Khám phá thức uống "quốc hồn quốc túy" xứ sở hoa anh đào

Khám phá thức uống "quốc hồn quốc túy" xứ sở hoa anh đào
(PLVN) - Rượu Amazake được coi là thức uống tinh túy, mang dấu ấn văn hóa của Nhật Bản. Để có được những hương vị khác nhau trong các loại rượu là cả một quá trình nghiên cứu, đúc rút và nghiền ngẫm của biết bao thế hệ.

Thức uống tinh túy của văn hóa Nhật  

Rượu ở đâu cũng có, nhưng thứ rượu được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, tồn tại hàng trăm năm, trở thành tinh túy của dân tộc và luôn trân trọng, nâng niu ẩm thực truyền thống như một món quà vô giá. Để có được những điều tuyệt vời đó, người dân ở đây đã phải đánh đổi và dốc tâm huyết của mình như thế nào? Một trong những loại rượu này là Amazake, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và là một trong những nét văn hóa quan trọng của người Nhật Bản hàng ngàn năm qua. Vậy liệu có điều gì đặc biệt trong vị rượu truyền thống của người dân xứ xở hoa anh đào?

Tinh túy của dân tộc Amazake được làm ra lần đầu tiên vào Thời Kofun (khoảng năm 250 đến năm 538 sau Công nguyên). Amazake được làm từ gạo trắng lên men như các loại sake khác, điều đặc biệt là ở men rượu Koji, tạo nên hương vị thơm và đậm đà, chính vì thế mà Amazake còn được gọi là rượu ngọt hay sake ngọt.

Amazake có 2 loại là Kasu Amazake (nồng độ cồn thấp, 8%) và Koji Amazake (không chứa cồn). Kasu Amazake được làm từ sake kasu là bã rượu sake (hay còn gọi là hèm rượu), vì thế lượng cồn chứa trong Kasu Amazake khá thấp. Kasu được hòa tan trong nước và thêm đường để tạo độ ngọt cho Kasu Amazake. Còn Koji Amazake chính là loại rượu ngọt truyền thống không cồn phổ biển, kể cả trẻ con, hay phụ nữ có thai đều sử dụng được.

Rượu Amazake - tinh túy văn hóa Nhật
 Rượu Amazake - tinh túy văn hóa Nhật 

Loại rượu này sử dụng men Koji-loại nấm mốc thường được dùng để ủ lên men tương miso, đậu nành lên men natto và nước tương (xì dầu). Bước đầu tiên phải làm là trộn cơm hoặc xôi với men koji trong vòng 8-10 giờ đồng hồ. Đặc biệt, hỗn hợp này phải được đảo đều mỗi giờ cho đến khi có rượu nhỉ ra. Yếu tố quyết định để có được Amazake hoàn hảo chính là nhiệt độ. Để làm Koji Amazake cần giữ nhiệt độ ổn định của gạo ở nhiệt độ 50- 60 ºC. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất để enzyme phân hủy tinh bột thành đường glucose/đường. Kết quả là người ta thu được một loại thức uống có chứa các chất dinh dưỡng và men vi sinh có lợi cho đường ruột.

Koji Amazake có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với Kasu Amazake. Bởi Koji Amazake giữ được cả mầm của hạt gạo nên giữ được những acid béo quan trọng. Rượu ngọt phù hợp với những người yếu tiêu hóa nhờ các dưỡng chất trong amazake đã được các men phân cắt sẵn. Amakaze cũng tốt cho phụ nữ sau khi sanh nở…

Không biết từ khi nào, Amazake như một thứ đồ uống trào lưu. Doanh số bán rượu Amazake tăng 134,8% trong giai đoạn 2016-2017, theo số liệu của Hội chợ Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống Foodex Nhật Bản, là thời điểm mà việc ủ lên men tại nhà đã trở thành phong trào. Đồ uống này sau đó tiếp tục phổ biến rộng rãi vào năm 2019, nhờ một phần không nhỏ vào nhóm nhạc nam Kanigate Eight, được thuê để làm phát ngôn viên cho Hiyashi Amazake, một nhãn hiệu nổi tiếng khắp Nhật Bản. Amazake cũng xuất hiện trên kệ hàng trong các quán cà phê và cửa hàng tiện lợi trên cả nước, và người dân địa phương nhấm nháp nó vào buổi sáng hoặc xế chiều.

John Sugimura - đầu bếp tổng quản kiêm Giám đốc thương hiệu của tập đoàn PinKU Japanese Street Food tại Minneapolis, đã biến thức uống này thành một phần đặc trưng của các món ăn đặc sắc của mình, dùng nó làm kem lót và để tạo hương vị bất ngờ cho món ăn. “Tôi thích thưởng thức các món nướng ngon dùng cùng với amazake vì chất dinh dưỡng của nó” ông nói. “Tôi có cha là người Nhật mẹ là người Đức, lớn lên tại Hoa Kỳ, song rất thích món sinh tố Amazake trộn chuối. Tôi thạo nhất việc muối dưa chua bằng Amazake. Và thành tựu lớn nhất của tôi là kết hợp Amazake vào món nước xốt vừng rưới salad”.

Vô vàn tác dụng

Mỗi 100g amazake có khoảng 80 calories, lành mạnh hơn so với vẻ thoạt nhìn béo ngậy của nó. Những người ưa thích món amazake thì nói nó có tác dụng tốt đến mọi bộ phận của cơ thể, từ việc khiến tóc mọc nhanh cho tới giúp giảm cân, giảm cơn đau đầu mệt mỏi, uể oải sau cơn say rượu, ngủ ngon và nhuận tràng. Do nó chứa nhiều dưỡng chất, gồm cả B6, axid folic, axid ferulic, chất xơ và một lượng glucose đáng kể, nhiều người cho rằng rượu Amazake xứng đáng chiếm một vị trí vững vàng trong danh sách các ‘bí kíp’ giã rượu của Nhật Bản.

Ông Hiroshi Sugihara, vốn là một người yêu thích Amazake, thức uống từ thời thơ ấu của mình, “Tôi thường uống khi bị cảm lạnh hoặc sốt, đặc biệt là khi tôi thấy không muốn ăn uống gì. Amazake là thứ dễ nuốt, vị ngon, và nhờ vào công lực của enzyme (có trong men koji) chuyển hóa được tinh bột, nó cũng được coi là men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa nữa. Đồ uống này được cho là có tác dụng làm ấm người (đặc biệt là do có gừng, thường được bỏ vào để làm tăng hương vị), nên người ta thường uống nhiều trong những tháng mùa đông, cũng là lúc có các ngày lễ lớn, trong đó có Lễ hội Búp bê Hinamatsuri”.

Tuy nhiên, mặc dù Amazake rất tốt cho sức khỏe, nhưng cái gì nhiều quá đều không tốt, cần chú ý sử dụng Amazake ở mức độ vừa phải, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường. Chỉ cần một cốc (200–250ml) Amazake là đủ để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bạn trong một ngày. Ngoài ra, món này được cho là có tác dụng tốt không chỉ đối với sức khỏe. Như Misaki, người mẫu và đại sứ của Viện Chăm sóc Thẩm mỹ LaQua ở Tokyo giải thích, rượu Amazake cũng được cộng đồng làm đẹp yêu thích. “Nhóm vitamin B có trong Amazake có liên quan đến quá trình chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein, tốt cho da và tóc”, cô cho tôi biết qua email. “Vì vậy, nó còn được kỳ vọng ở hiệu ứng làm đẹp. Amazake cũng chứa một thành phần gọi là ergothioneine, là một chất chống oxy hóa có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa làn da”.

Adam Yee - một nhà khoa học thực phẩm ở Austin, đồng thời là người dẫn chương trình My Food Job Rocks, đồng ý rằng các khoáng chất và vitamin có trong rượu Amazake sẽ giúp cải thiện làn da và mái tóc - nếu được dùng với số lượng lớn. Hiện rượu Amazake hầu như không được biết đến nhiều ở bên ngoài châu Á. Nhưng điều đó có lẽ sẽ thay đổi. Giống như trà xanh matcha đã tìm được chỗ đứng trong các món tráng miệng ở cả trong và ngoài Nhật Bản, trong tương lai Amazake không chỉ hiện diện rộng khắp trong nền ẩm thực Nhật Bản, mà còn trở thành thức uống ai ai trên thế giới cũng biết đến tên.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.