Áo phong tỏa hoàn toàn khi tỷ lệ mắc COVID-19 là 991 trên 100.000 người

Người dân đến Trung tâm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Vienna (Áo). Ảnh: Reuters (chụp ngày 18/11/2021)
Người dân đến Trung tâm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Vienna (Áo). Ảnh: Reuters (chụp ngày 18/11/2021)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Áo sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ở Tây Âu áp dụng lại lệnh phong tỏa chống COVID-19 hoàn toàn khi nước láng giềng Đức cảnh báo có thể làm theo.

Châu Âu một lần nữa trở thành tâm chấn của đại dịch, chiếm một nửa số ca mắc và tử vong trên toàn cầu.

Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg phát biểu trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi đã không thành công trong việc thuyết phục đủ số người đi tiêm chủng và cho biết việc phong tỏa sẽ bắt đầu vào thứ Hai và mọi người phải được tiêm phòng vào ngày 1/2/2022". "Thật đau lòng khi những biện pháp như vậy vẫn phải được thực hiện", Thủ tướng Áo bày tỏ.

Đến nay, khoảng 2/3 số người đủ điều kiện ở Áo được tiêm chủng đầy đủ phòng COVID-19, một trong những tỷ lệ thấp nhất ở Tây Âu. Trong khi đó Áo có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở châu Âu, với tỷ lệ mắc bệnh trong bảy ngày là 991 trên 100.000 người.

Chính phủ Áo ban hành lệnh phong tỏa đối với những người không được tiêm chủng đầy đủ. Ảnh: Reuters (chụp ngày 18/11/2021 tại Thủ đô Vienna)

Chính phủ Áo ban hành lệnh phong tỏa đối với những người không được tiêm chủng đầy đủ. Ảnh: Reuters (chụp ngày 18/11/2021 tại Thủ đô Vienna)

Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết, làn sóng thứ tư đã khiến Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, rơi vào tình trạng khẩn cấp, đồng thời khẳng định rằng chỉ riêng việc tiêm phòng sẽ không làm giảm số ca mắc.

Khi được hỏi liệu Đức có thể loại trừ phong tỏa hoàn toàn theo kiểu Áo hay không, Bộ trưởng Spahn nói: "Chúng tôi hiện đang ở trong một tình huống không thể loại trừ bất cứ điều gì. Chúng tôi đang trong tình trạng khẩn cấp quốc gia".

Các quầy hàng ở chợ Giáng sinh ở Munich, Đức đã đóng cửa trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Ảnh: Reuters (chụp ngày 19/11/2021)

Các quầy hàng ở chợ Giáng sinh ở Munich, Đức đã đóng cửa trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Ảnh: Reuters (chụp ngày 19/11/2021)

Mối đe dọa về việc phong tỏa mới ở châu Âu xuất hiện khi sự lạc quan ngày càng tăng về các loại thuốc điều trị COVID-19 thử nghiệm được phát triển bởi Pfizer (PFE.N) và Merck (MRK.N) giúp giảm cơ hội nhập viện và bệnh nặng, đem đến nhiều vũ khí hơn cho cuộc chiến chống lại virus corona trên thế giới.

Hôm thứ Sáu, cơ quan quản lý dược phẩm của EU cho biết họ đang xem xét dữ liệu về thuốc viên COVID-19 của Pfizer để giúp các quốc gia thành viên quyết định về việc áp dụng nhanh chóng trước khi có sự chấp thuận chính thức của toàn EU.

Khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng trở lại, một số chính phủ châu Âu đã bắt đầu đặt ra lại các hạn chế xã hội, từ việc phong tỏa hoàn toàn của Áo đến phong tỏa một phần ở Hà Lan.

Các quan chức chăm sóc sức khỏe Hà Lan hôm thứ Sáu cho biết họ đã bắt đầu tạm dừng việc điều trị cho một số bệnh nhân ung thư và tim để giải phóng giường bệnh trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) trong đợt nhiễm COVID-19 kỷ lục.

Người phát ngôn của LCPS, tổ chức quốc gia phân bổ nguồn lực cho bệnh viện, cho biết: "Đây là những bệnh nhân ung thư thực sự nên được phẫu thuật trong vòng sáu tuần sau khi chẩn đoán và điều đó sẽ không được đáp ứng trong mọi trường hợp".

Viện Y tế Quốc gia (RIVM) đã báo cáo một kỷ lục về hơn 23.000 trường hợp mắc mới trong 24 giờ trước đó vào thứ Năm, so với mức cao hàng ngày trước đó là khoảng 13.000 đạt được vào tháng 12 năm 2020.

Điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm COVID-19, trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Maastricht UMC + ở Maastricht, Hà Lan. Ảnh: Reuters (chụp ngày 10/11/2020).

Điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm COVID-19, trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Maastricht UMC + ở Maastricht, Hà Lan. Ảnh: Reuters (chụp ngày 10/11/2020).

Vào đầu tháng 11, Chính phủ Hà Lan đã yêu cầu đeo khẩu trang trong các cửa hàng và cuối tuần trước, Chính phủ đã áp dụng biện pháp phong tỏa một phần, bao gồm đóng cửa các quán bar và nhà hàng sau 8 giờ tối.

Trong khi đó, Nghị viện Hà Lan đang bị chia rẽ vì một kế hoạch do Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte đề xuất nhằm hạn chế quyền đến tới các địa điểm công cộng trong nhà đối với những người chưa có "vé thông hành" (chứng nhận được tiêm phòng đầy đủ hoặc đã khỏi bệnh sau khi bị nhiễm COVID-19). Những người chỉ trích nói rằng động thái này sẽ gây chia rẽ và phân biệt đối xử. Các trường học vẫn mở cửa, và các nhà virus học hôm 18/11 đề xuất kéo dài ngày lễ Giáng sinh để làm chậm tình trạng lây nhiễm trùng, vốn đang tăng nhanh nhất ở trẻ em.

Niels Van Regenmortel, điều phối viên đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Bệnh viện ZNA Stuivenberg ở Antwerp (Bỉ), cho biết có nguy cơ ngày càng tăng các bệnh viện ở Bỉ sẽ phải dùng đến biện pháp phân loại bệnh nhân khi các ICU không còn giường, trong bối cảnh số lượng ca COVID-19 tăng vọt. Đồng thời và kêu gọi chính phủ hạn chế hoạt động xã hội ban đêm.

Đọc thêm

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.