Tìm mộ ngoại cảm xác suất đúng... không cao!

 PGS.TS Lê Quang Huấn- Trưởng phòng Công nghệ tế bào động vật - nơi đầu tiên tại Việt Nam thực hiện việc giám định gen đối với hài cốt liệt sỹ- khẳng định: xác suất tìm đúng mộ bằng phương pháp ngoại cảm là một con số rất thấp...

PGS.TS.Lê Quang Huấn - Trưởng phòng Công nghệ tế bào động vật (Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) nhận định: Tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm đạt xác suất đúng không cao!

sdrtf

Giám định gen hài cốt liệt sỹ là một trong các nhiệm vụ khoa học của Phòng Công nghệ tế bào động vật.

Phòng Công nghệ tế bào động vật là nơi đầu tiên tại Việt Nam thực hiện việc giám định gen đối với hài cốt liệt sỹ. Hiện cơ sở khoa học này đã chuyển giao công nghệ giám định gen cho một số đơn vị khoa học khác của ngành quân đội và công an.

 Xác suất đúng... không cao!

Trao đổi với PLVN, PGS.TS.Huấn cho biết, hàng năm Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam có cấp kinh phí cho cơ quan ông thực hiện việc giám định ADN đối với hài cốt liệt sỹ quy tập được do các gia đình thân nhân liệt sỹ đăng ký. Tuy nhiên số lượng này không nhiều và được giới hạn chỉ ở mức 10-15 trường hợp/năm.

utfgyiu

 Trụ sở Viện Công nghệ sinh học.

Ngoài ra, Viện Công nghệ Sinh học (VCNSH) cũng tiến hành giám định gen đối với các hài cốt liệt sỹ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi sang. Đặc biệt, mới đây VCNSH cũng ký thỏa thuận giám định gen hài cốt liệt sỹ với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam. Còn chi phí cho mỗi bộ hồ sơ phân tích (gồm 1 mẫu hài cốt và 2 đến 3 mẫu đối chứng) là 7-10 triệu đồng.

Về vấn đề tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm, PGS.TS.Huấn cho biết VCNSH có nhận được lời đề nghị hợp tác của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người trong việc giám định hài cốt liệt sỹ được tìm thấy nhờ phương pháp ngoại cảm. Đối với việc này, PGS.TS.Huấn khẳng định xác suất tìm đúng mộ bằng phương pháp ngoại cảm là không cao (tỷ lệ % mà PGS.TS.Huấn cung cấp cho phóng viên PLVN cho thấy đây là một con số rất thấp).

Giám định gen: Lấy mẫu của ai?

Khi được hỏi về độ tin cậy của công nghệ giám định gen ở Việt Nam hiện nay, PGS.TS.Huấn nhận định: “Có thể nói, công nghệ giám định gen của Việt Nam hiện nay đã ngang tầm thế giới và đạt độ chuẩn xác cao. Các quy trình tách chiết ADN, công nghệ xác định trật tự gen và phân tích đột biến đều đã được tiến hành theo chuẩn mực chung”.

Để bạn đọc cả nước có những hiểu biết cơ bản về việc giám định gen đối với hài cốt liệt sỹ, PGS.TS.Lê Quang Huấn đã giới thiệu với PLVN về quá trình không đơn giản này.

Theo đó, trước tiên, một mẫu hài cốt liệt sỹ được gửi sang giám định gen sẽ được làm sạch bề ngoài. Ở công đoạn tiếp theo, mẫu giám định sẽ được nghiền nhỏ trong Ni-tơ lỏng ở nhiệt độ -196oC. Khâu tiếp theo là tách chiết ADN từ mẫu bằng các thiết bị chuyên dụng, chẳng hạn máy li tâm lạnh tốc độ 1.500 vòng/phút. Từ đây, thông qua một loạt các quy trình kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kết quả phân tích cuối cùng là sự so sánh trình tự gen của mẫu hài cốt và mẫu đối chứng để từ đó có két luận về sự liên quan huyết thống theo dòng mẹ của các mẫu đã phân tích.

PGS.TS.Huấn nói kỹ về mẫu đối chứng: “Riêng đối với giám định gen hài cốt liệt sỹ, mẫu đem đối chứng của người thân phải được phân tích theo dòng mẹ. Ở đây, gen của liệt sỹ hy sinh sẽ được đem đối chiếu với gen của anh em do cùng mẹ với liệt sỹ đó sinh ra chứ không phải là con hay bố của liệt sỹ. Trường hợp không có mẫu của các anh em cùng mẹ với liệt sỹ thì xét đến tất cả các cháu gọi mẹ liệt sỹ là bà ngoại, hoặc ở thế hệ tiếp theo là các cháu gọi mẹ liệt sỹ là cụ ngoại... Độ tin cậy của mẫu kéo dài tới đời thứ 5, thứ 6 hoặc hơn”.

PTS.TS.Huấn giải thích: “Sở dĩ phải chọn mẫu như vậy vì trong cơ thể tế bào mỗi người chúng ta có hai hệ gen có cấu tạo khác nhau: hệ gen ty thể di truyền theo dòng mẹ và hệ gen nhân di truyền theo dòng cha. Đoạn gen được nhân bản thuộc hệ gen ty thể bởi hệ gen này có mạch vòng, bền vững hơn. Trong khi đó, hệ gen nhân có mạch thẳng nên dễ bị phá hủy trong điều kiện hài cốt được mai táng sơ sài và lâu năm”.

Về phía mẫu giám định của hài cốt liệt sỹ, đó có thể là một chiếc răng, một mảnh xương. Còn mẫu đối chiếu của thân nhân liệt sỹ có thể đa dạng hơn như móng tay, niêm mạc hay máu... Việc có nhiều mẫu đối chiếu từ thân nhân liệt sỹ sẽ giúp cho việc giám định gen diễn chính xác hơn.

Cần thành lập ngay Trung tâm giám định gen quốc gia

“Hiện nay Việt Nam chưa có một cơ quan chuyên trách về giám định gen hài cốt liệt sỹ. Viện Công nghệ Sinh học có thể giám định gen hài cốt liệt sỹ nhưng đó chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ khoa học của chúng tôi.

Chúng ta cần phải có ngay một trung tâm giám định gen quốc gia! Trước hết là vì thân nhân của các liệt sỹ có còn sống thì cơ quan giám định gen mới lấy mẫu đối chiếu được. Sau là vì chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, hài cốt của các liệt sỹ đã phân hủy và mục đi nhiều nên việc bảo quản hài cốt cũng là một vấn đề rất quan trọng”.

PGS.TS.Lê Quang Huấn

Ngọc Trìu - Văn Minh (ghi)

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.