,5 triệu đồng rồi bảo họ góp thêm làm nhà là không khả thi. Bởi người La Hủ có kiểu làm nhà… siêu tốc. Họ nhận tiền về, gọi anh em đến rồi cử nhau vào rừng chặt tre dựng nhà, lấy lá lợp lên. Tiền thì đi mua rượu uống. Từ lúc quyết định đến lúc khánh thành chỉ mất ba tiếng, rất tạm bợ.

Nhà tạm, cứ một trận gió to là đổ, người dân lại di cư dựng nhà khác, quanh năm sống cảnh đầu rừng cuối hẻm. Ông Lò Văn Thoạn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Điện Biên cho rằng, thương dân thật, nhưng cũng cần rút dần hỗ trợ gạo, muối, quần áo và các nhu yếu phẩm khác. Hãy cho người dân các công trình vĩ mô, phục vụ công cộng.

Ông Thoạn chỉ ra sự bất hợp lý: “Trong khi nguồn vốn đầu tư công trình nhỏ giọt, chậm, thì các hỗ trợ nhỏ lẻ kia cứ được làm thường xuyên, vì thế mà thiếu bền vững. Nên phải chữa bệnh ỷ lại cho người dân bằng nhiều biện pháp có hiệu quả”.

Một trong những mấu chốt của vấn đề, theo nhiều cán bộ cơ sở, cần chính sách “khơi thông” tư tưởng để người dân tộc thiểu số giảm uống rượu, chăm chỉ lao động.

“Nếu cứ đổ tiền cho người dân uống rượu, thì nghèo lại hoàn nghèo thôi. Hãy giảm cho không, tăng cường đầu tư khai hoang ruộng đất, bố trí cán bộ khuyến nông dạy làm nông nghiệp, giáo viên dạy văn hóa và cái chữ để người dân nâng cao văn hóa, nhận thức”, ông Tống Thanh Bình đề xuất.

Đọc thêm

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.

Thâm nhập "hầm vàng tặc“ tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh bên ngoài lán "nguỵ trang"hầm "vàng tặc". Nguồn ảnh MC

(PLVN) - Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ đây là lán đựng đồ của người dân địa phương. Tuy nhiên núp bóng dưới danh nghĩa trồng rừng sản xuất, một số đối tượng đã tập kết máy móc, huy động nhiều nhân lực tại vị trí bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu để khai thác vàng trái phép. 

Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: "Ai sai người đó chịu trách nhiệm"

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng.
(PLVN) - Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên có tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng được UBND xã Đình Cao phê duyệt từ năm 2022. Mặc dù dự án đã được thi công đến nay khoảng 2 tháng nhưng có nhiều điểm khó hiểu…Trong khi đó, khi được hỏi về quá trình triển khai cũng như các đơn vị thực hiện dự án, lãnh đạo xã cho biết: “Do xã không có trình độ chuyên môn nên phải đi thuê và cũng không nắm rõ đơn vị thực hiện, còn ai sai thì người đó chịu trách nhiệm…”

Vì sao gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng tại Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đấu thầu gần 4 tháng vẫn chưa có kết quả?

Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng có địa chỉ tại huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng.
(PLVN) -  Được thông báo mời thầu vào ngày 08/6/2023 và đóng, mở thầu vào ngày 28/6/2023. Tuy nhiên, đến nay đã gần 4 tháng nhưng gói thầu cung cấp than cám 6a. 14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng do Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu vẫn chưa có kết quả. Bên cạnh đó, trong quá trình đấu thầu, một nhà thầu có kiến nghị về những “bất thường” của một số nhà thầu cùng tham dự đấu thầu gói thầu trên.

Ninh Thuận: Sông Dinh tan hoang vì “ma trên đất”: Bài 2: Chỉ đạo kiểm tra, xử lý kịp thời sai phạm

Đại công trường khai thác, chế biến khoáng sản trái phép trên sông Dinh được người dân xác định là của ông H.X.T
(PLVN) - “Trường hợp địa phương nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông, suối trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu”, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh thuận chỉ đạo quyết liệt.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.

Bài 2: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt vì vi phạm về Quảng cáo.
(PLVN) - Trả lời báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: Công ty Cổ phần tập đoàn Nusee bị xử phạt hành chính về hành vi thực hiện quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm trên trang website: http://myphamnusee.com nhưng không xuất trình được giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Bài 1: Công ty cổ phần tập đoàn Nusee chưa được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
(PLVN) - Thông tin đến Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết Cục mới có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội đề nghị kiểm tra hoạt động tuân thủ, chấp hành các quy định về quản lý mỹ phẩm đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Nusee và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu có vi phạm.

Cựu Bí thư Bến Cát kêu oan, vụ án bị tạm đình chỉ

Sau 7 năm, 7 lần trả hồ sơ, vụ án mà ông Nguyễn Hồng Khanh - cựu Bí thư TX. Bến Cát kêu oan tiếp tục bị tạm đình chỉ điều tra
(PLVN) - Ngày 4/10, Thượng tá Bùi Phạm Hải – Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 42/QĐ-CSKT tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” mà ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX. Bến Cát) bị cáo buộc đồng phạm giúp sức cho ông Nguyễn Huy Hùng và ông Nguyễn Quang Lộc (2 cán bộ Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn) đã kêu oan từ ngày khởi tố đến nay .

Kết luận điều tra vụ 'lướt cọc' tại Đà Nẵng: Luật sư đánh giá cần làm rõ thêm một số vấn đề

Căn nhà 27 Lê Vĩnh Huy, Hải Châu, Đà Nẵng.
(PLVN) - Sau hơn 3 năm khởi tố, Công an Đà Nẵng vừa ra Kết luận điều tra số 99 (KLĐT) với bà Huỳnh Thị Châu (SN 1975, ngụ quận Cẩm Lệ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. CQĐT cho rằng bà Châu “lừa đảo chiếm đoạt” 2,5 tỷ đồng liên quan căn nhà số 27 Lê Vĩnh Huy, Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.