Kỳ lạ đến lễ hội để trải nghiệm... chết thử!

Người dân nô nức chen nhau đến lễ hội để trải nghiệm về cái chết
Người dân nô nức chen nhau đến lễ hội để trải nghiệm về cái chết
(PLVN) - Nếu bạn còn sống nhưng lại muốn trải nghiệm mùi vị của “cái chết”, hãy tìm đến Lễ hội La Fiesta de Santa Marta de Ribarteme ở Tây Ban Nha hay còn được gọi với cái tên rùng rợn: “Lễ hội chết thử”. Tại đây, những người tham gia sẽ được đặt nằm trong quan tài, đưa vào nhà thờ và cuối cùng là đến nghĩa địa... đúng như một người chết thật sự.

Lễ hội cho những người “chết hụt”

Lễ hội có một không hai trên thế giới này được tổ chức tại thị trấn nhỏ Las Nieves nằm ở vùng Galicia, Đông Bắc Tây Ban Nha. Sự kiện thường được tổ chức hàng năm vào ngày 29/7, dành cho những người “chết hụt” trong 12 tháng trước đó, để ăn mừng và bày tỏ lòng biết ơn với cuộc đời, vì đã không tước đi mang sống của họ.

Bên cạnh nghi lễ khiêng quan tài thì rước tượng thánh Marta de Ribarteme là một phần nghi lễ không thể thiếu của lễ hội. Theo truyền thuyết kể lại rằng, thời xa xưa nhờ có thánh Marta de Ribarteme trợ giúp, người dân đã giết được con rồng hung hãn. Từ đó, thánh Marta được mệnh danh là sức mạnh làm nên chiến thắng, dù trong hoàn cảnh cận kề với cái chết. Do vậy, lễ hội là cách để người dân tưởng nhớ đến thánh Marta de Ribarteme, vị thánh hộ mệnh cho những người may mắn thoát chết.

Cho tới nay, nguồn gốc của lễ hội vẫn là một điều bí ẩn, người dân địa phương tin rằng lễ hội đã có từ hàng trăm năm trước. Lúc mới đầu, nghi thức mang những chiếc quan tài với người sống nằm trong đó do những người ngoại đạo thực hiện. Nhưng từ thế kỷ thứ 12, khi các nhà thờ Công giáo ra sức bài trừ niềm tin ngoại giáo, nghi thức này được sáp nhập vào nghi lễ của người Thiên Chúa giáo.

Trong nhiều thế kỷ qua, lễ hội được tổ chức dưới hình thức các cuộc hành hương tôn giáo. Giáo hội Công giáo ở đây vẫn chưa thể thoát ra khỏi những tín ngưỡng, quan niệm lạc hậu. Với người dân địa phương, dường như linh hồn ma quỷ vẫn còn tồn tại trong tín ngưỡng của họ.

Hình ảnh Lễ hội La Fiesta de Santa Marta de Ribarteme
 Hình ảnh Lễ hội La Fiesta de Santa Marta de Ribarteme

Bên cạnh đó, ý thức cộng đồng ở hầu hết mọi nơi ở Tây Ban Nha đều có mối liên kết mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực biệt lập Galicia này. Mặc dù tốc độ phát triển nhanh chóng, nhưng người dân vẫn luôn coi trọng văn hóa truyền thống, tín ngưỡng và lối sống. Đối với nhiều người, lễ hội này là một cơ hội để sống chan hòa với nhau khi nó cho người ta dịp để cảm ơn nhau.

Chính vì vậy, Lễ hội La Fiesta de Santa Marta de Ribarteme được coi là những nỗ lực của Giáo hội nhằm duy trì tín ngưỡng ở thị trấn nhỏ bé này.Ví dụ điển hình nhất là bà Maria del Carmen, 86 tuổi, sống cách nhà thờ của thị trấn Las Nieves chỉ vài bước đi bộ chia sẻ: “Tôi vẫn sẽ tham gia lễ hội này hàng năm miễn là tôi vẫn còn sống và minh mẫn. Cuộc sống của thị trấn trước đây từng rất vất vả, nhưng hiện giờ đã dễ thở hơn, vì thế bản thân chúng tôi và những thế hệ sau cần phải làm là bảo vệ, giữ gìn, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của thị trấn này”.

Một trải nghiệm khó quên

Giống hệt khung cảnh tang thương của một đám ma, sự im lặng bao trùm bầu không khí ở vùng Galicia. Một đám đông rẽ ra, cho phép những cỗ quan tài đi đầu. Ban nhạc của đoàn rước đi sau các cỗ quan tài, với những giai điệu u sầu. Thế nhưng, bên trong tất cả những chiếc quan tài này đều là những người còn sống. Họ là những người đã từng cận kề cái chết nhưng may mắn sống sót trong vòng 12 tháng trở lại tính đến thời điểm tổ chức lễ hội.

Sự kiện được bắt đầu vào 10h sáng. Những chiếc quan tài mang theo những người may mắn “trở về từ cõi chết” được bạn bè, gia đình khiêng đi khắp làng, nhà thờ, nghĩa trang rồi quay lại nhà thờ một lần nữa.

Đoàn người rước những chiếc quan tài tại lễ hội
 Đoàn người rước những chiếc quan tài tại lễ hội

Khi đám đông đi qua, chuông nhà thờ bắt đầu đổ, những cỗ quan tài được đưa đến khu nghĩa trang của thị trấn, sau đó được khiêng quay trở lại và phải đi quanh nhà thờ 3 lần. Tiếp đó, bức tượng Thánh Marta de Ribarteme được đưa ra khỏi nhà thờ đi diễu hành cùng những chiếc quan tài, đám đông bắt đầu hát vang: “Thánh Virgin Santa Marta, ngôi sao phương Bắc, chúng tôi mang đến Ngài những người đã từng gần chạm tới cái chết”.

Khi đoàn rước về đến nhà thờ và quan tài được hạ xuống mặt đất, người ta có thể quan sát thấy rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong khi một số người mỉm cười hoan hỉ, những người khác lại rơi nước mắt. Một người phụ nữ, người đã bỏ lỡ buổi lễ năm ngoái khi cô hôn mê, khóc nức nở khi bước ra từ quan tài của mình và ngay lập tức gia đình ôm chầm lấy cô trong niềm hạnh phúc.

Một người thanh niên 20 tuổi đến từ vùng Madrid sau khi tham gia đoàn rước chia sẻ, sau khi bà nội của chàng trai này qua khỏi căn bệnh ung thư, anh và cha của mình đã làm một cam kết tham dự lễ hội hàng năm để bày tỏ tấm lòng với thánh Thánh Marta de Ribarteme. Để giữ lời hứa của mình, mỗi năm hai cha con đều phải trải qua đoạn đường gần 600km đi từ thủ đô Tây Ban Nha để tham gia lễ hội. “Tôi làm điều này để bày tỏ lòng biết ơn với bà tôi vì đã chiến đấu với căn bệnh ung thư”, chàng trai trẻ cho hay.

Bạn bè và gia đình sẽ thay phiên nhau khiêng chiếc quan tài, dưới cái nóng của thời tiết và sức nặng của cỗ quan tài, thực hiện nghi lễ thiêng liêng này không hề dễ dàng. Đoạn đường di chuyển quanh làng không xa, nhưng mỗi khi lên đồi và xuống dốc luôn cần có sự nỗ lực và khéo léo của mỗi người khiêng. Theo linh mục địa phương - Alfonso Besada Paraje cho biết: “Đây chính là biểu tượng chiến thắng của sự sống trên cái chết”.

Dù quan tài là thứ những người sùng đạo nhất ưa thích, vẫn còn nhiều hình thức khác để tham gia vào đoàn rước. Chẳng hạn như với người nào không có người thân, họ cũng có thể tham dự lễ hội rùng rợn này nhưng với điều kiện họ phải tự khiêng quan tài của mình. Hay một người phụ nữ đã tham gia vào lễ hội này hàng năm chỉ bằng đầu gối của mình, sau khi căn bệnh quái ác đã lấy đi đôi chân của bà cách đây 17 năm. Người phụ nữ này chia sẻ rằng, bà đến đây mỗi năm để cảm ơn thánh Marta.

Không khí trong ngày diễn ra lễ hội có phần tang thương, ngày hôm sau tất cả mọi người sẽ cùng mở tiệc và nhảy múa hát ca tưng bừng. Những người nằm trong quan tài lúc này sẽ kể lại cho mọi người nghe về những trải nghiệm về “cái chết”.

Sự kiện kỳ lạ này thu hút rất đông người tới xem, do đó vào ngày diễn ra lễ hội trên các đường phố ở thị trấn Las Nieves chật ních người. Từ một lễ hội chỉ ở cấp độ địa phương đã trở thành một lễ hội nổi tiếng khắp thế giới với hàng ngàn người tham dự. Họ chen chân nhau ở những con đường nhỏ trong ngôi làng Santa Marta de Ribarteme, để được tận mắt chứng kiến lễ hội này.

Nhờ vậy, những ghế đá trên ngọn đồi nhỏ cạnh nhà thờ bình thường vắng bóng người, nhưng nhờ lễ hội mà được lấp đầy. Những người bán hàng rong được dịp bày bày bán một lượng lớn rượu vang và nhiều quầy hàng thực phẩm khác nhau, mùi thơm của thịt nướng và món bạch tuộc luộc với một chút ớt bột... càng khiến cho không khí của lễ hội thêm sôi nổi./.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.