Áp lực cuộc sống đưa đến những cuộc hôn nhân “không cần tình yêu, chỉ cần điều kiện”

Một thế hệ cưới nhau không tình yêu ở Nhật Bản
Một thế hệ cưới nhau không tình yêu ở Nhật Bản
(PLVN) - Nếu như 10 năm trước, thanh niên Nhật Bản chạy đua theo cái gọi là “shūkats- săn việc”, thì thế hệ thanh niên thời nay có thêm một xu hướng nữa được gọi là “konkatsu”, tạm dịch là săn vợ/chồng.

 

Đây là kết quả của những các chương trình, ứng dụng và website hẹn hò trực tuyến bùng nổ ở Nhật Bản. Theo đó, chỉ cần vài bước đơn giản, nam thanh nữ tú Nhật Bản độc thân dễ dàng khoe ra lợi thế của mình, đồng thời khoanh vùng được đối tượng mong muốn tìm kiếm. Tuy nhiên, điều đáng nói là họ bỏ qua nhiều bước cơ bản từ hẹn hò, tìm hiểu tính cách... mà tiến thẳng đến hôn nhân nếu đối phương phù hợp với tiêu chuẩn đưa ra.

 “Săn bạn đời” qua mạng

Khái niệm “konkatsu” - săn vợ/chồng đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản mặc dù mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây. Cụ thể, vào năm 2007, nhà xã hội học Yamada Masahiro lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Aera. Theo Giáo sư Masahiro Yamada, trào lưu konkatsu là một hoạt động khá tích cực giúp thúc đẩy tình trạng hôn nhân gia tăng tại một quốc gia có quá nhiều người độc thân thụ động.

Đến năm 2008, cuốn sách Konkatsu jidai (Thời đại săn lùng vợ/chồng) của 2 tác giả Mashiro Yamada và Tohko Shirakawa được xuất bản đã nhanh chóng bán sạch trên toàn quốc. Sau đó vào năm 2009, kênh truyền hình NHK và Fuji TV đã cho phát sóng hàng loạt các bộ phim theo chủ đề “săn lùng vợ/chồng”. Kể từ đó, “konkatsu - săn vợ/chồng” bùng nổ và chỉ trong 10 năm ngắn ngủi, khái niệm này trở nên phổ biến. Nó len lỏi tới tận vùng nông thôn, miền núi, làng chài hẻo lánh và dần dần ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản.

Thêm nữa, xu hướng mới nhất trong việc tìm kiếm người hôn phối theo kiểu này đang trở thành cơn sốt tại một quốc gia nặng về tục lệ “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” và “môn đăng hộ đối” như Nhật Bản, thoát khỏi kỷ nguyên của các cô gái văn phòng cũng như hôn nhân sắp đặt.

Yêu nhau qua mạng trở thành trào lưu ở Nhật Bản
Yêu nhau qua mạng trở thành trào lưu ở Nhật Bản 

Bên cạnh đó, trong các nước Đông Á, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất. Áp lực công việc và quan niệm xã hội “đàn bà nội trợ” khiến nữ giới Nhật Bản ngại kết hôn, hoặc có lấy chồng thì cũng muộn sinh con. Ngược lại, đàn ông Nhật tuy mang tiếng là trụ cột, song lại không có nhiều người đủ điều kiện tài chính nuôi sống gia đình.

Nếu cứ mặc kệ nam nữ đơn thân Nhật Bản tùy thích kết hôn hoặc buông bỏ hôn nhân, đất nước này có lẽ sẽ chỉ toàn người già. Vì thế, “konkatsu” xuất hiện, cứu cánh trong vấn đề kết hôn ở xứ hoa anh đào.

Xu hướng konkatsu nhằm mục đích hạ thấp điều kiện kết hôn của nữ giới. Phụ nữ khi kết hôn nhiều khả năng phải từ bỏ ước mơ, sự nghiệp, làm nội trợ toàn thời gian. Vì thế, cánh chị em có xu hướng lựa chọn đàn ông thu nhập cao, đảm bảo nửa đời sau không phải lo túng quẫn. Nhưng “konkatsu” khuyến khích phụ nữ để ý các đối tượng có thu nhập tương đương với mình. Lấy được họ là “gấp đôi thu nhập”, đảm bảo cuộc sống hôn nhân không đến nỗi vất vả. Cái mồi câu “gấp đôi thu nhập” khiến họ bị hấp dẫn mà hạ tiêu chuẩn tài chính xuống, mở rộng phạm vi đối tác kết hôn ra.

Cũng phải nói rằng, “konkatsu” không phải hẹn hò lãng mạn, mà là “săn”. Nếu cánh phụ nữ dùng nó để “săn” đối tượng kết hôn, thì phía đàn ông cũng lợi dụng tìm kiếm đối tác như mong muốn. Chính vì vậy mà trong cuộc săn lùng này không có chỗ cho tình yêu, chỉ là ai nhiều điều kiện tốt hơn, người đó thắng.

Trở thành ngành kinh doanh

Ban đầu khái niệm “konkatsu” chỉ được dùng ở một bộ phận giới trẻ nhưng sau đó đã lan rộng ra và thậm chí còn trở nên bùng nổ thành ngành kinh doanh nhờ sự góp mặt của rất nhiều công ty, diễn đàn mai mối.

Hiện có khoảng 10 công ty cung cấp dịch vụ mai mối như vậy tại “xứ sở hoa anh đào” và hầu hết cho biết số lượng người dùng của họ tăng nhanh trong những năm gần đây. Ngoài cung cấp dịch vụ trực tuyến, các công ty còn tổ chức nhiều sự kiện giúp những cặp đôi tiềm năng có thể gặp gỡ trực tiếp để “kiểm chứng” những thông tin hình ảnh trên mạng có giống thực tế hay không.

Nhiều công ty kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ mai mối tình yêu
Nhiều công ty kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ mai mối tình yêu 

Anh Makoto Yamada (30 tuổi) làm việc tại thành phố Tachikawa, phía Tây Tokyo, đã kết hôn với Sayaka (33 tuổi) - một nghiên cứu sinh hồi tháng 6/2018 sau khi gặp gỡ qua dịch vụ mai mối trực tuyến có tên gọi là Pairs (Kết đôi) của Tập đoàn Eureka. Cả hai biết về dịch vụ này thông qua quảng cáo trên mạng xã hội và đăng ký thành viên mà không cần đắn đo suy nghĩ. Cặp đôi cho biết có nhiều bạn bè đang sử dụng các dịch vụ mai mối tương tự, nên họ không ngần ngại tìm kiếm tình yêu trực tuyến. Sau khi trò chuyện trên mạng, Yamada và Sayaka nhận thấy họ có nhiều điểm tương đồng về tính cách và sở thích. Họ hẹn hò khoảng 6 tháng rồi quyết định về chung một nhà không lâu sau đó.

Hôn nhân thời “không cần tình yêu”        

Nếu như ở những đất nước khác, các chương trình hay ứng dụng hẹn hò qua mạng chỉ là công cụ để giúp họ tìm hiểu đối tượng. Từ đó bắt đầu gặp gỡ, hẹn hò và tìm hiểu nhau ngoài đời thực và nếu phù hợp sẽ tiến tới hôn nhân.

Tuy nhiên, các trang web hay ứng dụng hẹn hò trực tuyến của Nhật Bản đúng nghĩa đen là nơi tìm kiếm vợ/chồng. Nam nữ độc thân không đặt nặng vụ “duyên phận” hay “định mệnh”. Họ giải quyết việc tìm kiếm “một nửa” bằng cách lên mạng và chọn ra các đối tác tiềm năng. Chỉ cần tìm được người đáp ứng đủ tiêu chuẩn đưa ra, hai người sẽ tiến tới hôn nhân. Hay nói cách khác là “cưới xong rồi mới yêu”.

Chính vì vậy nhiều người không ngại gọi konkatsu là tiếp thị hôn nhân. Mọi người giới thiệu kỹ lưỡng về bản thân, và “kẻ đi săn” chỉ việc nhấp ngón tay vài cái là có một danh sách “con mồi” đang chờ chinh phục. Nếu những năm 1990, người Nhật hãy còn lãng mạn kiểu như: “Tôi sẽ ở một mình cho đến khi gặp được người định mệnh”, thì giờ họ xác định rõ ràng mong muốn đối tượng kết hôn là người như thế nào, bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp, thu nhập ra sao...

Không ít nhà văn đã tỏ ra lo ngại rằng hôn nhân rồi sẽ đi về đâu? Nhưng các ứng dụng tìm kiếm người yêu, trang web hẹn hò thì ngày càng la liệt. Tất cả đều có thể tự do và đòi hỏi đặc quyền trong “thương vụ” kết hôn của mình. Bên cạnh đó, kể từ khi khái niệm Konkatsu ra đời, những người ngại kết hôn hầu như bớt đi một mối lo. Hôn nhân “mở” không giới hạn khiến người Nhật cũng vô cùng thoải mái với các kiểu kết hôn hãy còn ít nhiều cấm kỵ, ví dụ như hôn nhân đồng tính. Theo một cuộc thăm dò dư luận của đài NHK năm 2019, 51% người được khảo sát đồng ý nên cho phép hôn nhân cùng giới. Trong đó, 70% nam giới và 80% nữ giới từ 40 tuổi trở xuống đề nghị chính phủ hãy hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.

Nhật Bản đã từng có một thế hệ sợ hôn nhân, sợ trẻ con, sợ sẽ không cống hiến cho công việc, sợ sự nghiệp sẽ đi xuống sau hôn nhân cho nên mới trì hoãn việc này. Thêm nữa, cũng bởi nhiều lý do mà giới trẻ Nhật Bản ngày nay thậm chí còn không có cả hứng thú với việc quan hệ tình dục với người khác giới nữa. Đây quả thực là điều cực kỳ đáng lo ngại. Nhưng giờ đây, khi konkatsu trở nên thịnh hành, chính phủ Nhật Bản mặc dù cũng có chút lo ngại mất đi “thuần phong mỹ tục”. Song vì nó giải quyết thực trạng tỷ lệ sinh thấp, họ chuyển sang ủng hộ. Konkatsu là giải pháp được Chính phủ Nhật Bản ủng hộ, bởi nó thúc đẩy tỉ lệ sinh thấp và làm chậm lại tiến trình lão hóa ở nước này. Sau konkatsu, Nhật Bản thậm chí còn mới đưa ra khái niệm “ninkatsu” - săn thai, tức là cố gắng có thai bằng mọi cách.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.