Những phận người ba đời không biết chữ

Hơn ba đời nay cả dòng họ Nguyễn lênh đênh trên hệ thống sông Chu, mưu sinh bằng nghề chài lưới và không hề biết cái chữ...

Có tộc người thuộc dòng họ Nguyễn đang lênh đênh trên hệ thống sông Chu, mưu sinh bằng nghề chài lưới. Hơn ba đời nay, cả dòng tộc này không hề biết cái chữ. Trong tương lai, họ cũng chẳng biết sẽ tiếp tục trôi dạt về đâu?

Cái nắng oi nồng đầu hạ của miền thượng du xứ Thanh kéo dài nhiều ngày 36 - 390C khiến nhiều đoạn đầu nguồn sông Chu cạn kiệt. Có nơi người dân chỉ cần xắn quần là lội qua sông một cách dễ dàng. Thuyền bè ngược xuôi mắc kẹt. Các hộ thuyền buộc phải xuôi về chân cầu Thiệu Hoá làm nơi cư ngụ. Ở lại đây, một số hộ kiếm sống bằng nghề hút cát thuê cho các đầu nậu, số khác dùng kích điện đánh cá, kiếm gạo chạy bữa qua ngày...

- Có cá bán không... ớ?

          - Mua cát hả?

          - ...

          - Hỏi ông Minh chủ cát bến Vạn Hà!

Ông Nguyễn Văn Sinh năm nay 58 tuổi, trông cứ ngỡ như cụ ông đến độ "xưa nay hiếm". Ông Sinh "hiểu nhầm" ý cầu khiến của  tôi, rồi che tay lên vành tai, ló đầu ra cửa sổ của nhà thuyền vừa nói vừa chỉ tay kia lên khu vực bến cát Vạn Hà. Mãi sau, ông Sinh mới biết chúng tôi có ý định lên thuyền tìm hiểu về cuộc sống mưa sinh của dân chài. Ông sai con gái chèo thuyền mủng đưa chúng tôi lên nhà thuyền của gia đình. Cả thảy, gia đình ông Sinh có tới 20 người gồm ba thế hệ ông bà, con, cháu đều không biết chữ và đang sinh sống chật hẹp trên không gian nhà thuyền rộng chừng 20 mét vuông.

1
Đại gia đình ông Sinh không ai biết chữ

Hàng ngày, ông Sinh và con rể Nguyễn Văn Thảo cùng thằng con thứ tư là Nguyễn Văn Đồng dùng máy bơm hút cát thuê cho ông chủ mỏ Lê Công Minh. Bà Nguyễn Thị Quý (bà Quý vợ ông Sinh có 8 người con) cùng con gái cả Nguyễn Thị Liên và đứa gái thứ hai là Nguyễn Thị Hiền chèo thuyền mủng đi cào hến. Thằng Tuấn (chồng con Hiền) với cháu Chung, cháu Thành (hai con lớn của vợ chồng Thảo - Liên) lái thuyền nhỏ có gắn máy phát điện đi đánh cá bằng... kích. Sáng nay, chúng bán mớ cá được 35 nghìn đồng. "Cả nhà, đứa mô (nào) cũng làm việc cực nhọc, nhưng không kiếm đủ gạo ăn!", ông Sinh buồn rầu nói.

Từ đầu năm 2010 đến nay, gia đình ông Sinh cùng 35 hộ (gần 100 khẩu) thuyền khác đang lênh đênh cư ngụ trên dòng sông Chu, phía Nam cầu Thiệu Hoá, được Nhà nước cứu đói hai lần, mỗi người 8 kg gạo/lần. Ông Sinh bảo: "Gạo hết. Cuộc sống gia đình giờ chỉ trông chờ vào nguồn lợi của sông nhưng đến nay con tôm, con cá ở sông Chu sắp bị tiệt nọc". Bởi lẽ, theo chứng kiến của ông Sinh, nhiều năm trước dân và các hộ thuyền chài dọc theo hai bên bờ sông Chu sống thêm bằng nghề nuôi cá lồng.

Nhưng vài năm trở lại đây, Nhà máy giấy Mục Sơn và Nhà máy đường Lam Sơn nhiều đợt xả các chất thải lỏng chưa qua xử lý xuống sông Chu khiến dòng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Con tôm, con cá chết trắng cả mặt sông. Nghề nuôi cá lồng của nông dân dọc theo sông Chu cũng mất luôn từ đó. Cho nên, hàng trăm hộ thuyền chài trên dòng sông này hết kế mưu sinh bằng nghề chài lưới và nuôi trồng thuỷ sản.

Trước hiện tượng trên, một số chủ mỏ cát gom số hộ dân thuyền chài lênh đênh trên sông Chu quanh khu vực dưới chân cầu Thiệu Hoá, đầu tư phương tiện và thuê họ hút cát. Trong đó, ông chủ mỏ Lê Công Minh ở thị trấn Vạn Hà (huyện Thiệu Hoá) vận động 35 hộ thuyền sống quần tụ thành xóm chài phía Nam cầu Thiệu Hoá. Theo ông Minh, tất cả số hộ này có điểm chung đều mang dòng tộc họ Nguyễn và đã ba, bốn đời nay thuộc thành phần dân số "năm không", đó là không đất, không nhà, không ruộng, không biết chữ và không sổ hộ tịch. Đau lòng với thực tế này, ông Minh chủ cát vận động họ lên thị trấn Vạn Hà đăng ký nhân khẩu tạm trú, tạm vắng và đầu tư tiền cho một vài đứa trẻ vạn chài theo học tiểu học, nhưng chúng nó lại bỏ học và đánh rơi cái chữ xuống sông Chu lúc nào chẳng biết.

Chính vì không biết chữ nên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân vạn chài. "Có lần, chở cát xuống hạ lưu sông Chu bán, bị Cảnh sát giao thông đường thuỷ lên thuyền đưa biên lai bảo: "...phạt 200 nghìn đồng". Cả thuyền không ai biết đọc. Rốt cuộc, tôi chỉ biết đưa tiền và quệt ngón tay trỏ vào đít nồi, bôi nhọ điểm chỉ...", ông Sinh nói. "Cảnh sát phạt hành chính về lỗi gì?" - Tôi hỏi. Ông Sinh bảo: "Họ phạt tiền vì thuyền không có đăng kiểm, chủ thuyền không có bằng lái".

c

Trẻ em Vạn chài Thiệu Hoá không được đến trường, phải đi bẫy tôm, cào hến để mưu sinh 

Có riêng gì hộ thuyền nhà ông Sinh đâu, tất cả số hộ thuyền phía Nam và phía Bắc cầu Thiệu Hoá có gần 100 hộ, thuyền bè của họ đều không được cấp Giấy phép đăng kiểm và cũng chẳng chủ phương tiện nào được gọi đi học để lấy bằng lái. Mặc dù cuộc đời họ từ nhỏ đã gắn liền với sông nước và có thâm niên về kinh nghiệm điều khiển phương tiện thuyền bè rất nhiều năm trên các hệ thống sông ở xứ Thanh. Điều này cũng chẳng lạ, bởi lý do rất đơn giản vì những hộ dân vạn chài trên sông Chu đều chung hoàn cảnh rất nghèo, nên chẳng có người nào được đi học chữ.

Bao đời nay, họ sống theo kiểu "gạo chợ, nước sông", ăn trên thuyền, ngủ trên thuyền, chết chôn miềm viễn xứ. Chính thuộc tính này cũng đang khiến cho chính quyền các cấp dọc theo hai bờ sông Chu khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch. Bà Quý kể: "Cách đây đã lâu, có đoàn cán bộ xuống xóm chài điều tra xã hội học; thấy dân chài nghèo và không biết chữ, họ có ý đề xuất với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn để xoá đói, giảm nghèo và tạo điều kiện cho con em xóm vạn chài được đến lớp, đến trường học chữ. Nghe họ nói, ông Sinh nhà tôi mừng quýnh vội lên bờ hỏi đến Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thiệu Hoá xin làm thủ tục vay ít tiền đầu tư cho mấy đứa cháu lên bờ đi học. Thế nhưng, cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội bảo dân vạn chài không đủ điều kiện vay vốn..."

c

Dòng sông Chu bị ô nhiễm nặng, lại bị người dân dùng kích điện đánh bắt khiến thủy sản nơi đây bị hủy diệt.

Bởi lẽ, theo giải thích của cán bộ ngân hàng, tuy họ là những hộ nghèo thuộc đối tượng được vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội nhưng vì cuộc sống sông nước "nay đây, mai đó" không có nơi cư trú hợp pháp, nên chính quyền các xã ven sông không có căn cứ xác nhận hồ sơ vay vốn cho họ. Có lẽ đây đang là bất cập cần được chính quyền các cấp ven sông Chu tìm giải pháp giúp dân chài vượt qua đói nghèo?

Giữa trưa, mặt trời rọi nắng in tròn bóng ông Sinh tròng trành trên con thuyền nhỏ, chở chúng tôi trên dòng sông Chu cập bến Vạn Hà. Lên cầu Thiệu Hoá, tôi lấy máy ảnh ghi lại những khoảnh khắc nhà thuyền của dân chài. Có tới cả trăm con thuyền lớn nhỏ dọc hai bờ bến Vạn Hà - sông Chu, chẳng được ai trang bị phao cứu sinh. Thật thương cho số phận hàng trăm con người trên dòng sông nơi đây đang đói ăn, đói chữ và mùa mưa bão đang đến gần, họ luôn có nguy cơ bị những cơn lũ dữ rình rập./.

Phóng sự của: Lê Trọng Hùng

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.

Bắt tạm giam người điều khiển tàu khách gây tai nạn trên sông Tiền

Lực lượng chức năng tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được.
(PLVN) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền, đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làm 1 người chết và 2 người bị thương. Chiều ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.