Những bí ẩn về vụn sao và hiện tượng băng rơi cả tảng (Kỳ cuối)

Hiện tượng băng rơi chụp được.
Hiện tượng băng rơi chụp được.
(PLVN) - Charlie Ford là một trong những người bắt tay nghiên cứu và đi thu thập tài liệu về những hiện tượng kỳ lạ. Ông đã cho công bố nhiều báo cáo khoa học, và nhận định rằng băng rơi là một hiện tượng thiên nhìên kỳ lạ nhưng khá phổ biến. 

Những lập luận gây tranh cãi

Lý luận mang tính hài hước của ông là phía trên Trái Đất treo lơ lửng một tảng băng to bằng Bắc Băng Dương, giông tố mạnh đôi khi đủ sức làm vỡ ra một số tảng băng để nó rơi xuống Trái Đất. 

Những lập luận khác mới mẻ hơn thì cho rằng băng rơi có liên quan đến vật thể bay chưa xác định. Ví dụ chuyên gia về vật thể bay giải thích hiện tượng băng rơi là “Một điều thật dễ hiểu là khi có một con tàu bằng kim loại bay từ trong cũ trụ lạnh lẽo đến Trái Đất. Lúc này, lớp băng bao phủ trên bề mặt sẽ bị rơi xuống một cách tự nhiên hoặc do mây gạt băng trên con tàu gạt nó xuống, cũng có thể do sự cọ xát giữa con tàu với bầu khí quyển làm con tàu nóng lên, lớp băng sẽ tan ra rơi xuống. 

Ngay cả khi tàu vũ trụ đứng yên trong không trung, thì khi mặt trời chiếu vào sẽ làm băng bong ra và rơi xuống. Những điều này diễn ra hết sức tự nhiên. Tuy nhiên trong thực tế không có báo cáo nói đến trường hợp khi băng rơi lại thấy xuất hiện tàu vũ trụ. 

Cá nhà khoa học thường giải thích băng rơi bằng hai cách. Một là cho rằng khối băng đó được hình thành ở một nơi nào đó trong khí quyển sau đó rơi xuống mặt đất. 

 

Cách giải thích thứ hai trước đây bị người ta đánh giá là hão huyền và nực cười khi cho rằng những khối băng đó có nguồn gốc từ sao băng trong vũ trụ, cách giải thích này gần đây đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn. 

Có một vấn đề tồn tại của quan điểm này là trên các tảng băng đó chẳng hề để lại dấu ấn nào về việc nó bay vào Trái Đất với tốc độ vũ trụ như mảnh sao băng, và cũng không thể biết nó bay từ hướng nào tới. Vì những tảng bảng rơi từ trên trời xuống có hình thù rất kỳ lạ chẳng giống nhau, thành phần cũng khác nhau, phải chăng phải kết hợp nhiều cách lập luận mới lý giải được. 

Vụn sao là gì?

Vụn sao cũng là một hiện tượng kỳ lạ đã xuất hiện từ mấy thế kỷ nay. Trong phương ngôn của Hy Lạp cổ đại, người ta giải nghĩa vụn sao là “rác thải của sao”. Nó được mô tả là hiện tượng có vệt sáng hoặc sao băng đi qua thì để lại trên mặt đất một loại vật thể sáng lấp lánh sau đó đông kết lại thành dạng keo. 

Nhà thơ John Sacralin và nhà văn John Doriend đã lần lượt mô tả hiện tượng kỳ lạ này vào năm 1541 và năm 1979. Do không thể giải thích được lý do hình thành vụn sao, các nhà khoa học thời đó đành bỏ ngỏ. Còn các nhà khoa học hiện nay, do trình độ hiểu biết rõ hơn về sao băng và thiên thạch, họ không tin rằng có vật thể như thể bay vào tẩng khí quyển của Trái Đất bị cháy sáng rực lên mà vẫn còn lại tro bụi. 

Trở lại câu chuyện đăng tải trên báo “Học tập” của Viện khoa học Thụy Điển vào năm 1808: Ngày 16/5/1808, vào một buổi chiều ấm áp không có mây, không hiểu vì sao mặt trời bỗng tối sấm lại, rồi từ hướng tây dần dần xuất hiện một số lượng rất lớn những viên nhỏ màu nâu thẫm, bằng cỡ chóp mũ, khi từ đường chân trởi bay về hướng mặt trời, thì màu sắc của nó ngày càng tối hơn, có những khoảnh khắc nó dừng lại không bay nữa mà chỉ lơ lửng trên không trung. 

Một số mảnh thiên thạch được tìm thấy.
Một số mảnh thiên thạch được tìm thấy. 

Khi nó bay tiếp, thì tốc độ tăng nhanh dần và bay theo đường thẳng cho đến khi mất hút ở phía đông. Trong khoảng thời gian đó, có một số viên biến mất, một số viên khác lại rơi xuống. Cuộc hành trình kỳ lạ này kéo dài chừng hai giờ đồng hồ, không gây ra tiếng động nào trong không trung. Khi các viên đó bay nhanh thì kéo theo một cái đuôi dài khoảng 7m nhưng cái đuôi đó cũng chỉ sau một lúc là biến mất.

Có một viên như thế đã rơi vào trong sân Viện Khoa học Thụy Điển, ngay gần chỗ quan chức Wethmax đang đứng. Ông chú ý quan sát khi thấy màu của vật thể đó không phải là màu sẫm. Sau một khoảnh khắc biến mất thì nó lại xuất hiện và màu sắc lần này lấp lảnh như bong bóng xà phòng. 

Wethmax còn kể thêm rằng: “Sau đó tôi kiểm tra ở chỗ cục đó vừa rơi xuống, thì nó đã biến thành một thứ nhẹ mỏng manh giống như tơ nhện, ngoài ra không thấy bất kỳ một dạng nào khác, màu của nó vẫn đang thay đổi liên tục, chẵng mấy chốc nó khô đi và biến mất hẳn, chẳng để lại dấu vết gì nữa”. 

Năm 1819, Giáo sư Gerray đã kể một sự kiện vụn sao trên tạp chí “Khoa học nước Mỹ”. Từ 20 đến 21h tối 13/8, có David, một cư dân ở thành phố Amherst bang Masachuset. Có hai chị hàng xóm cũng nhìn thấy quả cầu cháy sáng này. 

Sáng hôm sau David nhìn thấy gần cửa nhà có một vật gì lạ lắm. Giáo sư Gerray được biết tin đó liền đến kiểm tra. Ông thấy nó hình trụ đường kính 30cm dày 40m, màu nâu. Trên bờ mặt của nó có một lớp mịn, tách lớp vỏ đó ra thấy phần ruột bên trong mềm mại, nhưng bốc ra mùi thối khiến người ta phải buồn nôn, nếu ngửi lâu sẽ thấy nhức đầu chóng mặt và lợm giọng. 

Lâu dần nó chuyển sang màu đỏ như máu và bắt đầu hút nước trong không khí. Một phần vật thể đó được lấy về bảo quản trong bình thủy tinh, một thời gian nó biến thành dạng hồ. Nếu xét về màu sắc và ngoại hình thì nó giống như bột hồ dán. Đến ngày thứ ba thì nó biến mất, chỉ để lại một màng keo mỏng ở đáy bình. Lấy ngón tay ấn thì nó vỡ vụn, giống như tro tàn không có mùi vị gì. 

Tờ “Hiệp hội Anh Quốc” cũng từng đăng tin: Đêm 8/10/1844, xuất hiện vụn sao ở vùng Koblenz nước Đức. Có hai người đang đi trên mảnh ruộng vừa cày xong thì ngạc nghiên thấy một vật sáng lấp lánh từ trên trời rơi xuống, cách chỗ họ 8 mét, vì lúc đó trời rất tối, nên họ không nhận ra vật gì. Thế là họ đánh dấu vào chỗ đó, sáng hôm sau trở lại xem. Họ chẳc mẩm rằng đã tìm thấy mảnh thiên thạch, nhưng thực tế lại chỉ thấy một đống keo đông kết màu đen, lấy que chọc vào, thì nó lắc lư không ngừng, họ không có ý định lưu giữ thứ đó làm gì nên đã lấp đất qua.

Miệt mài đi tìm sự giải thích

Sau thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, sự hiểu biết của các nhà khoa học đối với sao băng và thiên thể ngày càng phong phú. Người ta bắt đầu hoài nghi rằng: Vụn sao và sao chẳng có quan hệ gì với nhau cả. 

Thế là các nhà khoa học bắt đầu tìm tòi một cách giải thích mới mang tính hiện thực hơn. Một vài nhà khoa học cho rằng đó có lẽ là những thứ do chim trời nôn mửa ra, còn các nhà thực vật học tin rằng đó chính là một loại rong tảo hình chuỗi tràng hạt màu xanh lam. 

Nhà hóa học Etvardo Hysecsco, giáo sư Trường đại học Amherst - Hoa Kỳ tin rằng vật chất trong sự kiện trên chẳng qua cũng chỉ là một loại nấm có dạng keo sền sệt mà ông đã từng nhìn thấy trên các thân cây gỗ mục ở những nơi ẩm ướt. 

Ông nhận định rằng: “Những người chúng kiến liên hệ nó với các thứ khác từ trên trời rơi xuống hoàn toàn là một sai lầm”. Vì cách đó không lâu, ngay cả các nhà khoa học cũng còn nghi ngờ về sự tồn tại của các mảnh vụn sao băng, họ đã từng quan niệm rằng: “Những người chúng kiến liên hệ những hòn đá với mảnh vụn sao còn sáng nhấp nháy cũng là một sự ngộ nhận”. Còn bây giờ chẳng còn ai nghi ngờ những người nói là đã nhìn thấy vụn sao nữa. 

Trong thời đại chúng ta, những bản báo cáo về vụn sao đã không còn là chuyện hiếm hoi nữa. Sự kiện gây xôn xao nhất xảy ra vào năm 1979 tại thành phố Dallas bang Texas. 

Đêm 10/8/1979, có một vết sao băng rơi xuống gần nhà vợ chồng nhà Martin Corittian. Sáng hôm sau bà Corittian nhìn thấy trên bãi cỏ trước cửa nhà mình có 3 đống bẩn màu tím, trong đó có một đống đã tan ra, còn 2 đống đã đông. 

Người ta làm đông lạnh để mang đi nghiên cứu. Người ta nhận định nó là vật phế thải của nhà máy ắc-quy ở gần đó, tuy nhiên kết luận này đã bị nhà máy ắc-quy kịch liệt phản đối và họ không nhận trách nhiệm về việc này. Trong thực tế thỉ kết quả hóa nghiệm cho thấy, đống rác thải màu tím đó đem so với các thứ phế thải của nhà máy thì khác nhau rất nhiều. Và vì thế, cho đến nay, những nghiên cứu về vụn băng hay hiện tượng băng rơi vẫn còn đang bỏ ngỏ...

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.