Người người, nhà nhà ở Boston chung tay xây dựng thành phố không năng lượng

Thành phố xanh Boston nỗ lực giảm các-bon, tiết kiệm năng lượng.
Thành phố xanh Boston nỗ lực giảm các-bon, tiết kiệm năng lượng.
(PLVN) - Năm 2013, thành phố Boston (bang Massachusetts, Mỹ) đã được Hội đồng Hoa Kỳ về Nền kinh tế Tiết kiệm Năng lượng (ACEEE) vinh danh là thành phố tiết kiệm năng lượng nhất trong phạm vi toàn quốc. Kết quả này đến từ các chính sách, giải pháp của chính quyền địa phương, cũng như các sáng kiến thành phố xanh từ chính cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong thành phố. 

Huy động nguồn lực từ cả xã hội

ACEEE xếp hạng các thành phố tiết kiệm năng lượng nhất trên toàn nước Mỹ trên các tiêu chí về chính sách và hành động giảm sử dụng năng lượng trong năm lĩnh vực chính: xây dựng và quản lý toà nhà, giao thông vận tải, nỗ lực tiết kiệm năng lượng và tài nguyên nước, chính sách của các nhà cầm quyền và các sáng kiến của cộng đồng địa phương. Báo cáo của ACEEE năm 2013 cho thấy thành phố Boston đang dẫn đầu các thành phố của quốc gia trong việc tiết kiệm năng lượng.

Cụ thể, Lệnh Hành động năm 2009 của Thị trưởng Thomas M. Menino và Kế hoạch Hành động Khí hậu 2011đặt ra các mục tiêu tiết kiệm năng lượng cho toàn bộ các hoạt động của thành phố. Trong đó phải nhắc đến sáng kiến “Greenovate Boston” của Thị trưởng và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhằm mục tiêu giảm 80% lượng khí thải các-bon xuống dưới mức năm 2005 vào năm 2050. 

Bên cạnh đó là chương trình “Renew Boston” nhằm củng cố các mối quan hệ hợp tác và tiếp cận hiệu quả giữa chính quyền thành phố với các nhóm cư dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ về tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, Pháp lệnh Công bố và Báo cáo Năng lượng Tòa nhà năm 2013 của Thành phốyêu cầu tất cả các tòa nhà lớn phải xếp hạng và báo cáo việc sử dụng năng lượng của họ để cung cấp dữ liệu giúp cải thiện việc quản lý năng lượng.

Ưu tiên sử dụng xe đạp trong thành phố.
 Ưu tiên sử dụng xe đạp trong thành phố. 

Ông Steven Nadel - Giám đốc điều hành của ACEEE, đánh giá: “Với các chương trình như Renew Boston, thành phố đã thể hiện một cam kết ấn tượng trong việc cắt giảm lãng phí năng lượng. Các sáng kiến góp phần giúp giảm thiểu chi phí năng lượng cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giúp nền kinh tế vững mạnh hơn và môi trường trong lành hơn”. 

Ở Boston, cộng đồng nhận thức được sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể dẫn tới nhiệt độ môi trường khắc nghiệt hơn; lũ lụt do mưa lớn kéo dài, đặc biệt các vùng ven biển, ven sông; và nhiều thiên tai khác. Một nguyên nhân chính cho sự nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu bất thường là kết quả của việc con người phát thải khí nhà kính quá nhiều vào môi trường và tầng khí quyển thông qua việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch. 

Chính vì vậy, mục tiêu tối ưu năng lượng luôn song hành với giảm thiểu phát thải khí các-bon. Mỗi quốc gia, thành phố và con người đều có vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải toàn cầu gây ra hiện tượng này. Trong đó, các thành phố chiếm khoảng 70% tổng lượng khí thải của thế giới. Đó là lý do tại sao những thay đổi lớn cần phải xảy ra ở cấp độ địa phương và cá nhân trước.

Nói về điều này, Thị trưởng thành phố Menino cho biết: “Boston là một thành phố đẳng cấp thế giới và chúng tôi biết rằng sự thịnh vượng kinh tế của chúng tôi gắn liền với ‘sự xanh hóa’ của nó.Điều này giúp tạo ra việc làm và cải thiện sức khoẻ của cộng đồng. Giảm sử dụng năng lượng là một bước đi thông minh trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống ở Boston và trên toàn thế giới ”.

Bắt đầu từ ngôi nhà mình đang sống

Giống như nhiều thành phố, ở Boston, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến từ các tòa nhà, phương tiện giao thông và chất thải sinh hoạt, kinh doanh. Điều này cũng có nghĩa người dân có thể bắt đầu hành động từ những ngôi nhà họ đang sống, nơi họ đang làm việc và cách họ di chuyển trong thành phố. 

Đơn cử, để trở nên trung hoà các-bon, tối ưu năng lượng, tất cả các toà nhà, ngôi nhà ở Boston đều phải thực hiện ba điều: tăng hiệu suất, điện hoá mọi thứ và sử dụng năng lượng sạch. Hành động này đơn giản có thể chỉ đơn giản là chú ý tắt hết các thiết bị điện khi không cần dùng đến. 

Phức tạp hơn có thể là thay thế toàn bộ hệ thống sử dụng khí đốt hoặc dầu nhiên liệu để tạo nhiệt và đun nước nóng bằng máy bơm nhiệt sử dụng năng lượng tái tạo, vừa tiết kiệm năng lượng vừa giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Mở rộng quy mô hơn, người dân chung tay cùng với cộng đồng tham gia vào các chiến dịch phát động ở cấp toà nhà, cấp khu phố, cấp cơ quan và cấp thành phố. 

Một động thái khác là kế hoạch “Zero Waste Boston” của thành phố, yêu cầu người dân giảm mua những thứ dư thừa, hạn chế vứt rác thải bằng cách tự mang đồ của mình, nhằm cắt giảm lãng phí nói chung trong tiêu dùng, sinh hoạt và sản xuất. 

Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể đóng góp vào nền kinh tế vì khí hậu.
Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể đóng góp vào nền kinh tế vì khí hậu. 

Nhiều đơn vị trong thành phố còn tổ chức các khoá học “tự sửa chữa” để trang bị cho người dân kiến thức, kỹ năng, cũng như các mẹo và thủ thuật “tự làm mới” các vật dụng, công cụ của mình. Bên cạnh đó, Sở Công chính thành phố tổ chức các ngày không xử lý chất thải nguy hại hộ gia đình, nhằm khuyến khích lối sống tiết kiệm và tăng cường tái chế, tái sử dụng trong cộng đồng. 

Đặc biệt, chính sách này cũng khuyến khích các công ty đưa ra sáng kiến, ví dụ nhiều công ty tư nhân ở Boston đã tổ chức thu gom thức ăn thừa và xử lý theo cách thân thiện với môi trường, qua đó họ thu về một khoản phí phải chăng. Chưa kể, các chương trình như “Mass Save” và “MassCEC” cũng có thể cung cấp các khoản giảm giá và hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến về thành phố xanh.

Lại nói, giao thông là một mắt xích quan trọng trong mọi hoạt động của thành phố, ước tính đóng góp gần 30% lượng khí thải tại Boston. Một trong những cách tốt nhất để giảm lượng khí thải nhà kính là tránh sử dụng nhiên liệu hóa thạch khi di chuyển xung quanh Boston, đặc biệt là đến và đi từ nơi làm việc. 

Theo đó, thành phố khuyến khách các lựa chọn di chuyển theo hướng các-bon thấp hoặc không các-bon. Đi xe buýt, tàu điện ngầm có thể nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn cho không khí của chúng ta. Đi bộ hoặc đi xe đạp cũng có rất nhiều lợi ích cho môi trường, sức khoẻ và nền tài chính của người dân. 

Giao thông ít các-bon cũng là một giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Giao thông ít các-bon cũng là một giải pháp tiết kiệm năng lượng.  

Đáng nói, Sở Giao thông Vận tải Boston rất chú trọng về phương tiện xe đạp trong thành phố. Nếu không có xe đạp, người dân có thể đăng ký và sử dụng bất kỳ chiếc “xe đạp xanh” nào trong số 2500 chiếc xe đạp tại hơn 260 trạm trên khắp thành phố. Nếu xe đạp bị hỏng, có ngay các “phòng khám” sửa chữa xe đạp hầu như khắp nơi. 

Người dân không bị cấm đi ô tô nhưng được khuyến khích chia sẻ chiếc xe của họ thông qua việc chia sẻ chuyến đi với người khác - đây của là một cách để tiết kiệm tiền và xăng. Người mua xe ô tô thường được giới thiệu về các mẫu xe thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu hơn; do đó ô tô điện ngày càng phổ biến. Ngoài ra, nếu không nhất thiết phải sở hữu một chiếc xe hơi, người dân còn có một lựa chọn khác là thuê xe ngắn hạn từ nhiều đơn vị trong thành phố để sử dụng khi cần. 

Một điều đáng nói khác, là giáo dục về khí hậu và các hành động bảo vệ môi trường đều được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học. Đó là các bài giảng, môn học về khí hậu, hoạt động trồng cây ven trường của các học sinh và giáo viên, lập ra các “Câu lạc bộ Xanh” trong nhà trường, ban giám hiệu đưa ra các chương trình khuyến khích tái chế….

Quả thực, thành phố xanh bắt đầu từ những sự thay đổi nhỏ bé nhất của cá nhân, công đồng. Tại Việt Nam, những thành phố có sử cải thiện đáng kể trong nhiều năm qua về tối ưu năng lượng và biến đối khí hậu có thể kể tới Huế, Đà Nẵng, Đồng Hới. Đáng nói phong trào “thành phố xanh”, “thành phố không năng lượng” đang dần lan rộng trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta. 

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.