Vợ kiện vì chồng mất khả năng đàn ông, là thẩm phán, em sẽ làm gì?

Các thí sinh đội Nghi xuân và huấn luyện viên Nguyễn Thị Long đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi
Các thí sinh đội Nghi xuân và huấn luyện viên Nguyễn Thị Long đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi
(PLO) - Câu hỏi tưởng như có tính chất đùa vui này của một thành viên Ban Giám khảo đã được các thí sinh nhiệt tình trả lời, khán giả nhiệt tình ủng hộ. Bởi hàm chứa trong câu hỏi đó là một trong những quy định rất mới của pháp luật dân sự nói chung và Bộ luật Dân sự năm 2015 nói riêng. Và cũng vì thế mà đêm chung kết “Civil Law Debate” diễn ra ở Đại học Luật Hà Nội tối 24/10 đã thực sự thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người

Trong khuôn khổ của của “Tuần lễ pháp luật dân sự” và hưởng ứng Ngày Pháp luật 9/11 tới đây, Khoa Pháp luật Dân sự - ĐH Luật Hà Nội đã tổ chức “Civil Law Debate” là một cuộc thi về học thuật trong lĩnh vực dân sự cho sinh viên Đại học Luật nói riêng và sinh viên ngành luật nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tìm hiểu về những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 sẽ có hiệu lực trong năm 2017 tới đây.

Ngay từ khi phát động, cuộc thi đã được sự quan tâm hưởng ứng của 8 cơ sở đào tạo luật và 112 nhóm đội ghi danh tham gia. Qua các vòng sơ tuyển, 4 đội thi thông minh bao gồm Chung Sức, Hợi Con 129, Nghi Xuân và FLU đã bước vào vòng chung kết với sự hướng dẫn nhiệt tình của 4 vị huấn luyện viên – giảng viên.

Tại đêm chung kết, các thí sinh của 4 đội thi tham gia các phần thi: Nhập cuộc; Tương tác trực tiếp với Ban giám khảo; Tranh luận – đối đầu và phần thi phụ. Với những ai đam mê pháp luật, đặc biệt là pháp luật dân sự, thì đây là những phần thi vô cùng hấp dẫn bởi nó cung cấp một khối lượng lớn kiến thức cũng như thực tiễn áp dụng kiến thức đó trong cuộc sống, vì dân sự là ngành luật có liên quan trực tiếp nhất đến đời sống hàng ngày của mọi người.

Mở đầu phần thi Tương tác trực tiếp với Ban giám khảo, đội Hợi con 129 bốc trúng câu hỏi tưởng như rất “khó nhằn” với sinh viên là “Quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi không có luật áp dụng”. Sở dĩ nói đây là câu hỏi khó vì quy định này rất mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện bước tiến lớn trong tiến trình cải cách tư pháp cũng như nhằm đảm bảo lẽ công bằng, công lý. Đối với sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, kiến thức thực tiễn chưa nhiều thì việc giải thích quy định mới này không dễ dàng gì.

Tuy nhiên các thí sinh của đội Hợi con 129 đã làm các thành viên Ban giám khảo ngạc nhiên khi dõng dạc đề cập đến công cuộc cải cách tư pháp; chức năng nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, công lý, lẽ công bằng của tòa án; việc Việt Nam tham gia các công ước về quyền con người và trách nhiệm nội luật hóa công ước… để trả lời câu hỏi. Án lệ cũng là vấn đề được các thầy trò rất quan tâm đề cập, phân tích bởi lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã cho phép sử dụng án lệ khi xét xử và Tòa án nhân dân tối cao đã công bố rộng rãi các án lệ được lựa chọn.

Ban giám khảo của “Civil Law Debate” bao gồm những gương mặt rất nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo và thực hành luật như: PGS.TS Trần Thị Huệ; PGS.TS. Phạm Văn Tuyết; PGS.TS Bùi Đăng Hiếu; TS. Vương Thanh Thúy; TS. Vũ Thị Hồng Yến; TS. Nguyễn Minh Tuấn; ông Phan Quốc Thắng - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng.

Vì thế việc Ban giám khảo đưa ra những câu hỏi hóc búa đòi hỏi thí sinh phải vận dụng cả kiến thức pháp luật lẫn thực tiễn để trả lời cũng không có gì khó hiểu. Câu hỏi “Vợ kiện vì chồng mất khả năng đàn ông, là thẩm phán em sẽ làm gì?” của PGS.TS Bùi Đăng Hiếu - Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo là một câu hỏi như thế. Để trả lời được câu hỏi này, không những phải am hiểu về quy địnhtòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi không có luật áp dụng, mà  còn phải hiểu về pháp luật hôn nhân, gia đình cũng như kiến thức thực tiễn xét xử, hòa giải. Và các thi sinh đã làm người đặt câu hỏi hài lòng.

Các thí sinh hào hứng tham gia hội thi
Các thí sinh hào hứng tham gia hội thi 

Cao trào của đên chung kết “Civil Law Debate” là phần thi Tranh luận – đối đầu giữa từng cặp đội với nhau đóng vai luật sư nguyên đơn và bị đơn tại một phiên tòa giả định giải quyết một vụ việc có thật đã xảy ra trong thực tế. Ở phần thi này bản lĩnh của các thí sinh đã bộ lộ rõ nhất, cho thấy chất lượng đào tạo kiến thức cũng như kỹ năng của các cơ sở đào tạo luật nói chung và của ĐH Luật Hà Nội nói riêng đã được nâng lên rõ rệt.

Kết thúc đêm chung kết, giải Nhất được trao cho đội Nghi Xuân của cô giáo Nguyễn Thị Long, giải Nhì là đội FLU bao gồm các sinh viên đến từ Đại học Ngoại Thương và Đại học Luật Hà Nội, đồng giải Ba là hai đội Chung sức và Hợi con 129. Mọi cuộc thi đều có người thắng người thua và “Civil Law Debate” cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên, điều lớn nhất mà cuộc thi đạt được đó là tình thân, tình đoàn kết, nhiệt tình học tập giữa các thí sinh, giảng viên.

Đúng như lời nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - Trưởng Khoa Pháp luật Dân sự: “Cuộc thi đã góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết của sinh viên, giảng viên các cơ sở đào tạo luật, cũng như thúc đẩy tinh thần học tập, nghiên cứu pháp luật của thầy và trò”.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.