Hoàng gia Anh chưa thoát lùm xùm cũ, Công nương Kate Middleton đã dính rắc rối mới

Công nương Kate đến đặt hoa tưởng niệm Sarah.
Công nương Kate đến đặt hoa tưởng niệm Sarah.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công nương Kate Middleton xuất hiện tại khu vực đài tưởng niệm này để bày tỏ lòng tiếc thương đối với người phụ nữ xấu số. Ban đầu hành động này biểu dương với ý nghĩa nàng dâu Hoàng gia ngầm truyền đi thông điệp bảo vệ phụ nữ nhưng sau lại “mất điểm” bởi một biến cố không ngờ.

Scandal “họa vô đơn chí”

Vừa qua, bên cạnh cuộc phỏng vấn “bom tấn” của Hoàng tử Harry cùng vợ là Nữ công tước Sussex Meghan Markle với “bà hoàng truyền thông” Oprah Winfrey, dư luận nước Anh cũng vô cùng quan tâm đến vụ việc một người phụ nữ đột ngột biến mất bí ẩn rồi được phát hiện đã chết tại một khu rừng ở ngoại ô London. Điều đáng nói là nghi phạm trong vụ án gây chấn động nước Anh này là một nam cảnh sát làm nhiệm vụ đứng canh gác tại khu vực các tòa nhà ngoại giao.

Sự việc tưởng không liên quan đến Hoàng gia nhưng đã khiến Công nương Kate Middleton trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi do việc cô làm mà không phải là nhiệm vụ của Hoàng gia. Thậm chí, nhiều người ở Anh đang yêu cầu cảnh sát điều tra việc liên quan đến cô.

Số là cô Sarah Everard (33 tuổi) - nhân viên maketing làm việc ở thành phố London được nhìn thấy lần cuối vào đầu tháng 3 khi cô đi bộ về nhà từ nhà một người bạn ở khu vực Nam London. Hình ảnh Sarah mỉm cười trước ống kính hoặc được các camera hiện trường (CCTV) chụp vào buổi tối hôm đó đã được chia sẻ rộng rãi khắp các trang báo Anh.

Sau đó, Sarah được xác định đã chết, thi thể cô được tìm thấy trong khu rừng ở ngoại ô thành phố. Ngay lập tức, các nhà điều tra xác định nghi phạm là một cảnh sát. Anh ta bị cáo buộc bắt cóc, giết người và tiếp xúc không đứng đắn với nạn nhân. Sự việc này gây căm phẫn mạnh mẽ ở Anh.

Giữa tháng 3, một lễ tưởng niệm Sarah đã được tổ chức ở chính công viên nơi cô đi bộ qua vào buổi tối mà cô bị tấn công. Hàng ngàn người đã đến dự buổi lễ, trong đó có cả Kate Middleton. Cô tới một mình và đặt bó hoa để tưởng nhớ Sarah.

Đây được cho là việc Kate làm với tư cách cá nhân, không phải là nhiệm vụ của Hoàng gia. Đồng thời là một cách để nàng dâu Hoàng gia ngầm truyền đi thông điệp bảo vệ phụ nữ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Người ta cũng hiểu rằng Kate đến thăm nơi này một phần vì cô ấy nhớ cảm giác được đi dạo quanh London vào buổi tối trước khi cô kết hôn với Hoàng tử William.

Hàng ngàn người đến tưởng niệm cô gái xấu số.
Hàng ngàn người đến tưởng niệm cô gái xấu số.  

Sự việc lẽ ra chỉ có vậy, nếu nó kết thúc ở đó. Nhưng, sau khi nàng dâu lớn của Hoàng gia Anh rời đi thì ngay tối hôm ấy, cảnh sát đến, yêu cầu dừng lễ tưởng niệm, thậm chí bắt luôn một số người vì cho rằng đây là buổi tụ tập bất hợp pháp khi đã có lệnh hạn chế đông người để tránh lây nhiễm dịch bệnh. Điều này khiến công chúng ở Anh rất giận dữ và đặt câu hỏi rằng tại sao Công nương Kate không bị bắt, cũng không bị cảnh sát mời đến để điều tra.

Trong lúc cộng đồng mạng đang phẫn nộ, Cảnh sát trưởng Cressida Dick lại như đổ dầu vào lửa khi lên tiếng bênh vực Kate: “Lúc đó (lúc Kate đến nơi tưởng niệm Sarah) là cô ấy làm nhiệm vụ. Cô ấy đang làm việc”. Đồng thời, Dick còn cố giải thích: “Cô ấy chỉ đi bộ tới và đặt bó hoa nên không trái pháp luật”.

Hành động cố gắng không làm xấu hình ảnh thành viên Hoàng gia của Cảnh sát trưởng Cressida Dick không thuyết phục được nhiều người mà chỉ càng gây bất bình hơn. Cư dân mạng tức giận cho rằng thành viên Hoàng gia đang được ưu ái. Họ viết: “Cô ấy (Kate) đến đó vì công việc nên một mình cô ấy hành động hợp pháp thôi à?”; “Buổi tưởng niệm đó không hề ầm ĩ để gọi là bất hợp pháp. Còn nếu nó đã không hợp pháp, thì kể cả việc Nữ Công tước xứ Cambridge đến đó cũng không hợp pháp”...

Đồng thời, họ yêu cầu cảnh sát phải mời Công nương Kate tới xét hỏi như đối với một số người khác đã bị bắt vào hôm tưởng niệm đó. Thậm chí, trong lúc giận dữ, cư dân mạng bỗng chỉ trích cả Công nương Kate, một trong những người vẫn được yêu quý nhất nước Anh. Họ cho rằng, việc Kate tới điểm tưởng niệm Sarah chỉ là một cách để đánh bóng hình ảnh Hoàng gia giữa cuộc khủng hoảng Meghan Markle. 

Thêm điều khiến Nữ công tước xứ Cambridge “mất điểm” là việc cô không đeo khẩu trang ở nơi tụ tập đông người trong bối cảnh các nhà chức trách phải gia tăng các biện pháp giãn cách nhằm chống dịch Covid-19. Có người chỉ trích: “Cô ấy (Kate) nhiều lần đeo khẩu trang khi ngồi trong ô tô, nhưng lần này, cô ấy lại không đeo khẩu trang khi tới lễ tưởng niệm, bởi cô ấy muốn để cho báo chí nhìn thấy”.

Tuy nhiên, cũng có những người bênh vực Kate và nói rằng, việc đeo khẩu trang ở ngoài trời là không bắt buộc và Kate thường chỉ đeo ở những nơi có yêu cầu, như tại một số cơ quan, tổ chức, hoặc trường học...

Cách “ghi điểm” với công chúng

Catherine Elizabeth Middleton là Công tước phu nhân xứ Cambridge, sinh ngày 9/1/1982 và được biết đến với biệt danh là Kate. Catherine là vợ của Hoàng tử William, Công tước xứ Cambridge, con trai trưởng của Thái tử Charles và Công nương Diana. Cô chính thức trở thành Công tước phu nhân xứ Cambridge sau khi kết hôn với William. Hiện họ đã có đã 3 ba người con - 2 trai và 1 gái: Hoàng tử George, Công chúa Charlotte và Hoàng tử Louis.

Catherine lớn lên ở Chapel Row, một ngôi làng gần Newbury (Berkshire). Cô học Lịch sử Nghệ thuật ở Scotland tại Đại học St.Andrews, nơi cô đã gặp Hoàng tử William vào năm 2001. Hai người công bố đính hôn vào ngày 16/11/2010 và cô đã tham dự rất nhiều sự kiện của Hoàng gia Anh trước khi họ lấy nhau vào ngày 29/4/2011. Catherine đã có tác động lớn vào thời trang Anh đã được gọi là “hiệu ứng Kate Middleton”. Cô được chọn là ăn mặc đẹp nhất năm 2007 và 2010 của tạp chí People. Riêng năm 2012, cô được chọn là 1 trong số 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới theo thời gian. 

Dù chỉ là thường dân kết hôn với Hoàng tử William song Kate vẫn chiếm được cảm tình của mọi người trên khắp thế giới với vẻ ngoài chuẩn mực, bản tính hòa nhã và phong cách thời trang hoàn hảo. Kate Middleton là người bảo trợ của một số tổ chức từ thiện, hầu hết tập trung vào phúc lợi cho trẻ em, bao gồm Quỹ Hoàng gia, Action on Addiction, The Art Room, SportsAid, Place2Be và Quỹ tín thác 1851.

Sau khi trở làm dâu trong gia đình Hoàng gia, nữ Công tước đã có bài phát biểu công khai đầu tiên vào tháng 3/2012, trong chuyến viếng thăm cơ sở chăm sóc trẻ em của East Anglia ở Ipswich. Kể từ đó, cô đã có vô số bài phát biểu trên khắp thế giới trong các hoạt động xã hội của mình.

Dù luôn xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài chỉnh tề và chuyên nghiệp, Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton cũng thường được chụp lại nhiều khoảnh khắc thoải mái, khi đang âu yếm những đứa trẻ của hoàng gia. Kate sẵn sàng gác lại nhiệm vụ của một nữ Công tước để chơi đùa cùng các con như bất kỳ người mẹ bình thường nào khác, thậm chí chạy xuống dốc để vui đùa cùng con.

Kate gây ấn tượng nhờ cách nói chuyện ngọt ngào và thông minh với trẻ con. Trong chuyến ghé thăm Forest School ở Paddington của cô, các nhiếp ảnh gia đi theo và liên tục bấm máy. Một cô bé hỏi Kate: “Tại sao họ lại chụp ảnh cô vậy ạ?”. Công nương trả lời nhẹ nhàng: “Họ đang chụp ảnh con đấy, bởi vì con rất đặc biệt”. 

Trước biến cố mới diễn ra, phía Kate Middleton, vẫn như mọi lần khác, lại không đưa ra bình luận. Và không biết khi nào nàng dâu Hoàng gia sẽ giành lại được thiện cảm của công chúng đối với mình.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.