Thần thoại Hy Lap: Vị thần của sự hoang dã có tiếng đàn mê hoặc lòng người

Thần thoại Hy Lap: Vị thần của sự hoang dã có tiếng đàn mê hoặc lòng người
(PLVN) - Pan được xem là vị thần của những cánh đồng, khu rừng nhỏ hay thung lũng rậm rạp. Cũng chính vì thế mà thần Pan luôn được gắn với khả năng sinh sôi và mùa xuân. Thần có một nửa thân dưới trong hình dạng của loài dê, có cặp sừng dê cũng gần giống với thần đồng áng hay nhân dương.

Truyện tình buồn của thần Pan

Trong thần thoại Hy Lạp, Satyr được mệnh danh là nam thần của núi rừng. Satyr có nửa thân trên của con người và thân dưới là chân và móng của loài dê, một cặp sừng trên đầu và khuôn mặt đầy râu. Tuy vẻ ngoài có phần xấu xí nhưng họ hầu hết là những vị thần tốt, cai quản núi rừng, đồng cỏ, là những người tùy tùng của vị thần Rượu Nho Dionysus và người bạn đồng hành của những nàng tiên núi Nymph.

Tổ tiên của loài Satyr là vị thần Pan – người bảo trợ cho những cánh đồng và gia súc. Pan là con của vị thần Đưa Tin Hermes cùng một tiên nữ Nymph tên gọi Penelope. Ngay khi sinh ra với thân hình kì dị và xấu xí mà ngay đến cả mẹ của ông cũng hoảng sợ, Pan luôn bị mọi người xa lánh hắt hủi. Tuy nhiên, ông lại có bản tính rất tốt bụng và yêu thích âm nhạc. 

Sống trong thế giới non xanh nước biếc cho nên bạn bè thân thiết của Pan là những tiên nữ Nymph. Pan thầm thương trộm nhớ một nàng Nymph tên Syrinx. Syrinx vốn là một trong những tùy tùng của nữ thần Artemis nên nàng đã gieo lời thề giữ gìn đức hạnh, trinh tiết trọn đời. Nàng đẹp tới độ người ta dễ lầm tưởng nàng với nữ thần săn bắn Artemis vào mỗi đêm đi săn. Nhưng lại có thể phân biệt rằng nếu cây cung mang trên tay không tỏa ra ánh vàng rực rỡ, thì đó là nàng Syrinx. Bởi cây cung của Artemis được đúc bằng vàng, còn Syrinx được làm bằng sừng hươu.

Ngày nọ, khi Pan tha thẩn dạo chơi trong rừng, vô tình bắt gặp nàng Syrinx xinh đẹp. Bị vẻ đẹp của nàng thu hút, thần liền bám theo. Nhưng Syrinx ngay lập tức phát hiện, lại là một tên Satyr man rợ, nàng vội vã bỏ chạy. Pan nhanh chân đuổi theo. Nàng đang chạy, bỗng gặp dòng sông Ladon cắt ngang trước mặt. Túng quẫn, Syrinx khóc lóc cầu xin các vị thần cứu giúp, che chở cho nàng thoát khỏi tay tên man rợ kia, gìn giữ đức hạnh để nguyện một lòng tôn thờ Artemis. Thần sông nghe thấy lời cầu khấn liền biến nàng thành khóm cây sậy.

Pan loạng choạng nhảy vào ôm nàng, nhưng hỡi ôi, Syrinx đã biến thành cây sậy mất rồi. Đau đớn và tuyệt vọng, Pan thở dài ngao ngán. Tiếng thở dài của thần len qua những cành lau, rung rinh, tạo nên một thanh âm buồn bã ai oán. Bị mê hoặc bởi thanh âm này, Pan đã lấy cây sậy để làm ra một loại nhạc cụ và đặt tên là "Syrinx". Đi đâu, Pan cũng cầm theo cây sáo và cất lên những giai điệu mê hoặc lòng người.

So tài với thần Apollo

Các tiên nữ Nymph và những người mục đồng rất say mê tiếng sáo Syrinx của Pan. Hôm nào, vì lẽ gì đó, tiếng sáo của Pan không cất lên là hôm ấy các Nymph và những người mục đồng thấy bồn chồn trong dạ. Rừng núi như trống trải, lạnh lẽo hẳn đi.

Vì lẽ đó Pan rất tự hào về tài thổi sáo của mình. Pan nảy ra ý định mời thần Apollo tới để đua tài. Thần Apollo chấp nhận lời mời trân trọng đó. Cuộc thi tài diễn ra ở sườn núi Tmolos. Thần núi Tmolos được mời làm giám khảo cùng với nhà vua Midas - người nổi tiếng giàu có ở xứ Phrygie.

Pan biểu diễn trước. Tiếng sáo của Pan cất lên nghe dịu dàng êm ái như đưa hồn con người ta vào cõi mộng. Chỉ nghe tiếng sáo ấy người ta đã tưởng như thấy được cảnh những chàng mục đồng nằm dài trên bãi cỏ lơ đãng nhìn bầu trời xanh bên đàn súc vật đang gặm cỏ ngon lành, Pan biểu diễn xong, thần Apollon liền kế tiếp. 

Tiếng đàn lyre của Apollo vang lên với biết bao âm điệu phong phú lạ thường. Đây là một khúc nhạc nghe như tiếng bước chân rầm rập của đoàn quân chiến thắng trở về. Rồi một khúc tiếp sau nghe nỉ non như lời người vợ giãi bày tâm sự với chồng sau bao năm xa cách...Các nàng Nymph say mê tiếng sáo của Pan đến là thế mà cũng phải lặng người đi trước tiếng đàn thần thánh của Apollo. 

Apollo biểu diễn xong, thần đưa tay lên ngực cúi chào thần núi Tmolos, vua Midas và những người đã lắng nghe tiếng nhạc của mình. Thần núi Tmolos bước ra đội lên đầu thần Apollo vòng lá nguyệt quế. Apollo đã thắng cuộc một cách xứng đáng. Các tiên nữ Nymph cũng như những ai được chứng kiến cuộc thi tài này đều hoàn toàn tán thành quyết định sáng suốt của thần Núi. 

Nhưng đến lần vua Midas, vua lại không đội lên đầu thần Apollo vòng hoa nguyệt quế hay vòng lá trường xuân. Midas trao tặng vòng hoa chiến thắng cho thần Pan. Từ thần núi Tmolos cho đến các tiên nữ Nymph đều sửng sốt ngạc nhiên trước phán quyết của Midas, một sự phán quyết lạ lùng. 

Thần Pan bị thua cuộc mặt buồn thiu buồn thỉu, lững thững ra về sống với thế giới non xanh nước biếc, đồng cỏ rừng già của mình. Tuy nhiên không vì thế mà tiếng sáo của Pan kém hay đi. Nó vẫn làm xôn xao, náo nức trái tim các Nymph và các chàng mục đồng.

Vua Midas với đôi tai lừa

Thần Apollon thì vô cùng tự ái và tức giận khi vua Midas không công nhận chiến thắng của mình. Thần liền cầm lấy hai tai của Midas mà xoắn rồi kéo dài ra. Và tai của Midas dài ra theo đà kéo của Apollo và trở thành một đôi tai lừa! Từ đó trở đi vua Midas có đôi tai như đôi tai lừa.

Midas chỉ còn cách cho may một chiếc mũ và cứ thế đội lù lù trên đầu ngày cũng như đêm, suốt quanh năm ngày tháng. Nhà vua tưởng rằng như vậy sẽ chẳng ai biết được cái sự thật đó cả. Thế nhưng trên đời này những chuyện xấu xa thật khó mà che đậy được. 

Người biết được chuyện này đầu tiên là bác thợ cạo thường cắt tóc, cạo râu cho nhà vua. Nhà vua dặn bác không được để lộ chuyện và dọa sẽ trừng phạt nặng bắt chịu mọi cực hình nếu chuyện lộ ra. Nhưng khổ nỗi cái sự thật nhà vua có đôi tai lừa cứ đè nặng trong trái tim bác, khiến bác cảm thấy không nói được sự thật đó ra thì không thể nào sống được. 

Một ngày nọ bác quyết định phải nói sự thật. Nhưng nói thế nào để không ai nghe thấy kẻo nguy hiểm đến tính mạng. Bác thợ cạo bèn đào một cái lỗ sâu xuống đất rồi ghé sát mồm vào hét lên cho hả nỗi ấm ức trong lòng: “Vua Midas có đôi tai lừa! Vua Midas có đôi tai lừa!” Xong việc bác thợ cạo lấp kín chiếc lỗ rồi về, nhẹ hẳn cả lòng cả dạ. 

Nhưng điều mà bác thợ cạo tưởng rằng nói xuống tận lòng đất thì vẫn giữ được bí mật cho nhà vua té ra cũng hỏng bét nốt. Gần chỗ bác nói có một bụi cây sậy. Tiếng nói của bác vào lòng đất bị rễ cây sậy nghe được, truyền lên. Thế là mỗi khi có một cơn gió thổi, những cây sậy lại lao xao kháo chuyện lại với nhau: “Vua Midas có đôi tai lừa! Vua Midas có đôi tai lừa!” 

Người đi đường, đi chợ đi búa nghe thấy lại về bàn tán, kháo chuyện lại với nhau. Và thế là chẳng mấy chốc khắp bàn dân thiên hạ đâu đâu cũng thấy người ta lưu truyền câu chuyện: “Vua Midas có đôi tai lừa! Vua Midas có đôi tai lừa! Chỉ được cái giàu nhưng dốt ơi là dốt, chỉ được cái làm vua nhưng ngu ơi là ngu, ngu như lừa!”

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.