"Con bạc" cảnh sát" thuật hành trình phá "ổ cá độ trăm tỷ"

Xác định sẽ rất mất công sức khi điều tra đường dây cá độ bóng đá qua mạng này, thậm chí không thể tìm được bằng chứng nếu điều tra không khéo, cảnh sát vạch một phương án kín kẽ. Theo đó, một người nhập vai xin đi làm “đại lý”, chấp nhận “ăn dầm nằm dề” để chứng minh sự “trong sạch”, tuân thủ mọi “luật chơi” của “cấp trên”...

Để triệt phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng internet với số tiền ăn thua lên đến hàng trăm tỉ đồng vào ngày 10/1/2013 vừa qua, Công an Tp. Đà Nẵng đã trải qua một hành trình dài đấu trí từ đầu tháng 10/2012.

Cảnh sát nhập vai

Khởi điểm của chuyên án bắt nguồn từ vụ việc Phạm Văn Tuấn Anh (SN 1981, ngụ tổ 21, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, nhân viên lái xe) bị đối tượng đòi nợ thuê đánh đập. Thanh niên này ra công an khai báo với vai trò bị hại, nhưng phong cách “chuyên nghiệp” khiến cảnh sát nghi ngờ, điều tra ra người này cũng là một “chân rết” trong mạng lưới cá độ qua mạng.

Do làm nghề lái xe cho một “sếp lớn” nên có “quen biết rộng”, rồi người này bị Lữ Khánh Tùng (tức Lớn, SN 1970, ngụ phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, nhân viên bảo vệ khách sạn) lôi kéo vào đường dây cá độ.

Tuấn Anh khai đối tượng Lớn giao cho mình một “con” (cách gọi một tài khoản cá độ - PV) và hướng dẫn làm quen với các thao tác, nếu lôi kéo được nhiều người chơi thì hoa hồng sẽ càng nhiều, có thể lên đến 10% số tiền. Tuy nhiên, việc môi giới chưa thực hiện được bao lâu thì xảy ra chuyện hai người này tranh cãi về khoản tiền 62 triệu đồng.

“Đại lý” liên hệ với “cấp trên” Khánh Tùng, cho rằng “khách hàng” của mình thắng cược số tiền như trên, nhưng chỉ được đồng ý trả 29 triệu đồng vì cho rằng khách “chơi không hợp lệ”. Bực tức chuyện này, ngày 5/10/2012, “khách hàng” rủ các đối tượng “xã hội đen” đòi nợ thuê, bắt cóc Tuấn Anh để đánh đập, uy hiếp, bắt viết giấy nợ 70 triệu đồng, buộc mang sổ đỏ lên cho chúng và cướp nhiều tài sản trong nhà. Khi bị đánh, “đại lý” gọi điện cầu cứu “cấp trên” mà không nhận được sự “hỗ trợ” gì..

Cảnh sát nhận định phía sau vụ việc này là một “đường dây ngầm” điều hành. Xét hỏi Tuấn Anh, người này cho biết mình cũng chỉ được gặp và liên hệ duy nhất với “cấp trên” là Tùng, còn những cấp cao hơn thì chưa bao giờ được tiếp cận. Điều này để đảm bảo bí mật cho đường dây cá độ qua mạng và khi một “chân rết” hay nhánh nào đó bị phát hiện, các “ông trùm” không ngần ngại cắt bỏ.

Xác định sẽ rất mất công sức khi điều tra đường dây cá độ bóng đá qua mạng này, thậm chí không thể tìm được bằng chứng nếu điều tra không khéo, cảnh sát vạch một phương án kín kẽ. Theo đó, một người nhập vai xin đi làm “đại lý”, chấp nhận “ăn dầm nằm dề” để chứng minh sự “trong sạch”, tuân thủ mọi “luật chơi” của “cấp trên”.

Quá trình “chịu nhục” nằm gai nếm mật này đã có kết quả. Trước khi diễn ra trận bóng nào đó, “chân rết” lại đến thuê một khách sạn ở, từ đây với chiếc máy tính kết nối internet đã có thể biết và kiểm soát được những người chơi trong server của mình. Cách thức hoạt động, chân dung của những đối tượng trong đường dây dần hé lộ.

Chuyên án “gọi tên” những ông trùm

Ngày 10/10/2012, Ban Giám đốc Công an Đà Nẵng xác lập Chuyên án trinh sát 412B do trực tiếp Đại tá Nguyễn Đình Chính, Phó Giám đốc làm Trưởng ban; Thượng tá Trần Mưu, Trưởng Phòng PC45 làm Phó ban Thường trực. Đây là Chuyên án đặc biệt ra đời dịp cuối năm nhằm trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Quý Tỵ 2013. 

Thượng tá Trần Mưu, Phó Ban chuyên án 421B
Thượng tá Trần Mưu, Phó Ban chuyên án 421B

Ngoài việc tập trung đấu tranh quyết liệt với các đường dây cá độ bóng đá thông qua internet, mục tiêu chuyên án còn là chủ động trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác như bảo kê, đòi nợ thuê, băng nhóm cố ý gây thương tích... vốn liên tục xảy ra trên địa bàn thời gian gần đây.

Sau gần hai tháng khẩn trương vào cuộc, đồng thời nguồn tin từ “chân rết” mật báo về, cảnh sát xác định tại Đà Nẵng có nhiều đối tượng tham gia điều hành đường dây cá độ bóng đá qua mạng internet với số tiền ăn thua lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Ngày 21/12, Giám đốc Công an Đà Nẵng trực tiếp chỉ đạo phá án giai đoạn I, thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp các đối tượng tham gia điều hành đường dây. Trong sáng 21/12, Phòng Cảnh sát hình sự đã huy động toàn bộ lực lượng, chia làm 5 tổ công tác, đồng loạt triển khai bắt, khám xét 5 đối tượng tại Đà Nẵng gồm: Lữ Khánh Tùng, Lê Kỳ Hoan (Nô, SN 1978, ngụ đường Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xuyên Đông Dương), Lê Đức Vũ (SN 1976, ngụ phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà), Phạm Văn Tuấn Anh, Lương Thị Anh Đào (SN 1969, ngụ đường Châu Thị Vĩnh Tế).

Sau khi khai thác nhanh 5 đối tượng, một ngày sau đó, một tổ công tác khác vào Phan Thiết (Bình Thuận), phối hợp công an tỉnh bạn ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp Nguyễn Anh Cường (SN 1971, ngụ Khối phố 2, phường Bình Hưng).

Tiếp tục đấu tranh mở rộng, chiều 25/12, cảnh sát bắt giữ Nguyễn Văn Vinh (SN 1977, tức Vinh xà cừ, ngụ phường Nam Dương, quận Hải Châu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vinh Quang Nguyễn). Qua khám xét, công an thu giữ tại nhà Vinh nhiều tài sản có giá trị cùng tài liệu liên quan đến đường dây cá độ bóng đá qua mạng.

Sau khi phá án giai đoạn 1, ngày 10/1/2013, Ban chuyên án tiếp tục đấu tranh mở rộng, bắt thêm 3 bị can khác gồm: Phùng Cao Tuấn (SN 1989), Lê Bảo Quốc (SN 1986, cùng ngụ phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu), Hồ Thanh Hương (SN 1987, ngụ thị trấn Tân An, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam).

Theo Thượng tá Trần Mưu, đến thời điểm hiện nay, Ban chuyên án đã chứng minh, làm rõ tổng cộng được 14 đối tượng liên quan đến đường dây cá độ bóng đá tại Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trong cả nước, xác định số tiền sử dụng cá độ lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Những "cái bẫy" chết người

Những đối tượng khai nhận do biết 3 mạng cá độ bóng đá hoạt động rầm rộ trên mạng là… bet 888, …bobet và… m88 hằng ngày thu hút hàng ngàn “con ma cờ bạc” người Việt tham gia nên từ năm 2010, Nguyễn Anh Cường trực tiếp nhận mạng từ nước ngoài thuộc các giải bóng đá quốc tế như Anh, Italia, Tây Ban Nha, Đức... phân phát về Đà Nẵng cho Vinh và Đào.

Tại Đà Nẵng, Vinh và Đào tiếp tục phân phát cho hàng trăm người chơi khác tại Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Tp. HCM, Hà Nội. Vũ, Tuấn Anh, Hoan, Tùng, những đối tượng “cấp dưới” của Vinh và Đào lại tiếp tục phân phối cho người chơi khác, tạo thành đường dây khép kín. Điểm chú ý của các “ông, bà trùm” như: Cường, Vinh, Đào.. vốn xuất thân từ những tay cá độ bóng đá thứ thiệt.

"Ôm" kinh nghiệm" trong những lần chơi “mất nhiều hơn được”, cả 3 nhanh chóng trở thành người điều hành đường dây.

Đối tượng Vinh “cầm cái” ở Đà Nẵng
Đối tượng Vinh “cầm cái” ở Đà Nẵng

Tính “chuyên nghiệp” của đường dây này còn nằm ở chỗ, không quảng cáo trên internet như các đường dây khác, trực tiếp Cường chỉ đạo cho hai “đệ tử” dưới trướng mình gồm Vinh, Đào tập trung xây dựng một mạng lưới các “chân rết” thân tín, có nhiệm vụ lôi kéo người chơi, chủ yếu tập trung những người là sinh viên, con em cán bộ công chức, người giàu có. Những “chân rết’ này sẽ được hưởng hoa hồng cao để vừa đủ “kín miệng”.

Đây cũng chính là điểm khiến Ban chuyên án khi điều tra, buộc phải tập trung toàn những điều tra viên, trinh sát tinh nhuệ, bản lĩnh, nhằm tránh bị lôi kéo, mua chuộc. Đặc biệt, để đường dây cá cược hoạt động trơn tru, nhóm đối tượng này thuê người trực tiếp đi thu tiền nợ và chung độ với các con bạc. Không chỉ khuyến khích người chơi tự bỏ tiền cá độ, các “chân rết” còn nộp tiền vào tài khoản để cho các con bạc vay, nếu người chơi thua và không có khả năng trả nợ, chúng sẽ có các nhóm đòi nợ thuê đến đe dọa để lấy lại tiền.

“Ông trùm” Cường cho biết đường dây này cũng có nhiều “mánh” không như lời giới thiệu. Những người đã bước chân vào cá độ trong đường dây này thua cũng mất mà được cũng mất, có khi chúng lập ra nhiều trang cá độ chỉ để… lừa đảo, số tiền nhỏ thì trả, còn số tiền lớn mà nhà cái thua thì chúng lờ đi, mở trang khác…

Vụ việc vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra. Thông qua bài báo này, Công an Đà Nẵng kêu gọi các đối tượng trong đường ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Đồng thời khuyến khích những nạn nhân từng thua độ gửi đơn đến Phòng Cảnh sát hình sự để trình báo.

Vân Anh

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo tại tòa.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Đọc thêm

Thanh Hóa: Tổ chức sử dụng ma túy trong đám cưới

Các đối tượng: Chung, Minh, Ba, Nam (từ phải qua trái)
(PLVN) - Một số đối tượng có biểu hiện tổ chức sử dụng ma túy tại đám cưới của Phùng Văn Chung nên đã triệu tập lên Công an xã làm việc và test nhanh ma túy. Qua test nhanh nước tiểu trong cơ thể của Phùng Văn Chung, Đặng Trọng Minh kết quả đều dương tính với ma túy.

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp

Đối tượng Lê Sỹ Đào
(PLVN) - Ngày 24/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, Công an huyện Yên Thành vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Lê Sỹ Đào (SN 1986, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Đây là đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.