Bi kịch hơn 3.000 ngày bị giam cầm và lạm dụng tình dục của Natascha Kampusch

Bức ảnh đăng tin tìm tung tích Natascha Kampusch bị bắt cóc.
Bức ảnh đăng tin tìm tung tích Natascha Kampusch bị bắt cóc.
(PLVN) - Natascha Kampusch đã trốn thoát sau 8 năm bị bắt cóc và giam cầm. Điều gì đã xảy ra với cô gái người Áo đáng thương này suốt thời gian đó? Vụ việc không chỉ khiến nước Áo sốc nặng, mà còn gây rúng động toàn thế giới vì những tình tiết li kỳ, khó hiểu của nó.

Kẻ bắt cóc lái xe màu trắng

Natascha Kampusch sinh ngày 17/12/1988, mẹ là Brigitta Sirny và bố là Ludwig Koch ở Wien. Gia đình cô có 2 chị em gái, bố mẹ ly thân khi Kampusch còn là một đứa trẻ. Natascha Kampusch đã về ở với mẹ.

Natascha Kampusch bị bắt cóc vào ngày 2/3/1998 bởi một gã tội phạm tên Wolfgang Prikopil (44 tuổi) khi đang trên đường đến trường. Do ở Áo hiếm khi xảy ra chuyện bắt cóc trẻ em, nên nhà chức trách địa phương đã xúc tiến một trong những chiến dịch tìm kiếm người mất tích lớn nhất trong lịch sử nước này,nhưng vẫn không thể thu thập được bất kì manh mối nào liên quan. Cơ quan chức năng cho rằng có thể Natascha bị bắt cóc bởi một tên buôn bán người, một tên sát nhân bệnh hoạn nào đó, hoặc có thể là một băng đảng, hay thậm chí là kẻ buôn bán nội tạng trái phép. 

Thời điểm đó, một cô bé 12 tuổi nói đã nhìn thấy Natascha bị một gã đàn ông lạ mặt đẩy vào một chiếc xe tải nhỏ màu trắng, có cửa kính toàn màu đen. Vì thầy cô giáo của nhân chứng cho rằng em học sinh này hay bịa chuyện cho nên cảnh sát không tin lắm vào lời khai của em. Nhưng sau đó cảnh sát địa phương vẫn tiến hành khám xét tới 700 chiếc xe tải mini sơn trắng trên khắp cả nước mà không thu được bất kỳ manh mối nào.

Thủ phạm vụ bắt cóc ly kỳ.
Thủ phạm vụ bắt cóc ly kỳ. 

Điều mỉa mai là trong số những chiếc xe nói trên có cả xe của Priklopil nhưng cảnh sát không biết. Tên này sống ở Strasshof an der Nordbahn chỉ cách thủ đô Vienna chừng 1 giờ đi xe hơi. Priklopil giải thích với cảnh sát rằng y dùng chiếc xe để chở xà bần trong nhà đang sửa.

Gã đàn ông này cũng khai sáng hôm 2/3/1998 không đi đâu hết, ở nhà một mình. Cảnh sát tin vào lời khai của hung thủ, không chịu tìm hiểu thêm cũng bởi một phần Priklopil chẳng có tiền án tiền sự. Việc điều tra của cảnh sát vẫn không có gì mới cho đến năm 2004 và dần đi vào ngõ cụt.

8 năm kinh hoàng và đáng sợ

Cứ như thế 8 năm trôi qua, sau mọi nỗ lực tìm kiếm không có kết quả, gia đình Natascha dường như đã hết hy vọng thì đột nhiên cô bé xuất hiện với ngoại hình ốm yếu, hoảng sợ và gầy gò. Việc Natascha quay trở về đã thu hút được sự chú ý giới truyền thông, họ thắc mắc điều gì đã xảy ra với Natascha, ai đã bắt cóc cô và bằng cách nào lại có thể trốn về được? Chuyện gì đã xảy ra trong suốt 8 năm qua? Và đó cũng là lúc một câu chuyện vô cùng khủng khiếp được hé lộ.

Natascha tiết lộ mình đã bị Wolfgang Priklopil bắt cóc vào năm 1998, sau đó Priklopil đưa cô đến nhà hắn ở Strasshof (ngoại ô Vienna) và giam giữ cô như tù nhân. Ông ta giam cô trong một căn hầm nhỏ, không có cửa sổ và bị cách âm. Căn phòng bí mật chỉ rộng chừng 5m2 sâu dưới mặt đất 2,5 mét, không có cửa sổ, cũng không có ánh sáng mặt trời. Cửa ra vào làm bằng thép nằm ẩn đằng sau lưng tủ đựng ly chén. 

Priklopil nói với “nô lệ” của mình rằng cô bé không còn là Natascha nữa mà giờ sẽ thuộc về anh ta bởi từ lâu gã này đã luôn muốn có một nô lệ. “Yêu râu xanh” ấy luôn nhắc đi nhắc lại những từ như "vâng lời! vâng lời! vâng lời" vào chiếc điện đàm nối với căn hầm nhốt Natascha. Priklopil còn đe nói dối rằng bố mẹ Natascha đã từ chối trả tiền chuộc và "rất vui khi tống khứ được cô đi".

Ban đầu gã kỹ sư đó "e rằng" Natascha còn quá nhỏ nên không sàm sỡ nhưng sau khi cô bé đến tuổi dậy thì, Priklopil bắt đầu biến cô trở thành đồ chơi cho thú tính bệnh hoạn của mình. Trong căn hầm chỉ có một giường ngủ, một bệ vệ sinh và bồn rửa mặt, Natascha luôn phải quỳ gối trước Priklopil và gọi anh ta là "chúa tể". Cô còn bị bắt cạo trọc đầu và chỉ mặc một nửa quần áo.

Natascha Kampusch và cuốn sách viết về cuộc đời cô.
Natascha Kampusch và cuốn sách viết về cuộc đời cô.  

Phần lớn thời gian khi không ở trong ngục tối, Natascha làm việc nhà cho Priklopil và nấu ăn cho ông ta. Natascha kể lại, Priklopil đã bỏ đói cô để khiến cô yếu đi về mặt thể chất, do đó cô sẽ không thể trốn thoát được trong 2 năm đầu. Priklopil cũng cảnh báo cô rằng các cửa ra vào và cửa sổ của ngôi nhà đều đặt bẫy bằng chất nổ, ông sẽ giết cô và hàng xóm nếu cô cố gắng tìm cách trốn thoát.

Sau đó, Priklopil cho phép cô ban ngày lên nhà trên nhưng ban đêm phải trở về phòng giam ngủ. Những lúc ông ta vắng nhà, Natascha cũng bị nhốt trong phòng. Vài năm sau, căn phòng được nâng cấp tiện nghi hơn khi được sắm sửa tivi, bàn ghế, quần áo, sách vở, trò chơi, nước đóng chai...

Bắt đầu từ tháng 6/2005, Natascha được phép đi dạo trong vườn nhà. Từ tháng 2/2006, thỉnh thoảng Natascha được phép ra khỏi nhà và được nghịch nước trong hồ bơi nhà hàng xóm. Có một lần Priklopil đưa Natascha đi trượt tuyết vài giờ. Trong mọi trường hợp, Priklopil không để Natascha có cơ hội nào để chạy trốn. 

Trong cuốn tự truyện, Natascha đã viết: Khung cảnh kinh khủng nhất còn tồn tại trong tâm trí của tôi đó chính là sau khi xâm hại tôi, hắn đã kéo thân thể trần truồng đầy những vết bầm tím, gầy yếu của tôi đứng trước cửa hầm và nói giọng giễu cợt: “Chạy đi cô bé. Hãy cho tôi thấy cô có thể chạy được bao xa”. Khi đó tôi quá xấu hổ với tình trạng của mình nên đã không thể nhấc nổi đôi chân. Hắn quan sát tôi một hồi, sau đó đẩy tôi về lại căn hầm rồi khóa cửa lại đắc ý: “Có vẻ như cô nhận ra thế giới ngoài kia không còn cần mình nữa rồi ư? Vậy đấy, nơi đây là nơi duy nhất cô thuộc về”.

Kể về cuộc tẩu thoát của mình, cô cho biết cơ hội này đã tình cờ đến vào ngày 23/8/2006. Sáng hôm ấy, Natascha có nhiệm vụ dùng máy hút bụi làm vệ sinh chiếc BMW 850i trong sân vườn. Lúc 12h30 có người gọi vào máy điện thoại di động của Priklopil. Ông ta vội bước ra ngoài nhà để nghe điện thoại vì tiếng ồn máy hút bụi quá lớn. Thừa dịp, Natascha nhảy qua hàng rào chạy trốn, vượt qua một con lộ khoảng 200m, lại vượt rào và nhờ người qua đường gọi cảnh sát tới.

Hiện trường căn nhà nơi Natascha bị bắt cóc, giam cầm.
Hiện trường căn nhà nơi Natascha bị bắt cóc, giam cầm. 

Tuy nhiên, không ai quan tâm đến tình cảnh của cô. Cuối cùng Natascha gõ cửa sổ nhà một bà cụ 71 tuổi và nói: “Cháu là Natascha Kampusch”. Cảnh sát đến nhà bà cụ sau khi nhận được điện thoại, Natascha lập tức được đưa đến đồn cảnh sát thành phố Deutsch Wagram.

Cảnh sát mau chóng xác định được cô gái đích thực là Natascha Kampusch qua xét nghiệm DNA, một vết sẹo trên người và sổ thông hành (tìm thấy trong phòng nhốt Natascha). Khi bị bắt cóc, Natascha cân nặng 45kg. 8 năm sau, cô chỉ cao thêm được 18cm và cân nặng 48kg. Natasha cho biết ăn uống rất thất thường trong suốt thời gian bị giam cầm. 

Sau đó, cảnh sát giúp đỡ cô đoàn tụ với gia đình. Cuộc đoàn tụ đó tuy vậy phải chịu sự giám sát của một nữ cảnh sát và một nhà tâm lý. Người ta vẫn lo sợ những chấn thương tâm lý nào đó đối với Natascha. 

Bố của Natascha, ông Ludwig Koch nhận ra con gái ngay khi gặp lại. Câu đầu tiên cô nói là: “Bố ơi, con yêu bố!”, sau đó cô hỏi: “Bố ơi, bố còn giữ chiếc xe đồ chơi của con không?”. Ông nói gia đình vẫn giữ những món đồ chơi và búp bê của cô vì luôn tin rằng sẽ có ngày gặp lại con. Giờ đây, điều mong mỏi duy nhất của họ là Natascha có thể vượt qua tổn thương tâm lý và sống một cuộc đời bình thường như bao thiếu nữ khác.

Có tình cảm với kẻ bắt cóc

Trong khi đó, Priklopil phát hiện Natascha bỏ trốn đã lấy xe chạy trốn đến một ga xe lửa ở ngoại ô Bắc Vienna. Ông ta nhảy vào đầu xe lửa tự tử chết. Trước đó, ông ta cũng có nói với Natascha rằng “cảnh sát sẽ không bao giờ bắt được ta lúc còn sống”. Kẻ bắt cóc được chôn cất lặng lẽ, bia mộ khắc lên một cái tên giả.

Tuy nhiên điều đáng nói, theo cảnh sát, khi biết kẻ gây tội ác với mình chọn cái chết đầy đau đớn, Kampusch đã khóc và đốt một cây nến tưởng niệm Priklopil tại nhà xác. Lý giải cho hành động này, cô gái cho biết, hắn dù sao cũng là “một phần” trong cuộc đời cô. Natascha đã chia sẻ: “Tôi nghĩ hắn ta là một người cô đơn, không có bạn bè, không tình yêu và không phương hướng”.

Trong những lần trả lời phỏng vấn truyền thông sau này, Natascha đôi khi có ý minh oan cho Priklopil nếu có chi tiết nào theo cô là không đúng. Điều đó khiến một số người tin Natascha mắc hội chứng Stockholm, nảy sinh tình cảm với kẻ đã bắt cóc mình. Song, Natascha phủ nhận điều này. 

Sau khi thoát khỏi căn hầm xi măng, Natascha trở thành nhân vật của truyền thông. Cô xuất hiện trong các chương trình truyền hình trên toàn thế giới. Natascha cũng đấu tranh cho quyền lợi của những con thú bị xiềng xích giam cầm. Năm 2009, Natascha trở thành gương mặt đại diện của nhóm bảo vệ động vật PETA tại Áo.

Vào tháng 6, cô đã viết thư cho Bộ trưởng Nông nghiệp Đức và yêu cầu trả tự do cho các động vật trong sở thú. Cô viết: “Những con vật, nếu có thể, chúng cũng luôn tìm cách trốn thoát như cháu đã làm. Bởi vì cuộc sống bị giam cầm luôn tràn ngập nỗi kiệt quệ và đau khổ. Chúng tùy thuộc vào các ngài, xin hãy đấu tranh để cho những sinh vật thông minh, tuyệt diệu và có tập tính xã hội được giải phóng khỏi mọi xích cùm hay chuồng cũi mà chúng đang đau đớn chịu đựng”.

Tháng 9/2010, Natascha đã xuất bản một cuốn sách về những gì mình đã trải qua, với tiêu đề 3096 ngày. Cuốn sách sau đó cũng được chuyển thể thành phim vào năm 2013. Số tiền thu được từ quyển sách, Natascha trích ra một phần để quyên góp cho Elisabeth Fritzl - một cô gái bị cha ruột giam cầm và hãm hiếp trong suốt 24 năm

Cuốn tự truyện của cô có nhan đề “3.096 ngày”, Natascha kể từng bị xích với kẻ bắt cóc trong khi cả hai ngủ trên giường của hắn, bị ép cắt tóc và làm việc với tình trạng gần như khỏa thân. Tuy nhiên, Kampusch thừa nhận, đôi khi Priklopil cũng đối xử ân cần với cô. Chẳng hạn như, có những buổi sáng, ông ta đánh thức cô dậy để cùng ăn sáng. Ông ta cũng mua sách báo, tivi để cô tự học. Sabine Freudenberger, nữ cảnh sát đầu tiên tiếp xúc với Kampusch, tỏ ra ngạc nhiên vì sự thông minh, vốn từ và hiểu biết của cô sau một thời gian dài bị nhốt giữ, cách ly với thế giới bên ngoài.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình năm 2016, Natascha tiết lộ cô vẫn sống ở ngôi nhà của kẻ từng bắt cóc mình như một cách điều trị đặc biệt cho chứng bệnh tâm lý mắc phải sau này. Hàng ngày, Natascha vẫn lau dọn toàn bộ ngôi nhà như thời còn bị Priklopil nhốt giam làm nô lệ tại đây.

Mặc dù vụ án khép lại với nhiều uẩn khúc, nhưng điều sáng tỏ nhất chính là Natascha đã vực dậy tràn đầy sức sống. Cô là một ví dụ cho thấy: Ngay cả khi người ta gặp những chuyện kinh khủng nhất trên đời, ta vẫn có thể lựa chọn tiếp tục làm những điều tốt đẹp.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.