Vị Giáo sư mang “nghiệp” trần ai"

Với Giáo sư (GS) Chung Á, phòng chống ma túy, mại dâm, đặc biệt là HIV/AIDS được coi là một cái “nghiệp”. Cũng vì cái duyên với “nghiệp” này mà ông đã dành một phần cuộc đời mình để chiến đấu, loại bỏ chúng ra khỏi cộng đồng xã hội.

Với ông, phòng chống ma túy, mại dâm, đặc biệt là HIV/AIDS được coi là một cái “nghiệp”. Cũng vì cái duyên với “nghiệp” này mà ông đã dành một phần cuộc đời mình để chiến đấu, loại bỏ chúng ra khỏi cộng đồng xã hội.

v
GS. Chung Á (bên phải)
Từ sáng lập bộ môn xã hội học
GS. Chung Á sinh năm 1944 trong một gia đình có truyền thống cách mạng, thuộc xã Anh hùng Hoài Hảo, Hoài Nhơn, Bình Định. Vì điều kiện chiến tranh, năm 1954, mới chưa đầy 10 tuổi đầu nhưng ông đã phải một thân, một mình tập kết ra Bắc.
Chưa kịp bén duyên với mảnh đất Như Quỳnh, Hưng Yên, ông lại tiếp tục được đưa vào tốp thiếu sinh quân đầu tiên sang Cộng hòa Dân chủ Đức học. Trong suốt quá trình học tập văn hóa bên nước bạn, Chung Á luôn đứng hàng “tốp ten” năng động trong số 149 “hạt giống đỏ” (là con em cán bộ cách mạng cao cấp) của khóa học.
Sau khi về nước, năm 1964 Chung Á vào học ở Khoa Vô tuyến điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tốt nghiệp đại học (năm 1967), ông trở thành một kỹ sư chuyên vận hành máy phát công suất lớn của Đài phát tín ở Thủ đô Hà Nội. Chiến tranh kết thúc, ông tiếp tục được cử đi học ở Học viện Nguyễn Ái Quốc và là học viên năng nổ và trẻ nhất khóa học (1976-1978).
Với những thành tích trong học tập và tinh thần phấn đấu cao, Chung Á được bầu làm Trưởng Ban Tuyên huấn TƯ Đoàn, và năm 1984 được Ban Tổ chức TƯ cử sang Cộng hòa Dân chủ Đức theo học tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Đức, chuyên ngành xã hội học. Bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về nước cũng là lúc hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ.
Trước sự khó khăn của nền kinh tế, xã hội của đất nước, với những kiến thức đã học được bên nước bạn, cộng với sự nghiên cứu và chiêm nghiệm hoàn cảnh thực tế của đất nước, TS. Chung Á đã đề xuất thành lập bộ môn Xã hội học, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia – nơi ông công tác.
Ông cũng là người đầu tiên mạnh dạn mở chuyên ngành nghiên cứu sinh về xã hội học của Việt Nam. Sau khi tiến hành thành công một loạt nghiên cứu về vấn đề xã hội học, sự phát triển của xã hội, vấn đề an sinh xã hội…, TS Chung Á lại tiếp tục đưa tin học vào giảng dạy trong hệ thống đào tạo chính trị của nước ta. Thành quả vượt trội là sự ra đời của Trung tâm Xã hội học & Tin học mà ông là người sáng lập và cũng là người Giám đốc đầu tiên.
Khi đã ổn định Trung tâm, ông bắt đầu tổ chức giảng dạy cho học viên - những cán bộ lãnh đạo của các bộ ngành TƯ và các địa phương về xã hội học, tin học, Dân số phát triển….
Cống hiến cho sự nghiệp phòng, chống AIDS
Thời bấy giờ, những nhà xã hội học chưa có nhiều nên TS Chung Á phải ôm đồm khá nhiều việc, từ dân số đến kế hoạch hóa gia đình, rồi phát triển xã hội… Và khi đại dịch HIV/AIDS bắt đầu bùng nổ trên thế giới và lan tràn ở Việt Nam, khiến ông không thể thờ ơ với thời cuộc.
Năm 1992, ông thuyết phục các nhà lãnh đạo Học viện cho phép giảng dạy về HIV/AIDS trong hệ thống học viện. Cuốn giáo trình “HIV/AIDS và lãnh đạo công tác phòng, chống HIV trong tình hình hiện nay” là một trong những phát súng đầu tiên trong hệ thống chính trị của nước tuyên chiến với đại dịch.
Từ những con số biết nói về sự hoành hành của dịch bệnh đến những phân tích về tác động và ảnh hưởng của dịch đến nòi giống và sự phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt câu hỏi: Các nhà lãnh đạo phải làm gì để phòng chống HIV/AIDS là những trải lòng, nỗi đau và tâm huyết của ông đối với quê hương, đất nước.
Để phòng, chống AIDS hiểu phải tiến hành các nghiên cứu để lượng giá, đánh giá tình hình, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng, chống, nhưng lấy kinh phí đâu ra để làm dự án, để nghiên cứu…?. Không đang tâm đứng nhìn những con người đang lao đầu vào ngõ cụt HIV/AIDS, thầy Chung Á đã khởi động những dự án, nghiên cứu đầu tiên về HIV và những vấn đề liên quan như: Ma túy, mại dâm…
Không có tiền thì ông đi vận động, đi xin hỗ trợ, rồi giảng dạy... để thực hiện những đề tài mà mình tâm huyết.Xét thấy tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong nước đã lên mức báo động, trước những am hiểu sâu rộng, bầu nhiệt huyết và những đóng góp đầy ý nghĩa của GS Chung Á đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, năm 1996, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã đề cử ông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS.
Thời gian này, ngoài điều hành chính công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, GS Chung Á còn tích cực nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trình phòng, chống HIV/AIDS hàng năm và trung hạn; đồng thời tiếp tục tiến hành các nghiên cứu thực tế về tình hình dịch bệnh.
Để sát thực và đạt hiệu quả cao trong hoạt động phòng, chống ông không ngại ngần đến các “điểm nóng” về dịch bệnh trong cả nước để đẩy mạnh và triển khai thí điểm các hoạt động: Can thiệp giảm tác hại; xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS lôi cuốn họ tích cực tham gia vào công cuộc phòng, chống  AIDS.
GS Chung A và bà Hallery
GS Chung A và bà Hallery
Nhận thấy, nguồn lực là nhân tố quyết định cho sự thành công của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, PGS Chung Á lại dày công đề nghị Chính phủ tăng cường nguồn lực cho hoạt động này. Không chỉ thế, ông cũng nỗ lực vận động sự hỗ trợ từ phía các tổ chức nước ngoài, phi chính phủ (CDC; PEPFAR,LIFE GAP…) cho công tác phòng, chống AIDS.
Nhờ một phần sự đóng góp của ông, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của chúng ta mới có được những thành tựu khởi sắc như ngày hôm nay. Cụ thể, 4 năm qua chúng ta đã kiềm chế được sự gia tăng của đại dịch và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ngày càng giảm đi; chương trình điều trị ARV, Methadone… được mở rộng; các chương trình bao cao su, bơm kim tiêm đạt được những kết quả đáng mừng; đặc biệt tạo được sự đồng thuận của xã hội trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS, tiến tới xã hội hóa hoạt động này…
Những trở trăn…
“Mỗi hoạt động, mỗi chương trình, mỗi chuyến đi thực địa… đều để lại trong tôi những cảm xúc và những kỷ niệm không thể nào quên!” – ông chia sẻ. Ấn tượng lớn nhất đối với ông chính là chuyến đi đầu tiên, sau khi nhận chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS. Lần đó, ông cùng một số lãnh đạo TP Đà Nẵng đến thăm một gia đình người nhiễm điển hình của địa phương.
Khi đoàn đến nơi mới biết anh này đã chết và gia đình đang chuẩn bị đám tang cho anh. Bởi gia đình người này rất khá giả nên đám tang được tổ chức rất lớn nhưng lạ là người đến đưa tang lại rất lèo tèo bởi sự kỳ thị của người dân với người nhiễm lúc ấy còn rất nặng nề.
“Ngay chính bản thân tôi cũng như các vị khách hôm đó cũng rất ngại ngần cầm chén nước  của gia đình họ mời lên uống…”, GS Chung Á thú nhận.
Thế nhưng, chỉ một năm sau, cũng trong một chuyến viếng thăm tương tự, nhưng tại một đất nước láng giềng xa xôi (Thái Lan), sự e dè của GS Chung Á cũng như các thành viên trong đoàn công tác của ta bỗng dưng biến mất khi tận mắt chứng kiến ánh mắt trìu mến, cái bắt tay thân thiện của vị quận trưởng Chiềng Mai với những người nhiễm HIV ở địa phương.
Không ai nói gì, nhưng trong tâm tưởng của mỗi người, hàng rào ngăn cách đã từng bước bị xóa bỏ, sự kỳ thị cũng không còn… Cũng từ đây, những dự án, nghiên cứu, chiến lược phòng, chống HIV đã ra đời và “khai hoa, nở nhụy” ở trong nước.
Cũng phải mất 10 năm trời, GS Chung Á và những người có tâm huyết với hoạt động phòng, chống AIDS mới tạo được sự đồng thuận trong lĩnh vực can thiệp giảm tác hại. Hàng trăm triệu chiếc bao cao su, bơm kim tiêm được phát đi; thêm một điểm điều trị Methadone được mở ra là biết bao cảm xúc và nỗi niềm được đong đầy, nhưng trở trăn không phải là ít.
Trong sâu thẳm trái tim mình, tuy đã thôi không làm “chính sự” nữa mà rút lui vào “hậu trường” với vai trò của một chuyên gia tổ tư vấn của Uỷ ban Quốc gia phòng chống HIV và Tệ nạn Ma túy, Mại dâm, vị GS già vẫn ngày đêm nghiên cứu để tìm phương cách chống AIDS hữu hiệu nhất. Và ông luôn canh cánh trong lòng nỗi lo trước những thách thức hiện tại và trong tương lai của cuộc chiến này.
Điều mà ông trăn trở là: Sự gia tăng lây nhiễm trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới và sự kỳ thị kép của cộng đồng xã hội với giới này; rồi vấn đề tạo công ăn việc làm cho người nhiễm… Đặc biệt, khi các nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm, số phận các chương trình mà ông đã tạo dựng sẽ đi về đâu? Những nỗi niềm đó cho chúng ta thấy, vị GS “AIDS” còn rất nặng lòng với cuộc chiến phòng, chống HIV/AIDS của nước nhà.
Đoan Trang

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.