Truân chuyên nghề “phun độc”

Cố phun cho xong thửa lúa, họ vội vã lên bờ ngồi nghỉ trong dáng vẻ phờ phạc, mồ hôi ướt rịn lưng áo phả ra cái mùi thuốc nồng nồng ngai ngái. Biết là sẽ tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và cái nghề phun thuốc trừ sâu thuê hẳn nhiên chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ thế nhưng vì mưu sinh nên họ vẫn nhắm mắt phó mặc cho số phận...

[links()]Cố phun cho xong thửa lúa, họ vội vã lên bờ ngồi nghỉ trong dáng vẻ đờ đẫn, mồ hôi ướt rịn lưng áo phả ra cái mùi thuốc nồng nồng ngai ngái. Biết là sẽ tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và cái nghề phun thuốc trừ sâu thuê hẳn nhiên chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ thế nhưng vì mưu sinh nên họ vẫn nhắm mắt phó mặc cho số phận...

Kiếm bạc trăm nhờ… phun độc
Men theo quốc lộ 21B, xuôi về vùng đất Ứng Hòa trong tiết trời oi ả, không khó để bắt gặp hình ảnh trên cánh đồng bát ngát chưa kịp xanh màu lúa là hàng chục người mang trên mình bình thuốc trừ sâu đang mải miết cầm chiếc vòi phun hóa chất để xịt, thuốc bay trắng như sương.  
Nhiều người đang chọn nghề phun thuốc trừ sâu để mưu sinh mà không biết càng
Nhiều người đang chọn nghề phun thuốc trừ sâu để mưu sinh mà không biết càng
Một nắng hai sương bán mặt cho đồng ruộng lam lũ khiến gương mặt những người phụ nữ thôn quê vùng này có vẻ đen đúa, góc cạnh và kham khổ hơn.
Một người phụ nữ tên Chín, người xã Hòa Nam, đang tính toán lượng nước để hòa lẫn mấy gói thuốc sâu mà chủ ruộng thuê chị phun. Vác trên vai bình thuốc nặng trịch, mồ hôi rin ra ướt lưng áo, người phụ nữ ấy nở nụ cười “khoe” mỗi sào lúa sau khi phun thuốc xong chị được chủ ruộng trả công 40.000 đồng, phun thuê từ sáng đến giờ chị được hơn 2 sào ruộng rồi nếu cả ngày cần mẫn làm sẽ có hơn 100.000 đồng, tích cóp để đứa con trai sắp ngày nhập học. 
Xét theo địa thế tổng thể của huyện Ứng Hòa thì địa phương này nằm ở khu vực phía Nam Hà Nội với tổng diện tích khoảng 183.72 km². Nổi lên như một huyện thuần nông điển hình với đa phần diện tích là đất canh tác lúa chiêm trũng.
Bao năm nay Ứng Hòa cũng là vựa lúa chính giúp cung cấp một số lượng lúa gạo đáng kể vào khu vực nội thành. Nếu so với các nghề phụ truyền thống khác như thêu ren, đan lát, khâu nón… thì phun thuốc trừ sâu thuê là một “nghề mới” có ngày công cao trội hơn hẳn và là lựa chọn của không ít những phụ nữ thôn quê nghèo khó. 
Tự nhận có thâm niên nghề nghiệp ngót chục năm, bà Đinh Thị Thuận, người thôn Nam Dương chia sẻ: cách đây khoảng 4 năm, không ai coi đây là một nghề cả, anh em họ hàng hay người làng với nhau chỉ cần nhờ vả là sẽ có người đi phun thuốc hộ. Cũng có khi phun thuốc theo hình thức “đổi công”-hôm nay anh đi cấy cho tôi mai tôi đi phun thuốc cho anh.
“Thời giá thị trường, làm việc gì cũng tính ra tiền cả, hơn nữa tiếp xúc với cái thứ hóa chất độc hại ấy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên tiền công khi làm xong việc cũng cao hơn bình thường”, bà Thuận nói.
Cũng theo cách nhẩm tính của bà Thuận thì chỉ cần mỗi ngày đi phun thuốc trừ sâu thuê được từ 2, 3 sào ruộng hoặc tính theo số lượng bình là 4, 5 bình thuốc thì được trả công từ 150.000-250.000 đồng. Như thế chỉ cần “chịu khó” độc hại khoảng gần chục ngày sẽ có tiền triệu đút túi. Trong khi đó làm lúa cả vụ, bám mặt vào ruộng nương đến lúc thu hoạch, trừ hết các khoản chi phí như: thuê cấy gặt, tiền nộp sản phẩm, thủy lợi phí…cũng chưa chắc được tiền triệu.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, hiện tại ở mỗi thôn, làng khu vực ngoại thành Hà Nội, nơi chuyên sản xuất canh tác lúa đều ít nhất có từ 3 đến 5 người chuyên làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê.
“Tác dụng” của thần chết
Có một điều lạ mà khi dạo quanh các vựa lúa khu vực ngoại thành như Ứng Hòa có thể dễ dàng bắt gặp. Đó là hình ảnh hầu như nghề này chỉ toàn là phụ nữ.
Lý giải điều này, ông Đinh Văn Viễn, một cán bộ xã Hòa Nam cho biết, chỉ tính riêng khu vực xã quản lý, phần lớn đàn ông, thanh niên trong vùng đều đi vào làm công nhân trong các khu công nghiệp hoặc bỏ vào nội thành làm các nghề tự do như: bốc vác, chạy chợ, xe ôm… ở thôn quê hiện tại chỉ có bóng dáng của những người lớn tuổi, đàn bà, con trẻ. Trước kia, nghề này đúng là chủ yếu do đàn ông đảm nhiệm bởi tính chất công việc độc hại. 
Trong những người làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê mà tôi gặp ở huyện Ứng Hòa có lẽ éo le và bấp bênh nhất là cảnh đời của người phụ nữ tên Đinh Thị Ba, người xã Hòa Nam.
 Nhà nghèo, làm lụng quần quật quanh năm cũng không đủ ăn. Đã thế, chồng Ba lại sinh ra cái tật cờ bạc, nghiện hút, gánh nặng nuôi hai đứa con thơ đang tuổi ăn tuổi lớn đè nặng lên đôi vai gầy guộc của chị. Nhìn cái Thân hình gầy nhom, cõng bình thuốc trên lưng, không ai tin rằng người phụ nữ ấy tuổi chưa đến 30. 
Cách đây không lâu, khi được hỏi về vấn đề này, TS Phạm Thị Bích Ngân (thuộc Trung tâm khoa học con người và sức khỏe lao động, Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động) đánh giá rằng, nếu tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu có thể dẫn đến các rối loạn tim mạch, phổi, thần kinh và mắc các bệnh về máu, các bệnh về da thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những ngày vác bình thuốc trừ sâu đi xịt khắp cả cánh đồng đã khiến sức khỏe chị Ba không còn tốt như xưa, thay vào đó chị thường xuyên ốm vặt rồi bệnh ngoài da có khi cảm thấy khó thở đầu đau nhức. Tiền mua thuốc chữa bệnh còn nhiều hơn số tiền mua cái ăn thức uống hàng ngày. 

Những lúc này Ba lại ước giá ngày trước hiểu biết hơn cái nghề phun thuốc thuê độc hại, chị sẽ không làm hoặc có làm thì cũng mang theo các vật dụng bảo hộ. “Ngày trước khi đi phun thuốc em chẳng bao giờ mang theo khẩu trang hay găng tay gì cả vì thấy nó cũng bình thường thôi. Sau một lần bị choáng nằm vật ở cánh đồng vì say thuốc thì người ta mách rằng mang theo nước chanh đường để uống sẽ khỏi…”, Ba chia sẻ.
Không chỉ có riêng cá nhân chị Ba có tâm lý “coi thường” như vậy. Theo sự quan sát của chúng tôi đa phần những người làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê đều chỉ có vật dụng bảo vệ rất thô sơ, chỉ là chiếc nón lá, khăn bịt miệng bằng vải cũ kỹ. Cứ 10 người nông dân thì có đến 9 người không đeo khẩu trang, không mang ủng, găng tay khi xịt thuốc trừ sâu. Biểu hiện bệnh về đường hô hấp, đường ruột với các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, chân tay sẩn ngứa với họ cũng là thường xuyên gặp phải. 
Đáng lưu tâm hơn là sau khi phun thuốc xong, những người dân này còn có thói quen gội giũ tay chân ngay tại mương nước gần ruộng. Còn vỏ bao bì thuốc trừ sâu cũng vứt bừa bãi ngay đó...
Chứng kiến việc làm nông ngày càng “hiện đại hóa” theo kiểu gần như toàn bộ các khâu đoạn gieo trồng lúa đều được “tắm” trong thuốc hóa học những người gắn với nghề nông gần như suốt cả cuộc đời như bà Đinh Thị Thuận không khỏi ngán ngẩm.  
Vỏ thuốc cùng chất độc hại đang hủy diệt môi trường
Vỏ thuốc cùng chất độc hại đang hủy diệt môi trường
Từ giai đoạn ngâm ủ đã có thuốc trộn giống, gieo sạ, cấy hái xong là thuốc trừ sâu, rầy, rồi thuốc trừ nấm bệnh, diệt ốc biêu… thứ nào cũng có bộ sản phẩm với 3-4 lần phun… cho ăn chắc; một loại thuốc chưa đủ thì phối hợp 2, 3 loại với nhau theo kiểu 2 trong 1, 3 trong 1.
“Trước đây, khi cá đồng còn nhiều, cứ vào đầu vụ lúa là cá bị nhiễm độc chết nổi trắng sông. Nhưng bây giờ chẳng còn thấy cá chết nữa, vì nguồn nước bị nhiễm độc nên tôm cá đều hết sạch”- bà Thuận hãi hùng kể về tác hại của thuốc trừ sâu.
Việc sử dụng thuốc hóa học một cách tràn lan, thiếu tính khoa học cũng như vật dụng bảo hộ, khách quan mà nói không thể hoàn toàn đổ lỗi cho người nông dân được. Theo lời ông Viễn trách nhiệm một phần thuộc về những cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực nông nghiệp. Điển hình, đầu tháng 8 vừa qua UBND xã Hòa Nam có phối hợp cùng một số công ty cũng như cơ quan chuyên trách về nông nghiệp huyện tổ chức một buổi tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn, giới thiệu cho các hộ xã viên trong hợp tác xã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
Điều đáng nói là trong toàn bộ các tài liệu hướng dẫn được phát cho các hộ xã viên không hề có bất kỳ dòng chữ nào đả động hay nhắc nhở mọi người tác hại, cách phòng trừ, đeo dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc. Thay vào đó là giới thiệu hàng loạt các loại thuốc hóa học dùng trong suốt vòng đời cây lúa. Khi ra về, xã viên còn được “khuyến mãi” mấy gói thuốc hóa học để đem về… dùng thử (?!).
Thiết nghĩ chính việc vô tâm trong cách tuyên truyền của cơ quan chức năng đã góp phần phủ mờ đi nhận thức về cách phòng trừ, an toàn của người dân khi tiếp xúc với các loại thuốc hóa học độc hại. 
Giang Nam - Lưu Vĩnh

Cuộc thi Bút trẻ trên báo Pháp luật Việt Nam: từ ngày 20/5/2012 đến hết ngày 20/11/2012.

Đối tượng dự thi

1. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành báo chí, truyền thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối khoa học xã hội và nhân văn; 

2. Các phóng viên, nhà báo trẻ tuổi đời dưới 30 tuổi (sinh năm 1982 về sau), đang hoạt động tự do hoặc làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.

Tác phẩm dự thi

1. Nội dung tác phẩm phải có tính phát hiện (mới, lạ, độc đáo) và phản ánh quan điểm, chính kiến của tác giả về các vấn đề của đời sống xã hội; các nhân vật, sự kiện được phản ánh phải có thật. 

2 Thể loại: Phóng sự, ký sự, Phóng sự điều tra

3. Quy cách và hình thức trình bày: Trình bày trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Mỗi bài không dài quá 1.700 từ, kèm ảnh minh họa và tư liệu, tài liệu liên quan (nếu có);

4. Yêu cầu về tính pháp lý của bài viết dự thi: Bài viết dự thi chưa được đăng tải trên báo viết hoặc báo điện tử trước thời điểm gửi bài và không được gửi đăng trên báo viết, báo điện tử sau thời điểm gửi bài thi, trừ những tác phẩm không được Ban Tổ chức sử dụng trong thời gian tổ chức cuộc thi. 

5. Số lượng tác phẩm dự thi của mỗi tác giả dự thi: Không hạn chế

6. Bài dự thi phải được ghi rõ tên tác giả, địa chỉ và điện thoại liên lạc. Trường hợp ký bút danh, cần phải ghi rõ tên thật, địa chỉ và điện thoại liên lạc.

Cơ cấu giải thưởng

- 1 Giải nhất: 10 triệu đồng. 

- 2 Giải nhì: Mỗi giải 5 triệu đồng.

- 3 Giải ba: Mỗi giải 3 triệu đồng.

- 5 giải khuyến khích: Mỗi giải 1 triệu đồng

 Ngoài ra, những thí sinh đạt giải sẽ được tạo điều kiện để tham gia sinh hoạt nghiệp vụ, tác nghiệp cùng phóng viên trong Tòa soạn trong vòng một tháng. Nếu tiếp tục thể hiện được năng lực thì sẽ mời tham gia cộng tác dưới dạng hợp đồng thử việc, khoán việc.

Thời gian và thủ tục gửi và nhận bài thi

1. Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu từ ngày 30/5/2012, kết thúc vào ngày 20/11/2012;

2. Địa điểm nhận bài thi: Báo Pháp luật Việt Nam, số 42 ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Trên bì thư gửi tham dự cuộc thi viết, tác giả ghi rõ “Bài tham gia cuộc thi viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ”. 

3. Thư điện tử nhận (E-mail) bài dự thi: tranngochaplvn@gmail.com. Trên tiêu đề E- mail, ghi rõ “Bài tham gia cuộc thi viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ”. 

Để biết thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Nhà báo Trần Ngọc Hà- ĐT: 0983309320- Email: tranngochaplvn@gmail.com

Phóng viên Bùi Thọ Phước- ĐT: 0989069770- Email:  buithophuoc@gmail.com

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.