Người Mông giữa đại ngàn Tây nguyên

Vượt qua bao đèo cao dốc thẳm và cả những con suối chảy xiết, chúng tôi tìm về một bản người Mông hiếm hoi ở tỉnh Đăk Lắk trong những ngày mưa gió lầy lội để hiểu hơn về cuộc sống còn muôn vàn khó khăn của đồng bào vùng sâu vùng xa này.

Vượt qua bao đèo cao dốc thẳm và cả những con suối chảy xiết, chúng tôi tìm về một bản người Mông hiếm hoi ở tỉnh Đăk Lắk trong những ngày mưa gió lầy lội để hiểu hơn về cuộc sống còn muôn vàn khó khăn của đồng bào vùng sâu vùng xa này.

Tiền tỷ phơi giữa đại ngàn!

Gần 100 hộ đồng bào người Mông ở buôn Giang Đông vốn là những đồng bào di dân tự do từ các tỉnh Sơn La và Yên Bái hồi những năm 1990, kéo nhau vào sinh sống tập trung tại một thung lũng xa xôi ở rừng sâu.

 Thấy điều kiện sống của bà con quá vất vả, khổ cực, xã đã vận động bà con di dời về phía hạ lưu và xây nhà cho bà con ở.

2
Ngôi nhà đang bị cỏ dại dần che lấp

Năm 2005, gần 100 hộ đồng bào người Mông được xây dựng nhà tái định cư theo chương trình 134 của Chính phủ, mỗi căn nhà có diện tích 24m2 , giá trị mỗi căn là 10 triệu đồng.

Thế nhưng, đến nay trong 96 căn nhà theo chương trình 134 ở xã Ea Đah, thì chỉ có 15 hộ chính thức dọn về ở hẳn nơi đây, hàng chục căn còn lại thì bỏ hoang.

 Theo chân của trưởng Buôn Giang Đông- Sùng Vảng Lao, trước mắt chúng tôi hiện ra hàng chục căn nhà xây kiên cố trải dài trên những sườn đồi đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng ai cũng chạnh lòng.

Một khoản tiền lớn bỏ ra phơi sương phơi gió mà không ai tới ở, trong khi đó bà con lại thích tập trung trong những túp lều rách nát cách đó không xa. Một câu hỏi lớn đặt ra là vì sao đồng bào không chịu tới ở nhà mới ?

 Nhiều bà con cho rằng ra nhà mới thì sướng thật, nhưng mỗi hộ chỉ được cấp 5 sào đất đồi, trong khi mỗi gia đình có đến 7, 8 nhân khẩu thì họ không thể làm ăn sinh sống được.

Tại khu định cư mới rất thiếu nước sinh hoạt, còn ở trong bản cũ có 2 con sông bao quanh nên nước rất dồi dào. Và sâu xa hơn là nếp sống của đồng bào xưa nay quen ở nhà sàn, giờ ở nhà xây diện tích quá nhỏ nên không phù hợp…

 Anh Vàng A Chống nói: “Giờ trong bản cũ, mỗi gia đình còn có được khoảng 1ha nương rẫy mà trỉa bắp, trồng mì, trồng lúa, chứ ra đây mỗi gia đình chỉ có 5 sào ruộng khô cằn trên đồi thì lấy gì chúng tôi nuôi gia đình. Không đủ đất trồng bắp trồng mì nên đói cái bụng do đó bà con phải ở lại bản cũ làm nương làm rẫy thôi.”

Còn ông Sùng Vảng Lao- Trưởng buôn Giang Đông ngậm ngùi: “Đồng bào ai cũng muốn ra ngoài ở nhà xây cho thuận tiện mọi đường như gần chợ, gần trường, gần trạm xá, gần trung tâm, có điện thắp sáng…

3
Cối đá ngàn đời nay vẫn nặng nề quay giữa đại ngàn

Tuy nhiên nói gì thì nói, bà con cũng rất cần có cái ăn cái mặc, trong khi đó đất tái định cư thì quá ít, lại rất bạc màu nước sinh hoạt thì hầu như không có, nhà vệ sinh cũng không… do đó bà con không muốn ra nhà mới, dù được tuyên truyền vận động rất nhiều”.

Ước mơ bé nhỏ

 Trong số 96 hộ ở buôn Giang Đông thì có tới 84 hộ nghèo, tỷ lệ học sinh đến trường chỉ khoảng 40%, thậm chí có lúc chưa đầy 20%.

Nhiều em đang học dở cấp 3, thậm chí cấp 2 đã gác bút, về lấy vợ, lấy chồng. Đặc biệt, nhiều tập tục lạc hậu vẫn tồn tại như mỗi khi ốm đau thì một số đồng bào thuê thầy cúng về chữa trị.

 Ông Sùng Vảng Lao - Trưởng buôn Giang Đông tâm sự: “Những năm về trước bà con chết vì bệnh tật nhiều lắm, một phần do đường sá xa xôi đi lại rất khó khăn, một phần vì kém hiểu biết nên không chịu đưa người tới bệnh viện. Nay thì đỡ rồi, tuy nhiều bà con vẫn còn mê tín, chữa bằng bùa phép, khi mời thầy chữa vài ba lần không được thì họ mới chịu đưa người nhà đi bệnh viện”.

 Lưa thưa dưới những mái lều lụp sụp ở Buôn Giang Đông, hiện lên từng đàn trẻ con nheo nhóc, đen đúa gầy teo, hốc hác bởi thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu cả học hành.

Vợ chồng anh Hờ A Hủ và chị Sùng Thị Ư dù mới 30 tuổi, nhưng đã có 4 đứa con. Đứa lớn 12 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi, nhưng chẳng có em nào được tới trường. Căn lều xác xơ của gia đình anh Hủ rộng chừng 6m2 không có phên che chắn.

Tài sản duy nhất trong mái lều đó là chiếc gường thô sơ, vài ba chiếc xoong nồi nhem nhuốc. Vợ chồng họ đã đi làm rẫy, còn bốn đứa trẻ ở nhà chui ra chui vào trong xó lều đó.

2
Bao giườ những trẻ nhỏ này được cắp sách đến trường?

Khác với những bạn đồng trang lứa có điều kiện, những đứa con của anh Hủ không được cắp sách tới trường, dù ngày khai giảng đã qua. Em Hờ Thị Y là chị lớn, dù 12 tuổi nhưng trông như đứa trẻ lên 5. Do hoàn cảnh gia đình quá nghèo nên em chưa một ngày được tới trường.

Nói về ước mơ của mình, em Hờ A Phênh 8 tuổi nói: “Từ khi sinh ra, chúng cháu chưa một lần được ra khỏi làng. Ba mẹ đi nương đi rẫy trồng mì trồng bắp về cho chúng cháu ăn thôi. Chị em cháu muốn được đi xa hơn để biết trường học như nhiều bạn khác, nhưng mà không có tiền. Cháu muốn đi học lắm, chú ơi …”.

Đến hộ anh Sùng A Sinh, thấy anh cũng ngậm ngùi: “Nhà có năm đứa con, đứa lớn 11 tuổi, đứa nhỏ mới một tuổi, nhưng chẳng đứa nào được đi học. Tui cũng muốn con cái lớn lên được học hành tử tế cho đỡ khổ, nhưng vì lo cái ăn chưa đủ thì lấy tiền đâu mà cho các cháu đi học.”

 Buổi chiều, trời mưa tầm tã, bầu trời như tối sầm lại bao phủ cả bản làng xa xôi này. Không biết bao giờ ánh sáng của điện, của văn minh sẽ xua tan đi những sự âm u tăm tối chốn hoang vu cùng cốc này. Ngoảnh mặt về xuôi, mà đằng sau chúng tôi như trĩu nặng vì những ánh mắt, những gương mặt trẻ thơ dõi theo .../.

Ngọc Quý                                                                                           

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bắt 3 đối tượng thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Các đối tượng (từ trái qua phải): Hiệp, Anh, Dũng và số ma túy thu giữ. Ảnh: CACC
(PLVN) - Công an huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) vừa bắt giữ 3 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.