Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới

Những chiếc túi xách giả bị thu giữ
Những chiếc túi xách giả bị thu giữ
(PLO) - Không khó để nhìn thấy ở giữa một trung tâm mua sắm sang trọng ở châu Âu những món đồ giả được bán với giá rẻ chỉ bằng 1 phần nhỏ so với hàng thật. Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ. 
Hình ảnh một doanh nhân đeo đồng hồ Rolex sáng bóng một thời từng được xem như biểu tượng thành công, nay cũng không còn nhận được sự ngưỡng mộ vì bất cứ ai cũng có thể trở thành doanh nhân thành đạt với một chiếc Rolex loại “fake 1”.
“Nước cộng hòa hàng giả”
Tờ The Guardian của Anh miêu tả chợ Grand Bazaa, khu mua sắm sầm uất nhất ở thủ đô Istanbul, là thiên đường hàng giả. Tại đây, trong một chiến dịch triệt phá hàng giả của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011, đã có hơn 14.000 chiếc túi xách “fake” các nhãn hiệu nổi tiếng bị tịch thu và tiêu hủy.
Trong năm 2012, cảnh sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành tổng cộng 4.764 chiến dịch truy quét hàng giả tại 67 thành phố của nước này, thu giữ số hàng giả trị giá nửa tỉ lira (hơn 235 triệu USD), và đưa 1.766 người ra trước vành móng ngựa. Nhưng, điều này vẫn không thể ngăn được sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh các loại hàng giả ở Thổ Nhĩ Kỳ. “Thị trường” hàng giả ở nước này vẫn đang bùng nổ với tốc độ khủng khiếp. Năm 2011 ước tính “tổng sản phẩm hàng giả” giá trị 6 tỉ USD, tăng gấp đôi so năm 2010. Đến mức, nhiều tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ châm biếm gọi họ là một “nước cộng hòa hàng giả”.
Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại 2 loại chợ hàng giả. Loại thứ nhất là những món đồ rẻ tiền, thường được nhập về từ Trung Quốc. Loại hàng giả thứ 2 được bày bán tại nước này là những mặt hàng “chất lượng cao”, như những chiếc túi LV bằng da khó lòng phân biệt với hàng thật nhưng có giá rẻ hơn nhiều lần. Các loại mặt hàng khác nhau này cũng được bán ở những khu chợ khác nhau. Sự phân chia rõ rệt này cũng tương tự nhiều khu chợ hàng giả khác trên thế giới, từ Thái Lan, Trung Quốc cho tới Italia, Pháp, Australia.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Một báo cáo được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố năm 2005 cho thấy, hơn 200 tỉ USD giá trị giao dịch giữa các quốc gia là hàng giả và hàng vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, con số trên chưa nói rõ được sự lan tràn của hàng giả. Theo Cục tình báo chống hàng giả (CIB) thuộc tổ chức phi lợi nhuận Phòng Thương mại quốc tế (ICC), hàng giả chiếm từ 5 đến 7% tổng giá trị thương mại quốc tế. Trong đó, khoảng 600 tỉ USD giá trị trao đổi hàng hóa trên toàn thế giới rơi vào tay những kẻ buôn bán hàng giả. Con số này được cho là chưa tính đến doanh số bán hàng trực tuyến và hàng giả bán trong cùng một quốc gia.
Túi xách có lẽ là món hàng giả phổ biến nhất thế giới. Chưa kể, phụ tùng giả (má phanh hoặc van an toàn giả mạo) lắp đặt trong các phương tiện giao thông đường bộ và thậm chí cả đường hàng không, đều gây nguy hiểm tiềm tàng và gây tổn thất cho ngành công nghiệp phụ trợ liên quan. Nguy hại hơn là từ quần áo, điện thoại, rượu, thức ăn cho đến thuốc đều có hàng giả. Một chiếc áo giả không giết chết người nhưng rượu hay thuốc giả có thể cướp đi sinh mạng người sử dụng.
Bên cạnh nhiều loại hàng hoá nhỏ, còn có phim ảnh và phần mềm bị làm giả. Ngoài ra, các mặt hàng lớn như ô tô hay xe máy cũng bị làm giả. Porsche và Ferrari đều cho biết xuất hiện sản phẩm bị làm giả của hai hãng này ở Trung Quốc. Ngoài ra, các linh kiện máy tính giả từng được phát hiện ngay cả trong những máy móc của NASA và quân đội Mỹ. Ước tính số lượng sản phẩm điện tử bị giả mạo đã tăng gấp đôi trong ba năm từ 2005 - 2008.
Cuộc chiến toàn cầu
Cuộc chiến chống hàng giả cũng gây hao người tốn của như một cuộc chiến tranh thực sự. Phòng thương mại Mỹ ước tính cứ bỏ ra 1 đồng chống hàng giả, thì mất đi 5 đồng trong tiền thuế của dân. Có hàng ngàn nguyên nhân “tạo tiền đề” cho hàng giả ngày càng phát triển, lấn át cả hàng thật. Có thể kể ra một loạt các ví dụ như: do quá trình chuyển giao sản xuất ở các nước công nghiệp lớn ra nước ngoài gây chảy máu sản phẩm, do sự tăng trưởng thương mại điện tử trên internet, và thực tế là người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế phải chịu cảnh “thắt lưng buộc bụng” nên tìm đến các mặt hàng có giá thành thấp hơn. Việc chống hàng giả đã không chỉ còn là vấn đề việc làm hay tổn thất kinh tế của mỗi quốc gia đơn lẻ, mà đã thành vấn nạn đau đầu của cả thế giới.
Các nhà sản xuất hàng chính hãng từ lâu đã nhận ra điều này nhưng không dễ dàng khi tuyên chiến với nạn hàng giả, vì quá trình từ người bán hàng giả đến tay người tiêu dùng chỉ là mắt xích cuối cùng trong một chuỗi khổng lồ hàng trăm mắt xích.
Tháng 3/2013, nhà sản xuất các nhãn hàng cao cấp của Thụy Sĩ Richemont (công ty mẹ của nhãn hiệu đồng hồ Cartier và Alfred Dunhill) thắng kiện công ty Công nghệ Nanyang, Trung Quốc 100 triệu USD vì công khai bán các phiên bản đồng hồ “fake” trên trang web. Tháng 5/2013, thương hiệu Versace của Italia giành được chiến thắng sau ròng rã hơn 4 năm rưỡi kiện tụng vì bị làm nhái sản phẩm. Bên bị cáo là chuỗi cửa hàng Griffith Suisse bị tòa án Bắc California, Mỹ phạt tiền vì bán hàng giả Versace.
Về phía nhà chức trách, đầu năm 2013, các cơ quan hải quan EU đã chặn hơn 115 triệu món hàng nghi ngờ đã bị làm giả, với giá trị ước tính khoảng 1,3 tỷ euro. Những hàng hóa bị thu giữ bao gồm đồng hồ, quần áo, túi xách, giày dép và đĩa CD, DVD… Sau điều tra, người ta phát hiện ra chỉ có 3,5% số hàng hóa là chính hãng và phần còn lại phải đem đi tiêu hủy trong đó khoảng 87% có xuất xứ Trung Quốc.
Tháng 10/2013, Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng công bố mở cuộc điều tra đường dây sản xuất quần áo giả và tài trợ bất chính cho các nhóm tội phạm ở miền Nam Lebanon. Mặc dù vậy nhưng những nỗ lực này bị nhiều người cho rằng chỉ như “muối bỏ biển” trong cuộc chiến chống hàng giả trên thế giới.
Hàng giả được bày bán la liệt tại các khu chợ ở Thổ Nhĩ Kỳ
 Hàng giả được bày bán la liệt tại các khu chợ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Giáo sư kinh tế học Asaf Savas Akat của Đại học Istanbul cho biết, ăn theo các sản phẩm bị làm giả là cả một “ngành công nghiệp tỷ đô” khác vì tem, mác, nhãn hiệu cũng phải làm giả để đồng bộ với các mặt hàng giả, nhái. Chưa kể, quá trình xuất – nhập khẩu hàng giả giữa các nước chủ yếu theo đường tiểu ngạch, khó có thể kiểm soát. Dù bị giới chức các nước không ngừng truy quét, nhưng dường như hoạt động giả hàng vẫn trở thành một căn bệnh di căn toàn cầu.
Nỗ lực pháp lý
Nằm trong nỗ lực chống hàng giả, cộng đồng quốc tế đã ký với nhau một quy định pháp lý chung. Ngày 1/10/2011, 8 nước bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia, Canada, Maroc, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định thương mại chống hàng giả (ACTA) nhằm thiết lập một tiêu chuẩn chung trong việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 2012, Mexico và Liên hiệp châu Âu, bao gồm 22 quốc gia thành viên cũng ký kết tham gia Hiệp định ACTA. ACTA là một trong những công ước quốc tế đầu tiên thiết lập khuôn khổ pháp lý nhằm mục đích chống làm giả hàng hoá, thuốc và vi phạm bản quyền trên Internet. ACTA sẽ có hiệu lực tại các quốc gia tham gia đạo luật này sau khi có đủ 6 nước phê chuẩn.
Ngoài ACTA, giới chức Mỹ cũng đang xúc tiến một số đạo luật chống hàng giả như Đạo luật Ngừng vi phạm bản quyền trực tuyến (SOPA) và Đạo luật Ngăn chặn các nguy cơ trực tuyến chống lại Luật Sở hữu trí tuệ và sáng chế kinh tế (PIPA). Các dự luật này vấp phải không ít sự phản đối từ phía những nhóm lợi ích khác nhau trong Quốc hội Mỹ, cũng như chỉ trích về việc kiểm soát internet nên vẫn đang nằm trong vòng xem xét. Nếu được Quốc hội Mỹ thông qua, các đạo luật trên có thể mở rộng quyền hạn của Bộ Tư pháp nước này, theo đó cho phép khởi tố bất kỳ trang web nào làm trung gian mua bán hoặc trực tiếp bán các sản phẩm vi phạm bản quyền.
Chuyên mục bảo vệ NTD của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng...

Mọi kiến nghị của độc giả xin gọi vào số điện thoại ĐDN: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com.

Đọc thêm

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?