Cuộc đời “sóng gió” của Zhong Shanshan - tỷ phú giàu nhất châu Á

Tỷ phú Trung Quốc Zhong Shanshan.
Tỷ phú Trung Quốc Zhong Shanshan.
(PLVN) - Từng phải bỏ học do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, tỷ phú Trung Quốc Zhong Shanshan đã vượt qua tài phiệt Ấn Độ Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á và lọt top giàu nhất thế giới. 

Giàu nhất châu Á

Zhong Shanshan hiện là người giàu thứ 6 thế giới với 91,7 tỷ USD, cao hơn 5 tỷ USD so với Warren Buffett. Chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring (Trung Quốc) Zhong Shanshan vừa lập kỷ lục mới về tài sản. Từ đầu năm, ông đã có thêm 13,5 tỷ USD, nâng tổng tài sản lên 91,7 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Nguyên nhân là cổ phiếu Nongfu tăng 18% năm nay. Zhong nhờ đó vượt huyền thoại đầu tư Warren Buffett để trở thành người giàu thứ 6 thế giới. Buffett hiện sở hữu 86,2 tỷ USD.

Đây là lần thứ hai một tỷ phú Trung Quốc lọt top 10. Năm 2015, tài phiệt bất động sản Wang Jianlin đã leo lên vị trí thứ 8. Dù vậy, Zhong là người có thứ hạng cao nhất trong Bloomberg Billionaires Index kể từ khi chỉ số này ra mắt năm 2012.

4 người họ hàng của Zhong cũng thành tỷ phú, nhờ nắm cổ phiếu Nongfu Spring. Em gái ông và ba người họ hàng của vợ Zhong sở hữu 1,4% cổ phần mỗi người, hiện tương đương 1,3 tỷ USD. Hàng chục người khác, gồm họ hàng Zhong và nhân viên của ông cũng thành triệu phú.

Dù Covid-19 tàn phá kinh tế toàn cầu năm 2020, đây vẫn là một năm ăn nên làm ra của giới siêu giàu. 500 người giàu nhất thế giới đã có thêm 1.800 tỷ USD tài sản và hiện sở hữu tổng cộng 7.600 tỷ USD. Zhong là người kiếm nhiều nhất châu Á, với 71 tỷ USD. Trên thế giới, mức tăng tài sản này chỉ xếp sau Elon Musk của Tesla và Jeff Bezos của Amazon.

Trước đó, trong năm 2020, giá trị tài sản ròng của tỉ phú Zhong Shanshan đã tăng lên 77,8 tỉ USD, đưa ông trở thành người giàu thứ 11 trên thế giới, theo chỉ số tỉ phú của Bloomberg. Bloomberg lưu ý, việc tăng tài sản của tỉ phú Zhong trong năm 2020 là một trong những việc tích lũy tài sản nhanh nhất trong lịch sử và điều đáng chú ý hơn là cho tới năm 2020 ông vẫn là một tên tuổi ít được biết tới bên ngoài Trung Quốc.

Tỷ phú Zhong Shanshan.
Tỷ phú  Zhong Shanshan. 

Thành công của tỉ phú vừa soán ngôi Mukesh Ambani trở thành người giàu nhất Châu Á nhờ vai trò của ông tại 2 công ty lớn: Nhà sản xuất nước đóng chai Nongfu Spring và Beijing Wantai Biological Pharmacy Enterprise - công ty sản xuất vaccine và dụng cụ xét nghiệm viêm gan. Nongfu Spring báo cáo doanh thu 3,5 tỉ USD vào năm 2019, trong khi cùng năm, doanh nghiệp dược phẩm của Shanshan báo cáo doanh thu 171 triệu USD, theo Bloomberg.

Năm 2020, giá trị tài sản ròng của tỉ phú Shanshan đã tăng vọt khi ông đưa cả 2 công ty lên sàn chứng khoán. Beijing Wantai Biological Pharmacy Enterprise niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào tháng 4 và đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 1,1 tỉ USD của Nongfu Spring tại Hong Kong (Trung Quốc) vào tháng 9 đã đưa tỉ phú Shanshan trở thành người giàu thứ 3 ở Trung Quốc chỉ sau một đêm. Theo Bloomberg, cổ phiếu của Nongfu tăng 155% kể từ khi ra mắt, và Wantai tăng hơn 2.000%.

Hành trình chạm tới thành công 

Zhong Shanshan sinh năm 1954 tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc). Ông từng phải bỏ học khi đang học lớp 5 do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cả thập kỷ sau đó, ông làm công nhân xây dựng, rồi đỗ một trường cao đẳng loại trung bình sau hai lần thi đại học.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông xin làm phóng viên cho tờ Nhật báo Chiết Giang. Quãng thời gian làm báo đã giúp ông Zhong Shanshan có cơ hội phỏng vấn nhiều doanh nhân thành đạt. Việc này không chỉ giúp ông mở rộng tầm nhìn, mà còn tích lũy thêm nhiều mối quan hệ để xây dựng nguồn lực. Hầu hết các đối tác kinh doanh sau này đều được ông làm quen trong thời gian đó. Khi Đặc khu kinh tế Hải Nam được thành lập, ông Zhong nắm bắt được cơ hội phát triển nên ngay lập tức chuyển đến đây để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.

Ban đầu, vị doanh nhân này dự định sẽ thành lập một tờ báo tư nhân, nhưng không được phép. Sau đó, ông quyết định khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm nhưng đã nếm mùi thất bại và mất trắng toàn bộ số vốn dành dụm được. Không nản lòng, ông Zhong tiếp tục thử sức với một số công việc kinh doanh khác, ông từng mở cửa hàng bán rèm, nuôi tôm…

Sản phẩm nước đóng chai của ông Zhong Shanshan.
Sản phẩm nước đóng chai của ông Zhong Shanshan. 

Thập niên 90 là thời kỳ hoàng kim của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Trung Quốc. Cơ hội dồi dào, lợi nhuận thu về vô cùng cao, lại ít gặp phải sự cạnh tranh trên thị trường. Trong một lần đến nhà hàng ăn tối cùng bạn, ông Zhong Shanshan nhận thấy trên bàn nào cũng có món canh dưỡng sinh nấu từ ba ba. Đây là một đặc sản tại Hải Nam, rất ngon và bổ dưỡng nên các thực khách vô cùng ưa chuộng. “Nếu nhà hàng nấu canh dưỡng sinh, thì mình sẽ làm viên thuốc dưỡng sinh”, ông nghĩ.

Bằng sự nhạy bén trong kinh doanh, ông liền thành lập công ty dược phẩm dưỡng sinh. Sau một thời gian nghiên cứu, thuốc viên dưỡng sinh nấu từ ba ba ra mắt trên thị trường và trở thành mặt hàng bán chạy chỉ trong một năm. Ông tiếp tục cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm sức khỏe khác và gây dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

Vì thế, Zhong chuyển sang nước đóng chai năm 1996, thành lập Nongfu Spring. Việc chuyển hướng này nghe có vẻ không đúng thời điểm, khi thị trường đang bị thống trị bởi nhiều công ty tên tuổi. Tuy nhiên, mục tiêu của Nongfu là trở thành giải pháp thay thế lành mạnh cho những loại nước đóng chai tinh khiết, có sử dụng hóa chất mà phần lớn đối thủ đang bán. Nước của Nongfu lấy từ các suối và hồ tự nhiên.

Chiến dịch marketing của hãng, với 3 cuộc thử nghiệm được phát sóng trên truyền hình năm 2000 so sánh tác động của nước đóng chai tự nhiên và nước tinh khiết với sự phát triển của động thực vật, hiệu quả đến mức Nongfu bị giới chức phạt vì “cạnh tranh độc hại” sau khi nhận nhiều phàn nàn từ các đối thủ.

Tuy nhiên, Zhong không nản chí. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình năm 2015, ông cho rằng hệ thống pháp lý “lỗi thời” đã khiến mình thua kiện. “Luật pháp Trung Quốc không cho phép quảng cáo so sánh các sản phẩm - vốn là cách thức phổ biến tại Mỹ và châu Âu. Sản phẩm của Trung Quốc làm sao phát triển được nếu cái gì tôi nói ra cũng bị coi là cạnh tranh độc hại?”, ông nói.

Dù các chiến dịch marketing tạo ra thành quả lớn, giới phân tích và các chuyên gia trong ngành nhận xét Nongfu cũng có quy trình sản xuất và phân phối đạt hiệu quả cao. Đây chính là điều giúp họ “có biên lợi nhuận cao hơn các đối thủ gần nhất”, Jason Yu - Giám đốc khu vực Trung Quốc tại Kantar Worldpanel nói.

Nongfu báo cáo biên lợi nhuận 60,9% với nước đóng chai năm 2019. Con số này của C’estbon - thương hiệu nước đóng chai lớn nhì Trung Quốc, thuộc công ty quốc doanh China Resources là 41%. Ngoài nước khoáng, Nongfu Spring còn là nhà sản xuất nước giải khát chính ở Trung Quốc với khoảng 40% doanh thu đến từ các sản phẩm như trà, nước vitamin hay nước trái cây.

Tháng 9/2020, Công ty nước đóng chai Nongfu Spring lần đầu niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO). Vào thời kỳ đỉnh điểm của tăng trưởng chứng khoán, tài sản của ông Zhong Shanshan ước tính lên tới 59 tỷ USD, vượt qua các tỷ phú của Tencent và Alibaba để giữ ngôi vị là người giàu nhất Trung Quốc.

Dưới sự dẫn dắt của ông chủ Zhong Shanshan, thương hiệu Nongfu trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc, và dần mở rộng sản xuất từ nước uống đóng chai thông thường sang đồ uống tăng lực, bổ sung vitamin. Đến năm 2018, hãng đồ uống này chiếm lĩnh khoảng 26 thị phần của ngành nước uống đóng chai của Trung Quốc (trị giá 30 tỉ USD).

Ngoài cổ phần trong Nongfu Spring, tỷ phú này còn sở hữu 75% cổ phần của công ty dược Beijing Wantai Biological Pharmacy Enterpris mà ông mua cách đây gần 20 năm. Tháng 4/2020, hãng dược Beijing Wantai Biological Pharmacy Enterprise đã niêm yết cổ phiếu tại sàn Thượng Hải. Mã này đã tăng hơn 2.100% kể từ đó. Wantai cũng được chuộng do là một trong các công ty đang phát triển vaccine Covid-19. Việc mua bán đã thành công giúp tỷ phú Zhong Shanshan bỏ túi thêm 10 tỷ USD, nâng tổng số tài sản của ông lên con số 77,8 tỷ USD.

Tỉ phú Zhong Shanshan được người Trung Quốc đặt biệt danh là “Sói đơn độc” vì ông không tham gia vào chính trị hay các nhóm kinh doanh giàu có khác. Tỉ phú 66 tuổi cũng hiếm khi xuất hiện trước công chúng hoặc phát biểu trước giới truyền thông, theo tờ The Paper của Trung Quốc. “Tôi là một người đơn độc và tôi không quan tâm các đồng nghiệp của mình đang làm gì hay nghĩ gì” - ông từng chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.