3.000 ngày với nước Nhật

Quyển sách hữu ích với các bạn trẻ.
Quyển sách hữu ích với các bạn trẻ.
(PLO) -Trong tháng 7/2016, Alpha Books cho ra mắt cuốn sách thứ hai viết về đề tài du học Nhật Bản với tựa đề “Du học Nhật Bản- 3.000 ngày với nước Nhật” của tác giả Phi Hoa. 

Nằm trong tủ sách Trải nghiệm du học, “Du học Nhật Bản” chính là ghi chép chân thực những trải nghiệm và suy ngẫm của tác giả từ ngày đầu tiên đặt chân lên nước Nhật, đến những ngày chập chững đi làm.

Bạn đọc sẽ cùng trải nghiệm quãng thời gian tám năm sống, học tập và làm việc tại Nhật cùng Phi Hoa từ đó hiểu rõ hơn về đất nước, con người, văn hóa Nhật Bản đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về môi trường học tập bậc Đại học ở Nhật, cuộc sống của sinh viên và người Việt Nam ở Nhật cũng như đặc điểm tuyển dụng của các công ty tại Nhật Bản để giúp các bạn trẻ có quyết định khôn ngoan và đúng đắn trước khi lựa chọn hành trình du học Nhật Bản.

Tác giả Phi Hoa từng nhận học bổng chính phủ Nhật Bản trong 7 năm, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh trường Đại học Osaka Nhật Bản. Hiện tại, Phi Hoa đang làm tư vấn chiến lược trong tập đoàn tư vấn lớn nhất thế giới Deloitte tại Tokyo. 

Thời sinh viên, Phi Hoa đã tham gia nhiều hoạt động như giới thiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam cho doanh nghiệp Nhật, giới thiệu đất nước Việt Nam cho học sinh cấp ba Nhật Bản. Phi Hoa từng đạt giải cao trong cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên trẻ toàn quốc Nhật Bản và các kì thi hùng biện cho lưu học sinh.

Vài năm gần đây, rất nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật kiếm tiền làm dậy lên làn sóng du học Nhật, xuất khẩu lao động Nhật. Thêm vào đó, việc sang Nhật hiện nay khá dễ dàng, chính phủ Nhật còn cân nhắc bỏ thủ tục xin visa cho người Việt Nam sang du lịch ngắn ngày. 

Chính sự mở trong mối quan hệ Việt – Nhật góp phần làm cho giấc mơ đặt chân đến Nhật của các bạn trẻ không còn trở nên quá xa vời. Thế nhưng, chính điều này lại hình thành nên một lớp “du học sinh kiểu mới”, sang Nhật không đi học mà chủ yếu đi làm kiếm tiền.

Những “du học sinh kiểu mới” này thường lao động quá thời gian pháp luật cho phép, có khi làm thâu đêm, ngủ ngày ngay trong lớp để dùng thời gian còn lại làm việc. Hậu quả là có những trường hợp, dù ở Nhật ba năm vẫn không thể giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Nhật, bị đuổi học vì không đến lớp đầy đủ hoặc không được gia hạn visa vì học quá lâu mà không lên trình độ.

Thực trạng không mấy tốt đẹp về một phần cuộc sống của sinh viên và người Việt Nam ở Nhật Bản được kiểm chứng bằng những điều mắt thấy, tai nghe của chính tác giả Phi Hoa trong suốt tám năm sống và học tập tại Nhật.

Phản ánh thực trạng này trong cuốn sách, Phi Hoa không nhằm mục đích “dìm hàng” người Việt Nam ở Nhật, cũng không phải để nản lòng các bạn trẻ đang và sẽ đi du học tại Nhật Bản mà tựa như một lời cảnh tỉnh, giúp cho các bạn trẻ có cái nhìn sáng suốt, lựa chọn khôn ngoan hơn trước khi bắt đầu.

Nhật Bản là đất nước đáng sống nhưng cũng không phải là bến mơ nếu bạn chưa sẵn sàng và không nghiêm túc với ước mơ của mình. Bởi nếu mải mê lao vào kiếm tiền, có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội phát triển và làm việc tốt hơn trong tương lai.

Bằng kinh nghiệm của một người từng trải, trong cuốn sách, Phi Hoa còn phân tích sâu sắc về môi trường làm việc tại Nhật. Giải đáp băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ, liệu Nhật Bản có phải là môi trường tốt cho người nước ngoài lập nghiệp hay không?.

Tác giả đã nhấn mạnh rằng, Nhật dù là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nhưng người nước ngoài rất khó thành công tại Nhật, lý do bởi quốc đảo này còn có nhiều điểm vẫn còn khép kín.

Theo tác giả “ở Nhật mẫu hình lý tưởng, thuận lợi nhất để một người thành công gồm có ba yếu tố: Một là người Nhật, hai là nam giới, ba là người nhiều tuổi. Dù xã hội Nhật có dần thay đổi, cởi mở hơn với người nước ngoài, trao cho phụ nữ nhiều cơ hội hơn xưa, khuyến khích người trẻ khởi nghiệp thì quan niệm cố hữu trên cũng khó thay đổi nếu không qua vài thế hệ nữa”. 

Lối suy nghĩ của người Nhật chỉ luôn tin tưởng người Nhật nên rất khó để người nước ngoài có thể giữ những vị trí đứng đầu tại các công ty ở Nhật Bản. Người Nhật không giỏi khởi nghiệp cái mới nhưng giỏi cải thiện những thứ lạc hậu, lỗi thời thành tốt hơn để thích nghi với thay đổi.

Hiểu được đặc điểm này của xã hội Nhật Bản, sẽ giúp các bạn trẻ có được lựa chọn tốt nhất và tận dụng cơ hội để xin việc và thành công tại Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?