Bí ẩn lời nguyền chết chóc trong căn phòng Hổ phách huyền thoại

Du khách tham quan căn phòng Hổ phách huyền thoại.
Du khách tham quan căn phòng Hổ phách huyền thoại.
(PLVN) - Căn phòng Hổ phách được cho là một trong những báu vật vô giá trong lịch sử nhân loại, cả về giá trị vật chất lẫn ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật. Được xem là “Kỳ quan thứ 8”, căn phòng hổ phách là báu vật vô giá đến nay vẫn mất tích. Từ khi căn phòng biến mất một cách bí ẩn, những người liên quan đến nó đều bị “nguyền rủa”. 

Mất tích không dấu vết

Căn phòng được nhắc tới được gọi là Căn phòng hổ phách (Amber Room) được vua nước Phổ (Đức) là Friedrich, ra lệnh xây dựng căn phòng như lời tỏ tình của ông dành cho người vợ yêu. Căn phòng do kiến trúc sư và nhà điêu khắc bậc thầy người Đức, Andreas Schlüter phác thảo và xây dựng vào năm 1701. 

Căn phòng hổ phách lúc đầu được dựng bên trong tòa cung điện Catherine thuộc Tsarskoye Selo (gần Saint Petersburg) là một kiến trúc tuyệt đẹp với các vách ngăn làm từ hổ phách và vàng lá nguyên chất, những tấm gương được trang trí công phu. Thời bấy giờ, hổ phách là thứ vật liệu vô cùng quý giá, chúng đắt hơn vàng gấp 12 lần.

Bức tường của căn phòng được dát toàn bộ bằng đá hổ phách. Các họa tiết được chạm khắc tỉ mỉ và sắp xếp tinh tế. Ngoài ra, căn phòng còn chứa rất nhiều tranh và tác phẩm nghệ thuật đắt giá. Để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo cho căn phòng này là sáng tạo đầy tâm huyết của một tập thể các nghệ nhân lão luyện người Đức và Nga.

Chính vì sự đắt giá cũng như lung linh huyền diệu, căn phòng hổ phách được coi như “Kỳ quan thứ 8” của nhân loại. Peter Đại đế lúc này là Sa hoàng của Nga, trong một chuyến viếng thăm Phổ, ông đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với báu vật có một không hai này. Nhận thấy điều đó, đến năm 1716, nhằm củng cố liên minh Nga-Phổ, Frederick William Đệ nhất đã tặng căn phòng hổ phách cho Peter Đại đế.

Căn phòng Hổ phách được xem là kỳ quan thứ 8.
Căn phòng Hổ phách được xem là kỳ quan thứ 8.  

Ngay sau đó, căn phòng sau đó được tháo dỡ và đóng gói cẩn thận trong 18 chiếc hộp lớn, di chuyển về Dinh thự Mùa Đông tại St.Petersburg (Nga) với tư cách là một phần của bộ sưu tập nghệ thuật châu Âu.

Đến năm 1755, kỳ quan này được Nữ hoàng Ekaterina II (con gái của Pierre Đại đế) mang về điện Catherine. Tại đây, nó được thiết kế lại để phù hợp với không gian rộng lớn hơn. Phần nguyên liệu còn thiếu được chuyển thêm từ Berlin (Đức). Cuối cùng, sau lần tu sửa vào thế kỷ XVIII, căn phòng có diện tích khoảng 55 m², được trang trí bằng 6 tấn hổ phách và đá quý. Các tấm ốp hổ phách đều được dát thêm một lớp bằng vàng. Ước tính giá trị của nó lên tới 142 triệu USD.

Thế nhưng khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, sau khi chiếm được phần lớn châu Âu, năm 1941, phát-xít Đức tấn công vào Liên bang Xô Viết. Quân đội Đức đã cướp đi hàng chục ngàn tác phẩm nghệ thuật. Trong đó có cả căn phòng hổ phách. 

Theo một số ghi chép, các nhân viên và người trông coi cung điện Catherine đã cố gắng tháo dỡ và giấu căn phòng hổ phách dưới lớp giấy dán tường. Tuy nhiên, căn phòng hổ phách đã quá nổi tiếng. Do đó, cách này không đánh lừa được quân đội Đức.

 

Việc tháo dỡ được thực hiện trong 36 tiếng đồng hồ. Các phần của căn phòng được xếp vào 27 thùng chứa và đem về Konigsberg (Kaliningrad, Đức hiện nay). Căn phòng hổ phách được dựng lại ở bảo tàng của lâu đài Konigsberg, trên bờ biển Baltic. 

Dù vậy, căn phòng không nằm tại đây quá lâu. Chỉ 2 năm sau, phát xít Đức dần tiến tới thất bại. Đến năm 1944, quân Đồng Minh ném bom vào nhiều địa điểm. Lâu đài Königsberg là một trong số đó. Tuy nhiên khi quân đội tiến vào, căn phòng hổ phách đã hoàn toàn biến mất và không để lại bất kỳ dấu vết gì. Cũng kể từ đó, không một ai biết về tung tích của nó.

Lời nguyền “hổ phách”

Từ khi căn phòng biến mất, những người từng liên quan đến nó đều bị “nguyền rủa”. Có thể kể đến như giám đốc bảo tàng lâu đài Königsberg cùng vợ qua đời một cách bí ẩn khi Ủy ban An ninh Quốc gia Nga tiến hành điều tra tung tích căn phòng. Đáng sợ hơn, thi thể của họ sau đó cũng “không cánh mà bay”.

Một người khác cũng bị “ám” đó là Tướng Gusev. Ông thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi sau khi có cuộc trò chuyện với phóng viên về căn phòng hổ phách. Đáng sợ nhất là trường hợp của George Stein, người luôn muốn tìm kiếm ra vết tích căn phòng bị tìm thấy chết lõa thể tại một khu rừng vào năm 1987, với nhiều vết đâm chém ở bụng.

Năm 1977, tại Đức, người ta tìm thấy một tấm khảm trang trí trong phòng hổ phách. Tuy nhiên, do chủ nhân của nó đã qua đời, nên cũng không ai biết nguồn gốc thực sự của nó.

Tới năm 1979, căn phòng hổ phách chính thức được phục dựng tại Tsarskoye Selo (St.Petersburg, Nga). Nhóm nghệ sĩ đã phải mất tới 25 năm, tiêu tốn 11 triệu USD mới có thể hoàn thành. Năm 2003, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, căn phòng chính thức được khánh thành, đúng dịp kỷ niệm 300 năm thành lập thành phố St. Petersburg.

Kỳ quan tuyệt đẹp này gắn với lời nguyền bí ẩn không thể lý giải.
Kỳ quan tuyệt đẹp này gắn với lời nguyền bí ẩn không thể lý giải.  

Hiện tại, căn phòng vẫn mở cửa đều đặn đón tiếp du khách tham quan. Khi bước vào chiêm ngưỡng căn phòng hổ phách đặt tại cung điện Catherine, nhiều du khách cho biết họ có cảm giác như đang bước vào chiếc hang chứa kho báu của những tên cướp trong câu chuyện thần thoại Alibaba. Nhiều kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu nghệ thuật, lịch sử đều bày tỏ sự hài lòng trước căn phòng hổ phách được xây dựng lại này.

Những cuộc khám phá không hồi kết 

Kể từ sau khi Cung điện Konigsberg bị phá hủy, người ta không bao giờ còn nhìn thấy lại được kiệt tác vô giá này nữa. Rõ ràng, bằng một cách bí ẩn nào đó, căn phòng đã hoàn toàn biến mất không một vết tích. Điều này đặt ra vô vàn những giả thuyết. Tính đến nay, có đến hơn 100 giả thuyết khác nhau về căn phòng hổ phách. Công cuộc tìm kiếm tung tích theo những giả thuyết về căn phòng được thực hiện. Việc này thu hút cả nhà sử học, người chuyên đi tìm kho báu lẫn các chuyên gia.

Theo lời tuyên bố của sử gia nghiệp dư người Đức Karl-Heinz Kleine, nhà sáng lập website amber-room.org, rằng Phòng Hổ Phách đang được giấu kín bên trong một boong-ke ngầm bí mật ở thành phố miền Tây nước Đức, cách biên giới Hà Lan khoảng 65 km. Ông Kleine và nhóm của mình đã lần theo dấu vết kho tàng của Sa hoàng trong khoảng 10 năm, và họ tập trung vào thành phố Wuppertal ở bang North Rhine - Westphalia (Đức). Sở dĩ họ chọn nơi này là dựa trên kết quả thu được từ nỗ lực nghiên cứu một nhân vật tên Erich Koch.

Sinh ra tại Wuppertal, Erich Koch trở thành quan chức cấp cao trong chính quyền thời Đức Quốc xã và từng đứng đầu thành phố Konigsberg (Nga), được cho là nơi giấu Phòng Hổ Phách trong thời chiến tranh. 

Theo phân tích của trưởng nhóm Kleine, Erich Koch có lẽ là sĩ quan Đức Quốc xã giàu nhất vào thời đó, dựa vào thực tế ông ta có cơ hội cướp bóc toàn bộ các viện bảo tàng nằm ở Đông Âu. “Vào giữa thập niên 1944, Phòng Hổ Phách được chuyển từ Konigsberg đi theo ngả Tây Đức. Koch từng công tác trong ngành đường sắt sau khi Thế chiến I chấm dứt. Sẽ chẳng có chuyện ông ta dùng xe tải để vận chuyển lô hàng lớn và đầy giá trị này. Toàn bộ công tác vận chuyển đều được thực hiện bằng xe lửa”, Hãng Sputnik dẫn lời nhà nghiên cứu cho biết. 

“Koch muốn chiếm đoạt số kho báu này. Ông ta vẫn chưa biết rằng phe mình đã thua trong cuộc chiến, và cũng chẳng dự đoán được mình sẽ không bao giờ có thể nhìn các báu vật yêu dấu lần thứ hai. Koch xem đây là tài sản riêng. Tôi dám chắc Phòng Hổ Phách đang nằm ở Wuppertal”, chuyên gia Kleine kiên trì bày tỏ quan điểm của mình. 

Chuyên gia Kleine cũng tin rằng xác suất Erich Koch chôn kho báu tại Wuppertal cao hơn nhiều, vì thành phố này sở hữu một hệ thống hầm ngầm tránh bom vô cùng phức tạp và chằng chịt, lên đến 170 hầm bên dưới các nhà máy và các boong-ke. Nhóm của ông đang bận bịu truy tìm theo hướng này, dù việc khảo sát các cấu trúc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức vì khoảng phân nửa thành phố bị bom đạn của quân Đồng Minh san bằng trong thế chiến thứ hai.

Thêm vào đó, các manh mối về vị trí của nhiều boong ke dạng này thường bị giới hạn ở tên đường nơi chúng được xây dựng. Nỗ lực tìm kiếm càng thêm phức tạp do một số chủ nhà hiện nay có vẻ e dè khi nhận được đề nghị hợp tác với những người săn kho báu.

Giả thuyết này càng được củng cố khi Erich Koch bị bắt và bị tuyên án tử hình, vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, phán quyết này đã không được thực hiện. Và người ta tin rằng, chính những thông tin mà ông nắm được về các báu vật đã giúp ông sống sót. Do vậy mà cho tới giờ, các chuyên gia vẫn đang lục tung thành phố Wuppertal để tìm kiếm căn phòng quý giá này.

Vẫn có nhiều cuộc nghiên cứu, truy lùng dấu vết về căn phòng vô giá này song không đem lại thành công. Cho đến năm 1998, hai nhóm tìm kiếm riêng biệt (của Đức và của Lithuania) loan tin rằng, họ đã tìm thấy vị trí của phòng hổ phách, nằm ngủ yên trong một mỏ bạc. Thế nhưng, cũng có một nguồn tin công bố vào năm 1997 cho biết, một thợ khảm đá người Italia đã tìm ra 4 mảnh bị nghi là từ phòng hổ phách ở Tây Đức, 4 mảnh hổ phách này là tài sản của một gia đình lính Đức lấy được từ căn phòng hổ phách huyền thoại. Tuy nhiên, hầu hết người ta không thể điều tra được những mảnh đó xuất phát từ đâu, hoặc có thì lại ở thời kỳ trước khi vụ đánh bom xảy ra. Cuộc điều tra dần đi vào ngõ cụt. 

Cuộc khám phá về Căn phòng Hổ phách được thực hiện vào tháng 2/2008, khi người ta đào một hầm mỏ sâu 20m ở Deutschneudorf, một thành phố nhỏ gần biên giới Đức-Séc. Tại hầm mỏ này, người ta tìm thấy khá nhiều hiện vật bằng vàng và bạc. Ngoài ra còn khám phá ra một căn phòng thô sơ chưa xây dựng xong, trong căn phòng này treo rất nhiều bẫy mìn do các chuyên gia chất nổ trang bị trước đó. 

Ông Hans-Peter Haustein, Thị trưởng thành phố Deutschneudorf là người dẫn đầu nhóm các nhà săn lùng kho báu đã tiến vào rặng núi Ore thuộc nước Đức, và nói rằng đã tìm thấy sự hiện hữu của phòng hổ phách. “Chúng tôi xác nhận những hiện vật này là từ Căn phòng Hổ phách”, Ông Hans-Peter Haustein cho biết. Tuy khẳng định là vậy, nhưng không ai đưa ra những dẫn chứng chứng minh một cách cụ thể về những đồ vật được cho là thuộc về Căn phòng Hồ phách. 

Lại tiếp tục một cuộc điều tra khác cùng thời điểm đó của Tổ chức Bảo tồn Phòng Hổ phách diễn ra trong một số ngọn núi cách thành phố Weimar khoảng 30 dặm về hướng Đông. Ông Henry Hatt, người phát ngôn của tổ chức này nói với báo giới rằng, ông thực sự biết địa điểm của căn phòng huyền thoại được chôn giấu. Theo lời Henry Hatt, căn phòng hổ phách cùng với các kho báu Hohenzollern và kho báu của Hoàng tử nước Phổ đã được di chuyển đến Weimar.

Từ Weimar, căn phòng hổ phách lại được chuyển đến địa hạt Saalfeld và được giấu trong một căn hầm dưới lòng đất của một mỏ khai khoáng. Thậm chí, tổ chức này đang đề xuất với một hãng phim trong việc làm một bộ phim tư liệu khoa học lịch sử. 

Hầu hết những cuộc điều tra, khám trên đều có những lỗ hổng. Và vì người ta càng đồn đoán, sự việc lại càng trở nên bí ẩn hơn. Căn phòng thật sự còn tồn tại hay không quả vẫn là câu hỏi lớn.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.