Tin được không: "Cha đẻ" của nền tảng phát minh công nghệ không dây chính là "Người phụ nữ đẹp nhất thế giới"

Nữ diễn viên Hedy Lamarr
Nữ diễn viên Hedy Lamarr
(PLVN) - Được mệnh danh “người phụ nữ đẹp nhất” và đóng hơn 30 bộ phim nhưng Hedy Lamarr lại có một sở thích đặc biệt là tìm tòi sáng chế và nghiên cứu khoa học. Bà từng góp phần tạo ra công nghệ nhảy tần - tiền thân của Wifi, GPS và bluetooth mà ngày nay hàng tỷ người sử dụng.

Nữ diễn viên của những vai diễn nóng bỏng 

Hedy Lamarr, tên khai sinh là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh ngày 9/11/1914 tại thủ đô Viên, nước Áo. Bà là con gái của ông chủ ngân hàng Emil Kiesler và nữ nghệ sĩ piano Gertrud “Trude” Kiesler. Nhờ vẻ đẹp vô cùng kiều diễm và xuất sắc, Hedy đã dấn thân vào sự nghiệp đóng phim ngay từ khi còn nhỏ. Chẳng mấy chốc, tên tuổi của bà lên như diều gặp gió và trở thành nữ minh tinh của Hollywood. 

Hedy là nữ diễn viên sở hữu nhan sắc được xếp vào hàng đẹp nhất thế giới hồi thập niên 1940-1950, sánh ngang với những tên tuổi huyền thoại như Mari¬lyn Monroe, Audrey Hepburn, Elizabeth Taylor... Bà cũng từng được mệnh danh là “người phụ nữ đẹp nhất thế giới” với khuôn mặt và thân hình không có một điểm gì để chê, ngay cả thế hệ ngày nay khi xem lại những bức ảnh cũ của bà cũng phải trầm trồ. 

Năm 17 tuổi, cô bé Hedwig có vai diễn đầu tiên. Nhưng vai diễn được chú ý nhất trong cuộc đời bà Hedy phải kể đến là sự góp mặt của bà trong bộ phim “Ecstasy” (1933) của đạo diễn Gustav Machaty. Bà vào vai một người phụ nữ trẻ tên Eva, đã phản bội chồng vì không tìm được niềm hạnh phúc trong hôn nhân. 

Hedy Lamarr - Biểu tượng của sắc đẹp và trí tuệ
Hedy Lamarr - Biểu tượng của sắc đẹp và trí tuệ  

Trong bộ phim, Hedy đã có một cảnh khỏa thân chạy theo ngựa cho tới khi đối diện với một người đàn ông lạ ở trong rừng. Cảnh nóng gây sốc thứ hai của Hedy trong phim chính là đoạn “vui vẻ” của Hedy và bồ trẻ. 

Ngay sau khi lên sóng, cảnh phim này đã gây ra rất nhiều tranh cãi vì trước đó chưa từng có tiền lệ một nữ diễn viên công khai khỏa thân trên màn ảnh. Tuy cảnh phim không đi sâu vào chi tiết nhưng chỉ cần đặc tả biểu cảm cực khoái trên khuôn mặt của Hedy trong phim cũng đủ để khiến cả thế giới bàng hoàng. 

Dù cảnh phim này so với những “cảnh nóng” ngày nay thì chưa thấm vào đâu, song nó gây ra nhiều chỉ trích bởi thời điểm đó những quy tắc và chuẩn mực dành cho phụ nữ vẫn còn rất khắt khe. Bộ phim nhận phải sự kiểm duyệt vô cùng gắt gao từ các cơ quan chức năng, bị Giáo hoàng Pius XI phản đối. Ra đời vào năm 1933 nhưng phải tận 2 năm sau bộ phim mới được công chiếu. Tại Mỹ, bộ phim này còn bị “giam giữ” tới tận năm 1940 và chỉ cho phép chiếu ở một số bang. 

Ecstasy bị chỉ trích và tất nhiên Hedy cũng không được dư luận bao dung. Khá nhiều ý kiến thời bấy giờ dành cho bà những từ ngữ miệt thị vô cùng cay đắng như đồi bại, mại dâm, gái điếm... Ecstasy mang đến cho Hedy nhiều hào quang và danh vọng nhưng cũng mang lại cho bà vô số những cay đắng. 

Hedy Lamarr trong một phân cảnh nóng bỏng trong "Cuốn theo chiều gió"
 Hedy Lamarr trong một phân cảnh nóng bỏng trong "Cuốn theo chiều gió" 

Tuy nhiên không thể phủ nhận bộ phim đó đã đưa tên tuổi của bà Hedy vươn xa hơn, giúp người đẹp lọt vào mắt xanh các nhà sản xuất phim ở Hollywood, bước lên vị trí ngôi sao nữ đắt giá nhất Hollywood. Cô gái trẻ Hedwig ký hợp đồng với hãng MGM và chuyển tới Mỹ, đổi tên thành Hedy Lamarr. 

Sau đó, “người phụ nữ đẹp nhất thế giới” thường xuyên được mời đóng vai các cô nàng quyến rũ, sexy trong hàng chục bộ phim nổi tiếng khác như “Boom Town”, “Samson and Delilah”, “Tortilla Flat”, “Lady of the Tropics”, “My Favorite Spy”... Vào những năm 40 và 50, Hedy được các đồng nghiệp trong giới Holly¬wood ca ngợi là người phụ nữ đẹp nhất thế giới. George Sanders - một trong những bạn diễn của Hedy từng nói rằng bà đẹp đến nỗi khi bà bước vào phòng, mọi người sẽ ngừng nói chuyện. 

Chia sẻ về mình, Hedy từng tâm sự: “Tôi là ngôi sao nổi bật và đắt giá nhất ở Hollywood nhưng tôi cũng là một người... khó chơi”. Mặc dù Hedy nổi tiếng là vậy nhưng bà vẫn là đề tài gây tranh cãi của giới chuyên môn. Một số nhà phê bình cho rằng Hedy chẳng có tài cán gì ngoài “vốn tự có là nhan sắc” và khả năng “dám phơi mình” trên màn ảnh. 

Nền tảng phát minh ra các công nghệ 

Xinh đẹp và có một sự nghiệp điện ảnh lừng lẫy nhưng không phải ai cũng biết, Hedy Lamarr còn là một nhà khoa học tài năng. Bà được mệnh danh là “mẹ đẻ của Bluetooth” vì đã tạo nên nền tảng để phát minh ra những phương thức liên lạc không dây phổ biến ngày nay. 

Vốn có niềm đam mê với khoa học công nghệ, bà Hedy có hẳn một căn phòng riêng để nghiên cứu. Những lúc không phải đóng phim, bà thức cả đêm để mày mò, sáng chế. “Tôi không cố tìm ý tưởng. Chúng cứ tự nhiên đến”, Lamarr chia sẻ. Nữ diễn viên từng thử cải thiện hệ thống đèn giao thông và chế ra viên sủi biến nước thành nước có ga. 

Một trong ít người biết đến khả năng sáng chế của Lamarr là ông trùm hàng không Howard Hughes. Dựa trên hình ảnh những loài chim, cá nhanh nhất có thể tìm được, Lamarr hỗ trợ Hughes cải tiến thiết kế máy bay để tăng tốc độ. 

Nhưng thành tựu quan trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất chắc chắn là phương pháp chuyển đổi tần số - tiền thân của các phương thức liên lạc hiện đại như Bluetooth, Wi-Fi và GPS. Vào năm 1940, trước khi Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Hedy đã có cuộc gặp với nhà soạn nhạc George An¬theil, một người có cùng niềm đam mê phát minh như mình. 

 

Hedy và George đã cùng phát triển một thiết bị có khả năng dẫn đường ngư lôi đến mục tiêu bằng tín hiệu radio có khả năng “nhảy” giữa 88 tần số khác nhau. Dựa trên cơ chế đàn pianola (loại dương cầm tự chơi), Lamarr và Antheil chế tạo thành công hệ thống nhảy tần. 

Liên tục biến đổi tần số là điểm mấu chốt trong phát minh của Hedy, bà đã phác họa ý tưởng đó trên mặt sau của chiếc khăn ăn. Nói cách khác, tín hiệu sóng vô tuyến luôn di chuyển tần số làm cho chúng không thể bị chặn lại. Với phát minh này, cả hai nhận được bằng sáng chế số US2292387A vào năm 1942 và trao tặng phát minh của mình cho Hải quân Mỹ. 

Phải đến hàng chục năm sau, phát minh vượt xa thời đại của bà Hedy mới được thế giới công nhận, sau khi xảy ra Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Ngày nay, phát minh này vẫn được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống điện thoại di động, mã hóa vệ tinh và nhiều thành tựu khác. Vì bằng sáng chế đã hết hạn trước khi được đem ra sử dụng nên Hedy không bao giờ được hưởng lợi từ nó dù cuối đời bà sống rất chật vật. 

Sau này, Antheil kể lại: “Hedy không thoải mái khi ở lại Hollywood, kiếm nhiều tiền trong khi chiến tranh đang nổ ra. Cô ấy nói mình biết nhiều về các vũ khí bí mật và nghiêm túc nghĩ về việc bỏ MGM tới Washington, cống hiến cho Hội đồng Nhà sáng chế Quốc gia mới thành lập”. 

Các ý tưởng phát minh đến với La¬marr, còn danh tiếng và phần thưởng xứng đáng lại không tìm đến bà. Hải quân Mỹ tiếp nhận sáng chế của Lamarr và Antheil nhưng không sử dụng. Quân đội tin rằng nhan sắc của nữ diễn viên hữu ích hơn nên đề nghị Lamarr giúp họ bán trái phiếu chiến tranh bằng cách bán nụ hôn. Cụ thể, bà sẽ hôn bất cứ ai mua số trái phiếu trị giá 25.000 USD. 

Hội đồng Nhà Sáng chế Quốc gia Mỹ từng nhận xét Lamarr “rất có tiềm năng cho chương trình quốc phòng quốc gia” song sự nghiệp khoa học của nữ diễn viên không được biết đến rộng rãi cho tới cuối thập niên 1990. Bà hiểu rõ lý do sự nghiệp khoa học của mình bị bỏ quên: Nó không phù hợp với chiến lược kinh doanh của hãng phim. 

Trong bộ phim tài liệu Bombshell, Giáo sư Jan-Christopher Horak - Giám đốc Phòng Lưu trữ Phim và Truyền hình Đại học California (Los Angeles) nhận định mẫu phụ nữ vừa xinh đẹp vừa thông minh không được Louis B. Mayer, nhà sáng lập MGM ưa thích. 

“Một phụ nữ quyền lực, xinh đẹp và thông minh khiến đàn ông sợ hãi”, Tiến sĩ Simon Nyeck, Giám đốc thương hiệu ở Trường Kinh doanh ESSEC Paris lại nhận xét khác. Theo Tiến sĩ Nyeck, trước kia, các nữ diễn viên chỉ được coi trọng về nhan sắc chứ không phải trí tuệ, chỉ như “những món đồ chơi” và “không có tiếng nói”. Do đó, không ngạc nhiên khi cả sự nghiệp khoa học lẫn nỗ lực sản xuất, đạo diễn phim của Lamarr đều không được đền đáp xứng đáng. 

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Forbes vào năm 1990, Hedy đã chia sẻ mối quan tâm của mình với công nghệ. “Các phát minh với tôi thì dễ dàng thôi. Tôi nghĩ rằng mình đến từ một hành tinh khác”, bà nói. 

Là con gái của một giám đốc ngân hàng ở Vienna, Hedy bộc lộ niềm đam mê với công nghệ từ nhỏ. Nhưng bà lại lớn lên trong khu phố giàu nghệ thuật của những người Do Thái. Cho đến bây giờ, việc bà phát minh ra “tần số nhảy vọt” - theo cách mà bà gọi - vẫn còn là một điều bí ẩn trong số nhiều truyền thuyết ở Hollywood. 

Mãi đến năm 1998, hơn 50 năm sau khi phát minh được ra đời, bà và Antheil được vinh danh với giải thưởng của Hiệp hội Điện tử. Năm 2014, tên tuổi của bà được đưa vào National Inventors Hall of Fame. Năm 2015, nhân dịp sinh nhật 101 tuổi của Hedy, Google cũng đã vinh danh nữ diễn viên kiêm nhà khoa học này bằng một bức vẽ doodle trên trang chủ của mình. 

(Còn nữa) 

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.