Võ sĩ Quyền anh duy nhất trên thế giới có bằng Tiến sĩ

Tiến sĩ búa thép ladimir Klitschko (trái) trong một trận đấu
Tiến sĩ búa thép ladimir Klitschko (trái) trong một trận đấu
(PLVN) - Wladimir Klitschko là một võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp người Ukraina, là võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới có được tấm bằng tiến sĩ. Anh cũng được biết đến là một người có cú đấm mạnh mẽ và khả năng chịu đòn, giữ thăng bằng cực tốt.

Kẻ thống trị làng quyền anh thế giới

ladimir Klitschko giành 64 trận thắng trong số 67 trận thi đấu chuyên nghiệp, trong đó có 53 trận thắng knock-out. Anh là người đã thống trị làng quyền anh hạng nặng thế giới hơn 9 năm, nắm trong tay chiếc đai WBA, BF, WBO trong quãng thời gian đó.

Với tỷ lệ thắng knockout 87,23%, anh là nhà vô địch có tỷ lệ số trận thắng knockout cao thứ hai trong lịch sử quyền Anh hạng nặng thế giới, chỉ đứng sau con số 87,76% của Rocky Marciano. Anh chưa bao giờ bị đánh gục cũng như chưa bao giờ để thua điểm trong bất kỳ một trận quyền Anh chuyên nghiệp nào. Anh phải nhận 2 trận thua là do bị dính một chấn thương ở vai và bị rách mí mắt trong trận đấu, ở hai trận đấu đó ông đã bị xử knockout kỹ thuật. Tuy nhiên, tại thời điểm kết thúc trận đấu ông vẫn đang dẫn trước trên bảng điểm.

Sức mạnh của ông cũng như việc ông sở hữu tấm bằng tiến sĩ đã khiến ông có được biệt danh Tiến sĩ Búa thép (Dr.Ironfist). Ông là người đã tham gia tổng cộng 29 trận tranh đai vô địch, có 25 lần chiến thắng. Chưa tay đấm nào trong lịch sử có được con số ấn tượng như thế. Ông được coi là người có trí tuệ thông minh tuyệt vời, chẳng thích đến các hộp đêm, không chi hàng chục ngàn USD cho những chốn xa hoa.

Ông thích những môn thể thao trí tuệ như cờ vua, chơi golf, làm từ thiện, đôi khi tham gia một vài bộ phim và thành thạo tới 4 ngoại ngữ. Cha của Klitschko - ông Rodionovich là Thiếu tướng trong quân đội Liên Xô và từng chỉ huy nhiều nhiệm vụ quan trọng. Một trong số này là việc đứng đầu chiến dịch khôi phục đất nước sau thảm họa hạt nhân Chernobyl vào năm 1986. Ông bị chuẩn đoán ung thư không lâu sau đó và mất năm 2011.

Vào thời điểm thảm họa Chernobyl diễn ra, Wladimir chỉ là một cậu nhóc lên 10 và sống không xa khu vực có phóng xạ là bao. Vì thế, cậu cùng anh trai Vitali phải rời quê và chuyển đến Ba Lan xa xôi. Dù tuổi thơ không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với cha, Wladimir vẫn coi ông là niềm tự hào, tấm gương sáng để noi theo. Và tự khi nào, tính kỷ luật của ông Rodionovich cũng đã ngấm vào máu cậu bé người Ukraine.

Không sống trong một xã hội bạo lực và tập luyện boxing trong tù như Mike Tyson, không phải nỗ lực hết mình trong sự nghèo khó và thiếu thốn như Manny Pacquiao, Wladimir nuôi dưỡng niềm đam mê boxing tại CLB nổi tiếng Gwardia Warszawa và được chỉ dẫn bởi VĐV từng đoạt 2 HCV Olympic là ông Jerzy Kulej.

 

Dẫu vậy, con đường thành công của Wladimir vẫn chẳng thể thiếu đi sự nỗ lực. Chàng trai người Ukraine biết cách dung hòa giữa mục tiêu trở thành một học sinh xuất sắc và ước mơ lên đỉnh làng quyền anh thế giới. Tất nhiên, mọi thứ đều đến từ sự kỷ luật. Anh nói: “Tôi phải tập luyện 6 ngày trong tuần. Mỗi ngày từ 4 đến 5 tiếng.

Tôi luôn cố gắng giữ nguyên lịch tập luyện của mình trước những thay đổi của hoàn cảnh. Sự kỷ luật là điều đưa tôi đến thành công, thứ mà phần đông tay đấm khác không làm được. Họ có tài năng nhưng khả năng tổ chức bản thân lại kém cỏi”.

Rất nhanh chóng, Wladimir tìm kiếm những thử thách lớn lao hơn và vinh quang đến với anh liếp tiếp sau đó. Năm 1993, Wladimir vô địch giải quyền anh trẻ châu Âu. Vài tháng tiếp theo, anh đứng thứ hai thế giới ở giải trẻ. Và rồi tất cả biết đến cái tên Wladimir sau kỳ Olympic 1996, thi đấu ấn tượng, anh chiến thắng đối thủ Paea Wolfgramm trong trận chung kết để giành chiếc Huy chương vàng quyền anh hạng nặng.

Sau này, Wladimir thừa nhận tầm quan trọng của chiến tích tại Atlanta: “Đó là dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời của tôi và cả đất nước Ukraine nữa. Đó là lần đầu tiên Ukraine đến Olympic với tư cách một quốc gia độc lập”. Dẫu vậy, năm 2012, anh chấp nhận chia tay chiếc huy chương ấy để đổi lấy 1 triệu USD quyên góp cho những số phận bất hạnh. Trải qua 140 trận nghiệp dư với tổng cộng 136 chiến thắng, danh vọng đã đủ để Wladimir cùng anh trai quyết định chuyển lên thi đấu chuyên nghiệp vào tháng 11/1996. Bắt đầu một thử thách hoàn toàn mới. Khi cả thế giới còn đang sôi sục cùng phong cách tấn công sôi động trong khoảng hai thập kỷ mà những Mike Tyson, Evander Holyfield hay Lennox Lewis mang lại, Klitschko lại chọn hướng đi khác.

Đối với anh, boxing không có nghĩa là né và ra đòn. Người có trong tay bằng tiến sĩ tâm lý và khoa học thể thao cần thứ gì đó chắc chắn và an toàn hơn. Vì thế, “Tiến sĩ búa thép” tìm cách đưa nghệ thuật phòng thủ của mình lên tầm đỉnh cao.

“Nghệ thuật của quyền Anh là không để bị đánh trúng. Tôi không tham gia môn này để khuôn mặt mình bị bầm tím. Khi tập luyện, tôi thường để hai tay ra sau lưng và cố gắng tránh đòn bằng việc lắc vai hay sử dụng bước di chuyển từ đôi chân”.

Sau 21 năm Wladimir thi đấu chuyên nghiệp, đến nay, người ta vẫn quen gọi cách phòng thủ của tay đấm người Ukraine là “nghệ thuật của cánh tay giơ cao”. Phòng thủ chắc chắn và tung ra những cú đấm thẳng chết người là cách “Tiến sĩ búa thép” chọn để hạ gục đối thủ. HLV quyền Anh Freddie Roach, người từng làm việc với cả Wladimir và Mike Tyson, nhận xét: “Cậu ấy sở hữu những cú đấm sấm sét. Thậm chí mạnh hơn cả Mike. Wladimir có thể hoàn thành những bài tập khó khăn nhất. Hai anh em nhà Klitschko là những người giỏi nhất tôi từng chỉ dạy”.

Hàng ngàn giờ tập luyện và nghiền ngẫm đã đưa lối đánh của Wladimir trở thành một công thức vô cùng chính xác và rất khó bị đánh bại. Đặc biệt trước những đối thủ bất lợi hơn về chiều cao và độ dài sải tay.

Alexander Povetkin, một nhà vô địch Olympic hạng nặng 2004 và giữ thành tích 26-0 cũng đã phải chịu thua hoàn toàn trước “Tiến sĩ búa thép” khi bị knock-out tới 4 lần. Sultan Ibragimov, chưa từng thất bại, thượng đài trong sự tự tin nhưng cũng chỉ cầm cự hết 12 hiệp để rồi thua điểm và không trở lại võ đài một lần nào nữa.

Dẫu vậy, Wladimir không phải mộhà vô địch bất khả chiến bại. Tay đấm người Ukraine từng để Corrie Sanders và Lamon Brewster lần lượt gây sốc vào năm 2003 và 2004. Mất đai là niềm thất vọng lớn lao với bất kỳ nhà vô địch nào. Nhưng riêng Wladimir, bậc thầy của những trò chơi tâm lý, anh biết cách biến nỗi đau thành sức mạnh cho sự vươn lên. “Sức mạnh tâm trí là vô cùng quan trọng, bạn có thể thắng, có thể thua từ trong suy nghĩ”. Sau thất bại trước Brewster, Wladimir

cùng sự giúp sức của người thầy mới Emanuel Steward đã tạo nên triều đại thống trị tại hạng nặng dài thứ hai trong lịch sử trước khi bị Tyson Fury chặn lại vào tháng 11/2015. Trong cả sự nghiệp, “Tiến sĩ búa thép” thượng đài tổng cộng 69 lần, có 64 chiến thắng và chỉ chịu 5 thất bại.

Hình mẫu đáng ngưỡng mộ

“Tay đấm thép” Mike Tyson từng ngán ngẩm phát biểu: “Chúng ta đang sống tại một xã hội kỳ lạ. Người ta chỉ thích chứng kiến những tay đấm hiếu chiến và hoang dại mà thôi”. Trong giai đoạn mà những giá trị thương mại đã ăn sâu vào mọi ngóc ngách của quyền anh, vật chất đã biến các tay đấm dần trở nên ích kỷ và xấu xí. Đơn giản, bởi có scandal, có tranh cãi hay chửi tục là được chú ý và để mắt hơn.

Nếu chọn cách tiếp bước những tiền bối như Mike Tyson hay Evander Holyfield, túi tiền của Wladimir chắc chắn sẽ rủng rỉnh hơn nhiều. Anh sẽ được thi đấu tại những thành phố giàu có của Mỹ thay vì phải chật vật ở Đức. Tất nhiên, điều đó không xảy ra, một con người có quy tắc và kỷ luật như Klitschko sẽ không để tiền bạc mua chuộc những giá trị cao quý của bản thân. Đó có thể là lòng hiếu thảo với người mẹ Ulyanovna. Vào năm 2011, khi nắm trong tay chiếc đai WBA, WBO và IBF, hàng tá lời mời trị giá hàng trăm triệu USD được gửi tới “Tiến sĩ búa thép” để thuyết phục anh thượng đài với người anh Vitali nhằm thống nhất chiếc đai WBC danh giá còn lại.

Lắc đầu trước tất cả, “Tiến sĩ búa thép” chỉ nói ngắn gọn: “Dù có là một tỷ USD cũng không khiến tôi làm tổn thương trái tim của mẹ”. Ngày đầu bước chân vào làng quyền anh, Wladimir và Vitali đã hứa với bà Ulyanovna sẽ không bao giờ thượng đài với nhau. Anh không thể phá bỏ nó. Đó có thể là niềm kiêu hãnh ở tận sâu tâm hồn. Sau trận đấu “hồi sinh những giá trị của quyền anh hạng nặng” với Anthony Joshua, Wladimir hứa hẹn nhận được khoản tiền gấp đôi nếu chấp nhận tái đấu với tay đấm người Anh.

Trong khi nhà tổ chức quyền anh nổi tiếng Eddie Hearn nhanh chóng lựa chọn Las Vegas cùng ngày 11/11 để tổ chức còn Joshua đã lao vào tập luyện từ lâu thì Wladimir bất ngờ tuyên bố giải nghệ. “Tiến sĩ búa thép” không muốn hình ảnh một Wladimir mệt mỏi ở tuổi 41 in đậm trong tâm trí những người yêu mến.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.