Hé lộ nguyên nhân khiến hoàng tử tỷ phú “vạn người mê” đoản mệnh ở tuổi 33

Hoàng tử Rashid.
Hoàng tử Rashid.
(PLVN) - Sự ra đi đột ngột ở tuổi 33 của Hoàng tử Ả rập Xê-út Sheikh Rashid vào năm 2015 từng khiến những người dân ở Vương quốc này sững sờ. Cũng từ đây, những sự thật gây sốc đằng sau cuộc sống nhung lụa của vị hoàng tử “vạn người mê” này dần được hé lộ.

Hồ sơ hoàn hảo

Ngày 19/9/2015, Hoàng gia Ả rập Xê-út bất ngờ thông báo Hoàng tử Sheikh Rashid bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã qua đời do một cơn đau tim đột ngột. Sinh năm 1981 ở Dubai, Hoàng tử Rashid là con trai cả của Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum.

Đặt rất nhiều kỳ vọng vào Rashid nên ngay từ khi cậu ta còn nhỏ, Thân vương bin Rashid Al Maktoum đã dạy cho con trai những kiến thức cần thiết cho việc tiếp quản quyền lực sau này, bao gồm từ việc tôn trọng các giá trị đạo đức, truyền thống cũng như các kỹ năng lãnh đạo...

Theo đúng công thức pha trộn giữa giáo dục trong nước và giáo dục phương tây được hoàng tộc UAE ưa thích, khi còn nhỏ, Hoàng tử Rashid được cho theo học tại một ngôi trường chủ yếu dành cho con em của hoàng tộc và những gia đình giàu có. Tốt nghiệp trung học, vị hoàng tử tiếp tục được cho tới học ở Học viện quân sự Sandhurst - một trong những trường đào tạo sĩ quan quân đội hàng đầu cho nước Anh.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 2002, anh  ta trở về nước với một tương lai rộng mở. Sở hữu hồ sơ cá nhân cực kỳ nổi bật, lại có quan hệ đối tác với hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong nước nhờ vào vị thế gia đình, Hoàng tử Rashid về sau mở một số công ty cho riêng mình, trong đó, đáng kể nhất phải nói đến Tập đoàn đầu tư đa ngành United Group Holdings Dubai. 

Hoàng tử Ả rập Xê-út Sheikh Rashid qua đời khi mới 33 tuổi.
Hoàng tử Ả rập Xê-út Sheikh Rashid qua đời khi mới 33 tuổi.  

Có thời điểm, vị hoàng tử này là người đứng đầu hàng loạt các doanh nghiệp và tổ chức đầu tư quy mô lớn. Với khối tài sản khổng lồ lên đến 1,9 tỷ USD, anh ta có thể nói chưa bao giờ lâm vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh vì thiếu vốn mà ngược lại, lúc nào cũng ổn định trên đỉnh cao chiến thắng.

Không những thế, Rashid còn gây chú ý khi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động thể dục thể thao tại UAE. Anh ta là thành viên sáng lập Câu lạc bộ thể thao và văn hóa Dubai, giữ chức Chủ tịch câu lạc bộ cho đến năm 2005 thì nhường lại chức vụ này cho em trai Sheikh Ahmed bin Mohammed.

Bản thân vị hoàng tử này cũng là một vận động viên thể thao có tiếng. Anh ta được biết đến là một người cực thích đua ngựa và là một tay đua có tiếng, từng tham  gia nhiều cuộc thi cả ở cấp địa phương cho tới cấp quốc tế, đem lại nhiều vinh quang cho UAE,  bao gồm 2 huy chương vàng trong các giải đua cá nhân 120km và đua đồng đội ở Thế vận hội châu Á Doha năm 2006. Rashid còn là chủ sở hữu trường đua ngựa có quy mô hoành tráng nhất thế giới, chỉ mở cửa cho những người có vé mời, người sáng lập giải đua ngựa quốc tế Zabeel. 

Theo hồ sơ về vị hoàng tử nói trên do Hoàng gia Dubai cung cấp, Sheikh Rashid còn là một thành viên tích cực của Dubai Cares - một tổ chức từ thiện hoạt động vì mục tiêu tăng cường sự tiếp cận giáo dục tiểu học chất lượng cho học sinh trên khắp thế giới. Trước năm 2008, Rashid là Thái tử Dubai, là người sẽ thừa kế ngai vàng sau này.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, anh ta đột ngột gần như biến mất khỏi các hoạt động cộng đồng, không xuất hiện trước công chúng và đến năm 2008 thì chính thức bị tước bỏ danh hiệu Thái tử. Ngôi vị người thừa kế lúc này được giao lại cho em trai của Rashid là Sheikh Hamdan bin Mohammed Al Maktoum. 

Trong thông báo về việc thay đổi Thái tử, Hoàng gia Dubai nói rằng đó là do Hoàng tử Hamdan là người thích hợp để kế vị hơn dù thực tế Hoàng tử Hamdan lại được nhiều người xem là không có tố chất và khả năng lãnh đạo bằng anh trai. Trước khi được phong làm Thái tử, vị Hoàng tử này được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu Dubai, có nhiều bài thơ đã được phổ nhạc. Bên cạnh đó, Hoàng tử Hamdan cũng được nhiều người nhớ đến là một ngôi sao nhạc pop hơn là thành viên hoàng gia.

Đâu là nguyên nhân?

Trở lại với cái chết của vị hoàng tử, nhiều người hoài nghi rằng việc qua đời vì một cơn đau tim đột ngột không thực sự thuyết phục. Thay vào đó, có thông tin cho biết Hoàng tử Sheikh Rashid thực chất đã tử vong vì sử dụng ma túy và lạm dụng thuốc steroid - một loại chất kích thích có thể gây ảo giác nếu dùng nhiều.

Hồi năm 2011, một số hình ảnh bị rò rỉ ra ngoài cho thấy cảnh vị hoàng tử từng được xem là 1 trong 20 thành viên hoàng tộc nóng bỏng nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn đang vui vẻ tạo dáng bên thi thể của một vận động viên thể hình chuyên nghiệp. Cùng năm, một cựu trợ lý cho hoàng tộc tên Ejil Mohammed Ali tiết lộ chuyện hoàng tử vừa đi cai nghiện ở Anh về. Tuy nhiên, hoàng gia Dubai sau đó đã đâm đơn kiện ông Ejil. Các thông tin xấu về hoàng tử sau đó đều đã bị rút hết khi hoàng gia thắng kiện.

Mặc dù vậy nhưng trong thời gian tiếp sau đó, một số tờ báo của Anh vẫn tiếp tục đưa tin hoàng tử đã phải ra vào các trại cai nghiện hạng sang ở châu Âu nhiều lần nhưng vẫn không thể dứt được ma túy. Một người bạn của Hoàng tử Rashid từng nói về bạn như sau: “Anh ta là người vui vẻ, tốt bụng nhưng cũng có những điểm xấu. Vấn đề của anh ta là anh ta có quá nhiều tiền và quá hư hỏng. Ai cũng có vấn đề riêng và vấn đề của Hoàng tử Rashid là anh ta nghiện các chất gây nghiện. Đó có lẽ là nguyên nhân khiến anh ta bị thất sủng”. 

Trong giới tinh hoa Ả rập từ lâu dậy lên những tin đồn cho biết Hoàng tử Rashid thường xuyên tham gia những bữa tiệc rượu - ma túy - sex được tổ chức ở những tụ điểm ăn chơi khét tiếng, trong đó có những khách sạn hạng sang ở London, Anh. 

Trong khi đó, luật pháp Dubai lại cực kỳ nghiêm khắc so với những tiêu chuẩn phương Tây. Ví dụ, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là việc bị cấm kỵ. Việc thể hiện tình cảm nơi công cộng hay uống rượu cũng vậy. Chính vì vậy nên cách sống nổi loạn theo kiểu phương Tây của Hoàng tử Rashid được cho là đã khiến vua cha của anh ta vô cùng thất vọng.

Các nguồn tin cho biết Thân vương Mohammed đã làm mọi cách để kéo con trai khỏi lối sống khác biệt so với truyền thống trong nước. Mặc dù vậy nhưng Rashid vẫn không thay đổi. Ngày 1/2/2008, anh ta đã bị tước hiệu Thái tử Dubai. Thân vương Mohammed đã đưa Hoàng tử Hamdan lên thay thế. 

Nguyên nhân chính thức của việc thay thế đã được hoàng gia Dubai công bố như đã nói ở trên nhưng theo các nguồn tin, nguyên nhân thực sự nằm ở việc Thân vương Mohammed cuối cùng nhận thấy không thể thay đổi được lối sống của con trai cưng.

Ngoài ra, theo một số tờ báo của Anh, các thông tin được nêu trong một thư tín ngoại giao của Mỹ do trang mạng Wikileaks công bố cho biết Rashid từng giết một trợ lý trong văn phòng của cha của anh ta. Vụ việc này trở thành chất xúc tác dẫn đến việc Thân vương Sheikh Mohammed quyết định dẹp con trai sang một bên và lập con thứ làm người kế vị. 

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.