Khi cái đẹp phải đánh đổi bằng cả tính mạng

Han Mi Ok khi trẻ và khi khuôn mặt bị biến dạng vì thẩm mỹ.
Han Mi Ok khi trẻ và khi khuôn mặt bị biến dạng vì thẩm mỹ.
(PLVN) - Để có được vẻ ngoài như ý, không chỉ những người bình thường mà ngay cả những ngôi sao, những người giàu có cũng tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một biện pháp cứu cánh. Cũng từ đây, không ít bi kịch đau lòng đã xảy ra.

Cháu gái tỷ phú tử vong

Cảnh sát Hàn Quốc hôm đầu tháng đã công bố thêm thông tin về vụ việc cô Bonnie Evita Law, 34 tuổi qua đời trong khi được thực hiện các thủ thuật hút mỡ và nâng ngực tại một thẩm mỹ viện ở nước này. Cô Bonnie Evita Law là cháu gái của tỉ phú quá cố Hong Kong Law Ting-pong - người sáng lập hãng quần áo Bossini.

Ông Ting-pong qua đời vào năm 1986 ở tuổi 86, để lại cho gia đình ông 1 tỉ đô la Hong Kong (tương đương 130 triệu USD) cùng đế chế thời trang trị giá hàng tỷ USD. Bossini hiện có khoảng 1.000 cửa hàng ở Hong Kong, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Dominica, Lebanon, Ả rập Xê-út và Ấn Độ. Gia đình Law hiện vẫn có sự hiện diện mạnh mẽ trong việc quản lý công ty. Theo Forbes, gia đình này là gia đình giàu thứ 31 ở châu Á vào năm 2017, với tổng tài sản ròng là 7,8 tỷ USD.

Theo các thông tin được công bố, để chào đón sinh nhật lần thứ 35 của mình, cô Bonnie Evita Law quyết định “chơi lớn” bằng cách đi “đại tu” nhiều bộ phận trên cơ thể. Theo tờ South China Morning Post, trong quá trình tìm kiếm nơi làm phẫu thuật, nạn nhân đã quen nhân viên tư vấn Shim Bok-hwa - người tự quảng cáo là có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ.

Qua trao đổi trên internet, Shim mời Law bay đến một thẩm mỹ viện ở quận Gangnam, Seoul và quảng cáo rằng đây là một cơ sở uy tín, có các bác sỹ giỏi. Tin tưởng vào lời hứa hẹn này, cô Law đến Hàn Quốc và tiến hành phẫu thuật căng da mặt vào ngày 21/1. Ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Đến ngày 28/1, cô tiếp tục thực hiện thủ thuật hút mỡ ở cánh tay và xương chậu trên, lấy luôn mỡ đó để nâng ngực và tiêm botox trên cả 2 bắp chân.

Tuy nhiên, lần này, mọi việc không suôn sẻ như vậy. Khi đang được phẫu thuật, cô Law bất ngờ rơi vào tình trạng hôn mê và đã qua đời sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Cảnh sát Hàn Quốc cho hay, cái chết của cô Law có thể là do sơ suất của nhân viên y tế.

Một cô gái Thái Lan xinh đẹp là nạn nhân của phẫu thuật thẩm mỹ.
Một cô gái Thái Lan xinh đẹp là nạn nhân của phẫu thuật thẩm mỹ.  

Theo đó, họ nói rằng cái chết của nạn nhân có thể liên quan đến một loại thuốc gây mê mà các bác sĩ đã sử dụng cho cô trong quá trình phẫu thuật. Cảnh sát cũng cho rằng cơ sở thẩm mỹ đã không yêu cầu cô Law ký giấy đồng ý chính thức cho cuộc phẫu thuật.

Ngoài ra, các thủ tục đã được các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ không có bằng cấp tiến hành mà không có sự hiện diện của bác sĩ gây mê. Về phía công ty môi giới, theo điều tra sơ bộ của cảnh sát, công ty này đã không có các giấy đăng ký liên quan và hoạt động bất hợp pháp.

Trước đó, truyền thông Hong Kong đưa tin, kíp phẫu thuật cho cô Law gồm ông Kim Sung-il - người tuyên bố có 10 năm kinh nghiệm làm bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật Jung Tae-gwang cùng y tá Park Mi-soo đảm nhiệm. Trong kíp phẫu thuật không bác sĩ gây mê nào, chỉ có “một chiếc máy được sử dụng để kiểm soát thuốc gây mê propofol, cùng với một số thuốc gây mê khác”.

Vẫn theo nguồn tin của truyền thông Hong Kong, trong quá trình phẫu thuật, cô Law lên cơn đau dữ dội sau đó bị co giật liên tục. Tuy nhiên, bác sỹ Kim chỉ hướng dẫn hướng dẫn cho bác sỹ Jung tiêm hỗn hợp ketamine và midazolam 2 lần cho bệnh nhân. 

Đến khi bác sỹ Kim bắt đầu hút mỡ từ cánh tay trái của Law, mức độ bão hòa oxy của cô đã giảm xuống gần 80%, khuôn mặt tái nhợt và môi tím tái. Khi xe cấp cứu có mặt, nạn nhân đã bị chảy máu từ miệng và mũi và được tuyên bố đã chết 1 giờ sau đó tại Bệnh viện. Do dịch bệnh Covid-19 nên gia đình Law đã không thể tổ chức tang lễ cho cô. Thi thể nạn nhân được hỏa táng tại Hàn Quốc vào ngày 13/2. Các thành viên trong gia đình đã tổ chức một buổi tưởng niệm trực tuyến vào ngày sinh nhật của cô.

Gia đình Law, mà đại diện là chồng của cô là anh Daniel Chi, sau đó đã đâm đơn kiện thẩm mỹ viện tại Hàn Quốc để đòi bồi thường. “Không gì có thể mang vợ tôi trở lại. Việc tôi đâm đơn kiện là để nâng cao nhận thức cho người khác. Tôi không muốn thảm kịch tương tự xảy ra với các gia đình khác”, anh Chi nói. Tuy nhiên, sau đó, họ đã quyết định rút lại đơn kiện. Về phía cảnh sát Hàn Quốc, họ đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ việc và dự kiến sẽ đệ trình các cáo buộc hình sự chống lại những người có liên quan đến cái chết của cô Law.

Qua đời trong đau khổ

Hàn Quốc được mệnh danh là “thiên đường thẩm mỹ”, là nơi mà hàng nghìn người ở khắp nơi trên thế giới đổ xô tới để thẩm mỹ. Thế nhưng, ở nước này cũng có không ít những ca phẫu thuật hỏng đã xảy ra. Có người gặp biến chứng ngay trên bàn mổ như trường hợp của cô Law ở trên nhưng cũng có những người không chết ngay mà phải chịu cuộc đời đau khổ, dằn vặt vì di chứng của những ca phẫu thuật hỏng để lại. Trường hợp của nữ ca sỹ kiêm người mẫu quá cố người Hàn Quốc Han Mi Ok là ví dụ điển hình.

Năm 2004, câu chuyện của Han Mi Ok được cả thế giới biết tới sau khi đài SBS chiếu một phóng sự về cô, về hành trình tự hủy hoại khuôn mặt và cả cuộc đời của bà vì đam mê “dao kéo”. Han Mi Ok trước đây từng là nữ ca sĩ kiêm người mẫu được chú ý trong làng giải trí Hàn Quốc. Những năm tháng tuổi trẻ, bà từng sang Nhật để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, trò chuyện trong các show truyền hình, Han Mi Ok thừa nhận, bà bị ám ảnh bởi vẻ bề ngoài, thích ngắm mình trong gương, thích mọi người ca ngợi mình đẹp. Khi bị chê, bà sẽ vô cùng buồn rầu và tìm cách mọi cách để khắc phục, mà giải pháp cuối cùng mà bà nghĩ ra chính là “dao kéo”.

Có điều, Han Mi Ok chẳng bao giờ hài lòng với kết quả đạt được. Ngay sau những ca phẫu thuật đó, bà lại nhanh chóng phát hiện ra những điểm không hài lòng mới trên cơ thể để rồi lại điên cuồng tham gia những cuộc phẫu thuật chỉnh hình lớn nhỏ. Bà nghiện phẫu thuật thẩm mỹ tới mức ám ảnh dù ban đầu bà đơn giản chỉ muốn giảm độ vuông vức của xương hàm. Đẹp đâu không thấy, thứ mà mọi người nhìn thấy rõ ràng nhất là gương mặt của Han Mi Ok ngày càng biến dạng và phù nề; gương mặt của bà trở nên đáng sợ đến mức ai nhìn cũng phải hoảng hồn.

Đến lúc đó, bệnh viện mà bà thường làm phẫu thuật trước đó từ chối không thực hiện thẩm mỹ cho bà nữa. Trong một cuộc phỏng vấn, Han Mi Ok chia sẻ bà đã trải qua 17 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ lớn nhỏ. Từ chỗ có gần như mọi thứ, từ một nhan sắc dịu dàng, đằm thắm, được nhiều người hâm mộ, Han Mi Ok mất tất cả. Bà bị mọi người xa lánh vì gương mặt biến dạng đến mức không thể cứu vãn được.

Thế nhưng, Han Mi Ok vẫn không tỉnh ngộ. Bà tìm đến chợ đen để silicon về tự tiêm, dẫn đến việc thính giác của bà bị ảnh hưởng, xuất hiện ảo giác. Thậm chí, bà còn sử dụng phương pháp làm đẹp kinh dị là dùng dầu ăn đậu nành dùng trong chế biến thực phẩm để tiêm lên mặt, khiến gương mặt bà càng ngày càng trở nên biến dạng và đáng sợ. Mặt bà khi đó to gấp 4 lần bình thường, với nhiều cục silicon đọng trên mặt trông rất đáng sợ.

Có giai đoạn, bà bị tâm thần phân liệt, phải điều trị tâm lý. Ngay cả bản thân bà cũng sợ chính mình. Có gia đình nhưng bà sống khép kín, gần như không giao lưu với mọi người. Han Mi Ok được nhiều người gọi là “thảm hoạ thẩm mỹ xứ Hàn”.

Tháng 2/2008, Han Mi Ok bước vào cuộc phẫu thuật đầu tiên để loại bỏ 860g dị vật trên mặt. Sau đó, bà trải qua ca phẫu thuật thứ hai, thứ ba, thứ tư... để khuôn mặt nhỏ đi một nửa so với trước. Sau chuỗi phẫu thuật được một đơn vị Nhật Bản thực hiện, gương mặt Han Mi Ok đã khá hơn đôi chút. Miệng của bà khi đó vẫn méo, khiến bà khó sinh hoạt, phát âm như bình thường. Da bà cũng trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương và phù nề còn mắt rất khó để nhắm hay mở.

Dù vậy nhưng với diện mạo mới, bà đã có thể đi ra ngoài bằng tàu điện ngầm hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Han Mi Ok dần tự tin hơn khi hòa nhập cộng đồng, có niềm tin, có hy vọng hơn. Có thời gian, nhờ sự giới thiệu của Cơ quan Xúc tiến Việc làm Hàn Quốc dành cho người khuyết tật, bà còn đi làm tại một cửa hàng bán quần áo cũ.

Tháng 12/2018, Han Mi Ok đã qua đời, hưởng họ 57 tuổi. Thông tin này khiến nhiều người đau lòng, xót thương cho người phụ nữ chỉ vì mong muốn làm đẹp mù quáng, không biết điểm dừng mà biến cuộc đời mình trở nên đau khổ, bi thảm.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.