Kỹ nghệ săn chim

Có được vạc mồi, lại phải tìm được một khu mặt nước như ao đầm có diện tích lớn, nhiều cây cối bờ bụi rồi cắm mấy cây sào có gắn mô cỏ xuống ao. Sau đó, buộc vạc mồi vào, bắt nó đứng yên tại mô cỏ đó. Những mô cỏ trống được dính đầy những loại keo đặc biệt. Là vạc mồi khôn, chỉ cần thoáng thấy bóng vạc trời bay qua là nó sẽ phát tiếng kêu gọi đàn hoặc gọi tình...

“Chim ở trên trời, mình thì chẳng có cánh mà bay theo để bắt nó nên muốn sống bằng nghề săn chim thì thợ săn phải có được đồ nghề đầy đủ. Tuy nhiên, quan trọng nhất là có những kỹ năng và “bài tủ” cho riêng mình” - một thợ săn chim ở đất Yên Hưng hé lộ.[links()]

Cánh đồng cạm bẫy...

Cánh đồng Yên Hưng trải dài một màu xanh của lúa đang thì con gái. Lạ thay, trên khoảng không lấp lửng của cái nền xanh ấy lại là kín mít những tấm lưới bắt... cá dùng để bẫy chim.

1

Lưới giăng trắng đồng

Theo người dân Yên Hưng, bắt chim bằng lưới cá là cách phổ biến nhất ở Yên Hưng đã có từ nhiều năm nay khi nghề săn chim bắt đầu đi vào chuyên nghiệp. Lưới chạy ngang dọc, chi chit khắp cánh đồng làm chúng tôi chợt nhớ tới lời của ông Vũ Quang Lân - Chánh văn phòng UBND huyện Yên Hưng: “Có những tối, chúng tôi cho người cầm dao đi chém rách lưới của người dân bẫy chim trái phép. Chém một hồi, cả vài tạ lưới bị tơi tả, thu không xuể”.

Đêm buông xuống, dưới các bờ bụi chân ruộng, tiếng các loài chim phát ra râm ran khắp cả cánh đồng. Ban đầu, chúng tôi tưởng đó là âm thanh của các loài chim và tỏ rõ sự ngạc nhiên bởi nếu căn cứ vào âm thanh của dàn “đồng ca” kia thì ắt hẳn nơi đây là thiên đường trú ngụ của các loài chim. Tuy nhiên, người dẫn đường đưa chúng tôi về đúng sự thực: “Loa đấy, không phải chim thật đâu!”.

“Ngày xưa, khi chim còn nhiều thì chỉ việc giăng lưới cá loại nhỏ nhất lên khắp các cánh đồng là có thể bắt được chim vì trong cái ánh sáng chạng vạng, các loài chim khó mà quan sát được những tấm lưới nhỏ li ti, bay phất phơ trong gió. Tuy nhiên, vài năm nay thì chim ít hơn và khôn ra nên người dân nghĩ ra cách thâu lại tiếng các loài chim rồi phát lại.

Tiếng càng trong, càng dễ lừa chim. Vài ba năm nay, những bộ âm thanh này được sản xuất công phu, chất lượng âm thanh có thể nói là khó phân biệt được đâu là tiếng loa phát ra, đâu là tiếng chim thật. Giá của bộ băng đĩa này không rẻ, sơ sơ cũng 1-2 triệu đồng” - người dẫn đường nói thêm.

“Để bắt được chim, không phải chỉ giăng lưới lên là xong. Phải chọn nơi địa hình, địa thế thuận lợi, đúng hướng gió mà chim di cư bay thì mới mong chim sa lưới” - một thợ săn chim tiết lộ.

Bí quyết

Qua quan sát, điều đầu tiên mà phóng viên ghi nhận được là tất cả các thợ săn đều là những người rất thông thuộc về các biểu hiện của thiên văn, thời tiết tại địa phương này và đặc biệt là tại “cứ địa săn chim” của từng “cầm tặc”.

“Chỉ cần “ngửi” thấy hướng gió từ lúc chập tối là cánh thợ săn chúng tôi có thể biết được chim có về trong buổi tối hay không. Thường thường gió bấc, gió heo may là chim về nhiều nhất. Nhưng hôm nào có gió trước hoặc sau cơn bão vào mùa từ tháng 8 âm lịch trở đi thì chim lúc ây nhiều vô kể” - Thụy cho biết.

“Săn chim cũng phải biết nước lên, nước xuống ở các cửa sông như thế nào thì mới bắt được nhiều chim. Thường thì nước ở các cửa sông mà lớn thì chim sẽ không vào cánh đồng nhiều vì khi nước lớn, các bờ bụi sẽ ngập, chim không có chỗ để chúi, để ăn” - vợ Thụy nói xen vào.

Ngay cả việc soi chim thế nào để chim “đơ” luôn cũng là một kỹ năng khó học. Vì mới soi vào thì rất khó soi chuẩn, ngay lập tức thợ săn phải chỉnh lại ánh đèn vào chính mắt con chim để con chim không thể phản ứng, đứng nguyên đợi vợt.

Nói về những kỹ năng “độc”, Tài “đen” cho biết: “Yên Hưng có khoảng 40 đến 50 thợ săn chim và mỗi người đều có bí quyết riêng. Tuy nhiên, phục nhất là thằng Thụy. Cách soi và vợt chim của nó vẫn là một bí quyết mà vùng này chẳng mấy ai nắm được. Ngoài ra, hắn còn có biệt tài, ban ngày để ý chim đi ăn ở vùng nào là y như rằng ban đêm hắn đoán ra được chỗ chim trú ẩn để mà bắt. Tôi thì không phải kiểu thợ săn như Thụy...”.

Chim mồi

Tài “đen” thường bẫy chim tại vườn nhà hoặc đầm nước sát nhà. Để quan sát bài “tủ” của Tài, đêm cuối tháng 8 âm lịch vừa qua, phóng viên đã đến nhà thợ săn này. Xe máy của tôi vừa đậu nơi đầu ngõ, vợ Tài vội ra ngăn lại và gắt lên: “Tắt đèn đi!”. Giải thích cho điều này, Tài “đen” nói: “Mình đang săn vạc, con này bán rất có giá. Điều tiên quyết khi săn vạc là phải càng tối càng tốt. Cậu vừa đi xe vào đây, ánh đèn và tiếng động của xe làm mình xổng mất mấy chú chú vạc rồi”.

2

Tài “đen” và con chim mồi trên bãi bẫy vạc

“Nhìn ánh trăng non là mình biết được hôm đó vạc về giờ nào. Thường thì mỗi tối, loài này chỉ đi ăn từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ nên phải nắm được rõ thời gian vạc đi ăn. Hơn nữa, loại vạc cũng chẳng thể săn được bằng tiếng loa thâu, nó khôn lắm. Cách săn vạc phổ biến là nuôi vạc mồi để bẫy vạc” - Tài đen nói thêm.

Ngưng tay, Tài “đen” mời chúng tôi vào căn nhà tối thui, trơ chọi giữa một cánh đồng rồi kể tiếp chuyện săn chim: “Vạc mồi đắt lắm! Mỗi con phải mua mất hơn 1 triệu đồng. Mà “săn” được vạc mồi cũng không phải dễ, phải đi vào tận vùng Yên Thành, Nghệ An để chọn lựa từng con một. Thường thì phải có trên chục con mới bẫy được vạc.

Có được vạc mồi, lại phải tìm được một khu mặt nước như ao đầm có diện tích lớn, nhiều cây cối bờ bụi rồi cắm mấy cây sào có gắn mô cỏ xuống ao. Sau đó, buộc vạc mồi vào, bắt nó đứng yên tại mô cỏ đó. Những mô cỏ trống được dính đầy những loại keo đặc biệt. Là vạc mồi khôn, chỉ cần thoáng thấy bóng vạc trời bay qua là nó sẽ phát tiếng kêu gọi đàn hoặc gọi tình. Vạc trời chỉ cần đậu xuống mô cỏ là dính bẫy liền”.

“Có vạc dính bẫy rồi. Chú thông cảm, đến giờ đi săn rồi, nếu anh tiếp chú là anh “đói””. Vừa nói, Tài “đen” vừa lao ra chiếc thuyền nan rồi vút về phía bãi vạc mồi. Kỳ thực, phóng viên và người đi cùng chẳng thể nghe thấy tiếng động gì bất thường. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, Tài “đen” đã quay lại bờ, trên tay là những con vạc béo mẫm, mình mẩy dính đầy keo..../.

Thọ Phước - Văn Minh

(Bài sau: Di cư vào... nhà hàng!)

Đọc thêm

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.