Số phận bi thương của nữ điệp viên nổi tiếng người Ba Lan

Số phận bi thương của nữ điệp viên nổi tiếng người Ba Lan
(PLVN) - Nhiệt thành yêu nước và sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy miễn sao hoàn thành nhiệm vụ nhưng số phận của nữ điệp viên Christine Granville (SN 1908, quốc tịch Ba Lan) vào giai đoạn cuối đời lại vô cùng bi thảm. 

Cô tiểu thư yêu nước

Christine Granville là con gái của một gia đình quý tộc giàu có người Ba Lan nên ngay từ nhỏ, cô đã được hưởng một cuộc sống vô cùng sung túc. Thế nhưng thay vì vui thú với nữ công gia chánh như nhiều tiểu thư lá ngọc cành vàng khác, cô lại sớm tỏ rõ cá tính độc lập cùng sở thích những trò mạo hiểm như trèo cây, cưỡi ngựa, thậm chí là sử dụng dao và súng.

Tính cách mạnh mẽ này có dịp phát huy tác dụng đối với Skarbek khi Ngân hàng Goldfeder của gia đình cô phá sản do cuộc suy thoái thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi gia đình không còn khá giả, cha của Skarbek bỏ vợ, con lại để đi tìm cuộc sống sung túc hơn.

Ở tuổi 21, Skarbek nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới trong một căn hộ nhỏ đi thuê cùng mẹ và anh trai. Để phụ giúp gia đình, ban đầu, cô xin vào làm phục vụ cho các quán bar và câu lạc bộ đêm. Một thời gian sau, cô được nhận vào làm tại một đại lý của hãng ô tô Fiat. Dù cuộc sống vất vả nhưng sắc đẹp của Skarbek lại càng ngày càng mặn mà.

Năm 1930, cô đi thi và giành ngôi Á hậu tại cuộc thi Hoa hậu Ba Lan. Vẻ ngoài của Skarbek đã khiến không ít khách hàng tại đại lý ô tô mê đắm. Một người trong số đó là doanh nhân giàu có Gustav, người về sau trở thành người chồng đầu tiên của cô. Skarbek đồng ý kết hôn với Gustav chủ yếu hòng giúp mẹ cô có được một cuộc sống an nhàn hơn. Tuy nhiên, với bản tính thích tự do của Skarbek và tính keo kiệt của nhà tư sản Gustav, cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài được 2 năm.

Người chồng thứ hai của Skarbek là với một nhà ngoại giao nhưng có tính cách phóng khoáng. Vì thế nên cuộc hôn nhân này của cô diễn ra khá êm thấm. Biến cố của họ xảy đến vào tháng 9/1939, khi Skarbek đang theo chồng tới châu Phi thì nghe được tin phát xít Đức đã xâm chiếm Ba Lan và quyết định từ biệt chồng để trở về bảo vệ quê hương. 

Nữ điệp viên dũng cảm

Về nước, việc đầu tiên của Skarbek là tìm đến văn phòng cơ quan tình báo Anh xin được làm việc cho họ. Skarbek sau đó được tình báo Anh tuyển dụng vào đơn vị Hoạt động đặc biệt, nằm ngay trong lòng địch với nhiệm vụ phá hoại và do thám do chính Thủ tướng Anh lúc bấy giờ Churchill thành lập. Bà được cấp hộ chiếu Anh với tên Christine Granville và được đặt cho mật danh “Willing”, thể hiện sự sẵn sàng tiếp nhận những nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm của mình. Đầu tiên, Granville được điều động tới Hungary.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi tới đây, bà đã kết nối và trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới tình báo Musketeers có nhiệm vụ đưa thư từ từ Ba Lan tới Anh qua ngả Hungary, Pháp cũng như đưa binh sỹ tới Ba Lan để chiến đấu cho quân Đồng minh. Chính nhờ mạng lưới tình báo này mà chính phủ Anh biết được hoạt động điều binh cho chiến dịch Barbarossa xâm chiếm Liên Xô của Đức quốc xã và có phương án đối phó.

Năm 1942, Granville tiếp tục được điều nhảy dù tới Pháp để thiết lập đường dây gián điệp có tên Jockey với nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về hoạt động quân sự của Đức Quốc xã ở Pháp, cùng lúc phát triển lực lượng du kích và tiếp nhận vũ khí được máy bay Đồng minh thả dù xuống. Granville nổi danh vì sự gan dạ và mưu lược.

Trong mỗi chuyến đưa người vượt biên hay đưa thư, bà không ngại ngần vượt qua xác chết của người di cư tràn ngập trên những dãy núi, hối lộ lính canh để qua các trạm kiểm soát hay vượt qua làn đạn dày đặc từ chiếc máy bay Luftwaffe của quân địch đang điên cuồng dội bom xuống miễn sao hoàn thành được nhiệm vụ.

Thậm chí, có lần, sau khi bị tình báo Đức bắt giữ để điều tra, bà còn cắn lưỡi cho đến tóe máu để thuyết phục chúng rằng bà bị bệnh lao (một căn bệnh đáng sợ, có thể gây tử vong vào thời đó) để kẻ thù phải thả ra. Tháng 8/1944, phát xít Đức đã nhận biết được những hành động gián điệp của bà nên đã phát đi những poster có chân dung bà để truy nã bà khắp nơi.

Song, khi Chỉ huy Lực lượng kháng chiến miền Bắc Pháp Francis Cammaerts và chỉ huy mới của lực lượng tình báo Anh tại Pháp Xan Fielding bị phản gián Đức bắt giữ và chuẩn bị đưa ra hành quyết, bà vẫn quyết định hóa trang để thâm nhập vào tận nhà tù nơi đang giam giữ hai người này, dùng sự quyến rũ và tài ăn nói của mình để gây được lòng tin với người quản lý nhà tù, tích cực lập sơ đồ, lên phương án và tổ chức cho cả hai người trên vượt ngục thành công. Những đóng góp của Granville cho cuộc chiến của quân Đồng minh được ghi nhận với việc bà đã được trao Huân chương Croix de Guerre và Huân chương George là hai phần thưởng cao quý của quân đội Pháp và Anh. 

Số phận bi thảm

Trớ trêu là, khi chiến tranh kết thúc, Granville lại lâm vào tình trạng bị bỏ rơi. Tình báo Anh cho bà nghỉ việc cùng một khoản tiền nhỏ. Chính phủ Anh lần lữa không cấp quyền công dân cho bà nhưng cũng tìm mọi cách để ngăn cản bà trở về Ba Lan. Không nghề nghiệp, cũng không thể trở về quê hương, bà buộc phải làm hầu bàn trong những nhà hàng ở London để kiếm kế sinh nhai.

Trong thời gian này, bà gặp tiểu thuyết gia Ian Fleming - người về sau viết nên loạt truyện về James Bond. Granville được cho chính là hình mẫu của nhân vật Vesper Lynd trong phần “Sòng bạc hoàng gia” (Royal Casino) của Fleming. Fleming sau đó lại cưới người phụ nữ khác. Bị người yêu bỏ, Granville còn bị xe tông. Chán nản, bà quyết định xin làm phục vụ trên tàu viễn dương Rauhine.

Một người phục vụ khác trên tàu đó là George Muldowney tỏ ra quý mến bà nhưng bà không mảy may động lòng và liên tục tìm cách từ chối. Để trốn tránh sự đeo bám của người này, bà thậm chí sau đó còn xin nghỉ việc và lên đất liền sinh sống. Rạng sáng ngày 15/6/1952, khi Granville đang chuẩn bị rời nhà thì Muldowney xuất hiện.

Ông ta một lần nữa ngỏ lời yêu bà và lại bị từ chối. Lời nói vừa buông khỏi miệng Granville, Muldowney đã lạnh lùng rút con dao thủ sẵn trong người ra đâm vào ngực bà. Granville gục xuống và qua đời ngay lập tức. Tuy nhiên, năm 1995, bà Vera Atkins (người từng chịu trách nhiệm tuyển dụng các điệp viên của tình báo Anh) trong một cuốn sách lại nói rằng chính tình báo Anh đã tổ chức sát hại Granville vì bà biết quá nhiều bí mật của cơ quan này, đặc biệt là việc họ tổ chức giết hại tướng Wladyslaw Sikorski - người đứng đầu chính phủ Ba Lan lưu vong tại Anh hồi năm 1943 cũng như để ngăn việc bà trở về Ba Lan.

Câu chuyện này được cho là khả thi vì Muldowney ban đầu bị kết án tử hình vì tội sát hại Granville nhưng sau đó được giảm án xuống còn chung thân và cuối cùng được thả ra chỉ 6 năm sau cái chết của nữ điệp viên nổi tiếng này.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.