Vòng quanh thế giới đón Tết

Biểu diễn một trò chơi dân gian ngày Tết ở Hàn Quốc.
Biểu diễn một trò chơi dân gian ngày Tết ở Hàn Quốc.
(PLVN) - Nếu như Tết của các nước châu Âu tính theo năm dương lịch nhưng với các nước Châu Á lại khác. Họ đón năm mới theo lịch âm hoặc lịch cổ truyền riêng theo truyền thống của mình và có những phong tục đón Tết với dấu ấn văn hóa đặc sắc. 

Rực rỡ Tết cổ truyền Trung Hoa

Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc đón năm mới theo lịch âm. Cứ đến khoảng thời gian giáp Tết, mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới nô nức kéo nhau về quê để được đoàn tụ với gia đình và cùng chờ đón khoảnh khắc thiêng liêng. Họ quây quần bên nhau, làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và tổ chức những lễ hội vô cùng sôi động, nhộn nhịp.

Đặc biệt, đối với người dân Trung Quốc, màu đỏ chính là màu tượng trưng cho may mắn đồng thời còn là màu để đánh đuổi quỷ dữ khỏi quấy rối làng. Chính vì vậy mà trong những ngày này, họ thường treo khắp nơi đèn lồng đỏ, giấy đỏ và bắn pháo hoa tưng bừng. Còn trẻ em và người già thường được mừng tuổi, gọi là lì xì, tiền đựng trong bao đỏ để lấy may.

Bữa ăn đặc biệt đầu năm mới của người Nhật Bản

Từ “năm mới” ở Nhật Bản còn được gọi là Oshogatsu. Mặc dù thời gian diễn ra không giống như các nước Châu Á nhưng “xứ sở anh đào” cũng có phong tục đón Tết độc đáo và có khá nhiều nét tương đồng. Ví dụ, họ cũng tin rằng linh hồn của người thân có thể về thăm nên nhà cửa luôn được lau dọn sạch sẽ. Hoặc đi lễ chùa đầu năm sau khoảnh khắc giao thừa.

Bên cạnh đó, vẫn có một số truyền thống khác biệt như trong những ngày đầu năm mới, các cô gái Nhật Bản sẽ ra ngoài đồng hái nhiều loại cây cỏ khác nhau để sau mùng 7 sẽ đem nấu với gạo thành bữa ăn đặc biệt.

Hàn Quốc tưng bừng Tết Seollal

Cũng giống như Việt Nam, ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc chính là Tết Âm lịch, hay còn được gọi bằng cái tên khác là Seollal – nghĩa là ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Vào ngày Tết, người dân xứ Hàn đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất và sau đó thực hiện những nghi lễ quen thuộc.

Nghi lễ đầu tiên sẽ diễn ra là Charye, tức là các thành viên sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp theo là nghi lễ Sebae - lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi.

Tết cổ truyền Songkran của Thái Lan

Khác hẳn với những nước Châu Á, Thái Lan lại đón năm mới vào tháng 4 Dương lịch, cụ thể là từ ngày 13-15/4 hàng năm và Tết cổ truyền này còn có tên gọi khác là Songkran. Người dân nơi đây sẽ đón Tết bằng cách té nước vào nhau để mong gặp được sự may mắn trong năm mới. Do đó, những người được té càng nhiều nước thì càng may mắn.

Bên cạnh đó, trong dịp này, người dân Thái Lan còn nấu các món ăn truyền thống và mặc rất nhiều trang phục đẹp mắt. Cùng với đó là nhiều cuộc diễu hành hay các lễ hội khác nhau cũng được tổ chức rất sôi động, nhộn nhịp.

Singapore: Ngày Tết ăn quýt, may mắn cả năm!

Những ngày Tết ở Singapore lại khá đặc biệt, khi diễn ra 3 lễ hội. Đó là lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác. Trong đó, nổi bật nhất chính là lễ hội đường phố Chingay đã thu hút rất đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia diễu hành trên đường phố bởi Chingay có nghĩa là “nghệ thuật trang phục và hóa trang”.

Ngoài ra, đối với Singapore, quả quýt được cho là thứ mang lại may mắn và hạnh phúc. Vì thế, vào ngày Tết, họ sẽ mời khách khứa cũng như cả gia đình cùng ăn quýt hoặc một món ăn khác là cá – để thể hiện sự dư dả, dồi dào trong cả năm.

Tết no đủ viên mãn của Philippine

Được biết đến là một đất nước giàu tài nguyên nhưng Philippine cũng cực kỳ nổi tiếng với nhiều phong tục đón Tết độc đáo, vô cùng thú vị. Nhất là mỗi vùng miền sẽ có quan niệm khác nhau về ngày Tết, nhưng lại khá ý nghĩa.

Đa số vào ngày Tết, người dân nơi đây sẽ chọn và mua cho mình cũng như người thân trong gia đình những đồ vật có dáng dấp hoặc đan xen hình trò như áo chấm bi, quần chấm bi, quả bóng... và cả những loại hoa quả có hình tròn như cam, quýt, chanh, bưởi... Bởi theo quan niệm truyền thống, họ tin rằng tất cả mọi thứ trong năm sẽ tròn trịa và viên mãn như những đồ vật mà mình đã lựa chọn.

Người Malaysia nhịn ăn đón Tết

Một đất nước có phong tục đón Tết độc đáo, thú vị chẳng kém ở Châu Á, đó chính là Malaysia. Do chịu ảnh hưởng từ lịch của Hồi giáo, để chuẩn bị cho Tết, người dân xứ này sẽ phải nhịn ăn vài ngày trước thời điểm chào đón năm mới. Đồng thời cũng không mua nhiều món ăn để thể hiện sự cảm thông đối với những nước nghèo đói. Có thể thấy, đây chính là quốc gia có lòng thương người nhất thế giới.

Tết té nước, buộc chỉ cổ tay ở Lào

Tết đón năm mới của Lào còn được gọi là Bunpimay, có nghĩa là té nước, cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc. Đặc biệt, cũng giống như Việt Nam, tại Lào người dân có thói quen du xuân sau giao thừa. Do đó, các trung tâm công viên luôn lộng lẫy đèn hoa, còn các rạp hát, nhà văn hóa thì luôn vang lên những tiết mục múa cổ truyền đặc sắc của dân tộc Lào.

Ngoài ra, người dân Lào cũng có một phong tục đón Tết độc đáo, thú vị khác đó là buộc chỉ vào cổ tay, với mục đích thay cho lời chúc phúc. Những sợi chỉ màu trắng ngà được đeo lên cổ tay và vẩy nước thơm, tượng trưng cho lời chúc của người đã buộc lên tay, bao nhiêu người chúc sẽ tương ứng với bấy nhiêu sợi chỉ.

Ngày Tết lên chùa lễ Phật ở Campuchia

Giống như Thái Lan, thời gian diễn ra Tết đón năm mới của đất nước Campuchia là từ ngày 14 - 16/4 dương lịch. Vào dịp này, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo Phật. Còn mỗi nhà sẽ dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy...

Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ chọn những bộ quần áo tươi tắn để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng Phật, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.

Tết Tháng Trắng ở Mông Cổ

Một trong hai dịp lễ lớn nhất ở Mông Cổ chính là Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Tháng Trắng. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ". Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng, là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông hay cơm ăn chung với nho khô…

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.