Đất nước nổi tiếng với môn võ Sumo lại đặt ra điều luật hy hữu “cấm người béo phì”

Đất nước nổi tiếng với môn võ Sumo lại đặt ra điều luật hy hữu “cấm người béo phì”
(PLVN) - Béo phì là điều mà bất cứ ai cũng không hề mong muốn, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người mắc phải căn bệnh béo phì này. Thế nhưng ở Nhật Bản, dù muốn hay không muốn, “béo phì” vẫn bị coi là phạm pháp và đã bị chính phủ ban hành luật cấm.

Kỳ thị với người “béo phì”

Theo số liệu thống kê năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì 25 quốc gia có dân số béo phì cao nhất thế giới. Nguyên nhân đơn giản là người ta ngày càng ăn nhiều hơn và ít vận động hơn. Nền công nghiệp thực phẩm toàn cầu đang cung cấp quá nhiều thức uống soda, khoai tây chiên, thịt và bơ so với những bữa ăn truyền thống chỉ dựa vào thực phẩm ít calorie và chất béo. Tình hình càng xấu thêm khi mà thức ăn nhanh ngày nay lại có giá rẻ hơn rau và trái cây.

Chính phủ Nhật Bản rất lo ngại vấn đề này. Bởi béo phì hiển nhiên gây ra nhiều bất lợi, trước tiên là đối với người dân, sau đó là ảnh hưởng đến đất nước. Hiện tại, Nhật Bản là nước có dân số già đi nhanh chóng, tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, béo phì sẽ dẫn đến số lượng người mắc bệnh tiểu đường tăng và phát sinh thêm nhiều bệnh khác nữa.

Nhật Bản đang áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát béo phì (Ảnh minh họa)
Nhật Bản đang áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát béo phì (Ảnh minh họa)

Thậm chí, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế nghiên cứu, béo phì làm tăng nguy cơ mắc 13 bệnh ung thư, trong đó có 8 loại bệnh ung thư dễ bị mắc nhất khi bị thừa cân. Nếu như vào năm 1997, mới chỉ có 6,9 triệu người mắc bệnh thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên tới 8,9 triệu người. Dự kiến, chi phí chăm sóc y tế sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.

Phải nói rằng, người Nhật có thái độ kỳ thị đối với người bị béo phì. Ví dụ điển hình là vào năm 2016, một nhà hàng khỏa thân đầu tiên ở Nhật có tên là Amrita ở Tokyo đã đặt ra tiêu chí đón tiếp khách hàng riêng. Theo đó, khách đến nhà hàng phải nằm trong độ tuổi từ 18-60, không hình xăm và đặc biệt là cân nặng không được vượt quá 15kg so với trong lượng trung bình, tương ứng với chiều cao của họ.

Những người không may mắn có được thân hình chữ “S” sẽ có cuộc sống khổ sở cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt, đối với nữ giới. Họ khó có thể kiếm được người yêu, thường xuyên bị trêu chọc, thậm chí là xa lánh, miệt thị.

Bên cạnh đó, nếu một người có chỉ số vòng eo quá lớn, vượt quá tiêu chuẩn sẽ có cuộc sống không mấy dễ dàng, nhất là trong chuyện xin việc. Bởi các công ty khi tuyển dụng nhân sự không đánh giá cao những người béo phì và thường sẽ loại họ ngay từ “vòng gửi xe”. Người ta coi họ là những người “không có kỷ luật” với bản thân, lười biếng, chậm chạp và kém năng động.

Cấm để đẩy lùi bệnh tật cho người dân

Năm 2008, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã giới thiệu “Luật Metabo”, trong đó yêu cầu nam giới và phụ nữ ở độ tuổi từ 40-74 phải đo vòng eo hàng năm. Điều này có nghĩa là vòng eo của hơn 56 triệu người, tương đương khoảng 44% dân số, sẽ được đo. Giới hạn chu vi vòng eo là 33,5 inch (85cm) đối với nam và 35,4 inch (90cm) đối với nữ. Chỉ số này được các nhà lập pháp Nhật Bản đưa ra dựa trên hướng dẫn của Ủy ban Phòng chống tiểu đường quốc tế nhằm đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm và các bệnh liên quan đến cân nặng.

Được biết, Luật Metabo được đặt tên theo Hội chứng Chuyển hóa (metabolic syndrome), là nhóm tình trạng xảy ra cùng lúc, bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ cơ thể dư thừa quanh eo và mức cholesterol cao bất thường, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

Điều khác lạ ở đạo luật chống béo phì của Nhật Bản là không nhằm phạt các cá nhân mà lại là các công ty, địa phương có người thừa cân, dư vòng eo. Theo yêu cầu về chăm sóc y tế ở Nhật Bản, các công ty tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho nhân viên hàng năm. Những người thừa cân và eo lớn hơn so với quy định chỉ phải áp dụng chế độ dinh dưỡng của các nhà chức trách đưa ra và sau 6 tháng kể từ chế độ ăn kiêng, nếu trọng lượng vẫn không giảm họ tiếp tục phải đào tạo lại cho đến khi đạt chuẩn mới thôi.

Tuy nhiên, không giống như cá nhân, các công ty và chính quyền địa phương có thể bị phạt hành chính nếu người dân thuộc quyền quản lý của họ không đáp ứng tiêu chuẩn của chính phủ. Theo “Luật Metabo”, nếu những công ty nào không kéo giảm được số nhân viên thừa cân xuống thì họ buộc phải chi tiền nhiều hơn cho chương trình chăm sóc y tế dành cho người già. Với các công ty có đông nhân viên thì khoản tiền nộp phạt không hề nhỏ, có thể lên tới hàng chục triệu USD.

Thêm nữa, những người hoạt động kinh doanh và buôn bán nhỏ lẻ cũng không thoát khỏi “bản án” nếu dư cân và thừa vòng eo. Còn với địa phương, đơn vị này phải quản thúc người dân của mình. Nếu người dân vẫn thừa cân thì chính quyền phải nộp phạt cho nhà nước.

Với đạo luật và cách xử phạt đánh nặng vào tài chính, vì vậy mà người dân rất ý thức trong việc giảm béo và giữ gìn vóc dáng của mình. Rất nhiều mẹo vặt để giảm cân của người Nhật đã trở thành bí quyết của nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ông James Kondo (Chủ tịch Viện Chính sách về sức khoẻ Nhật Bản - HPIJ), một tổ chức cố vấn độc lập, nhận xét: “Nhờ biện pháp kiểm tra sức khoẻ tổng quát mà vấn đề béo phì và hội chứng chuyển hóa được cảnh báo”.

Tuy nhiên luật này cũng gặp phải sự phản đối gay gắt từ người dân. Một số người cho rằng, những chỉ số về cân nặng và vòng eo tiêu chuẩn đưa ra là quá khắt khe. Trong khi, một số người khác nói, luật này vi phạm nhân quyền, can thiệp quá sâu vào đời sông tự do của người dân.

Được biết, sau 4 năm thực hiện luật, kết quả phụ nữ Nhật trở nên quá gầy và vẫn muốn gầy hơn nữa. Theo các bác sĩ và chuyên gia về sức khoẻ nói, quy định giới hạn kích thước vòng eo của Nhật Bản mâu thuẫn với những nguyên tắc đặt ra của IDF. Bởi vì tiêu chuẩn vòng eo mới của IDF là 90cm đối với nam giới và 80cm cho phụ nữ. Tuy nhiên, dân thường Nhật Bản thường xuyên tập thể dục, tham gia câu lạc bộ thể hình và cố gắng bằng mọi cách để giảm cân, cho dù bác sĩ có cảnh báo họ đã quá gầy.

Kiểm soát số đo vòng eo là một biện pháp chống béo phì tại Nhật Bản
Kiểm soát số đo vòng eo là một biện pháp chống béo phì tại Nhật Bản

Ông Yoichi Ogushi (Giáo sư khoa Y, Đại học Tokai) thì cho rằng người Nhật không cần thiết phải giảm cân. Ông đưa ra so sánh: “Tôi không nghĩ rằng chiến lược giảm cân này là điều tích cực. Hiện tại, nếu luật này được áp dụng tại Mỹ thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Vì ở đó, cứ 3 người sẽ có 1 người thừa cân. Nhưng người Nhật lại nhẹ hơn nhiều, cứ 20 người Nhật mới có 1 người thừa cân nên không cần thiết phải giảm cân”.

Mặc dù chiến lược này vấp phải một số chỉ trích, tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản đã thể hiện sự cứng rắn và lập trường khi đứng trước thách thức lớn về sức khỏe người dân. Giờ đây, chế độ ăn uống truyền thống gồm cá, rau và gạo kết hợp với văn hóa đi bộ ở đô thị và tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng cao là nguyên nhân giúp người Nhật thoát khỏi béo phì. Hiện tại, Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới, chỉ chiếm 5%.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.