Thực hư tác dụng bài thuốc trị ung thư của lang y xứ Mường

Trong khi cả triệu nhà khoa học trên thế giới còn đang “điên đầu” tìm thuốc chữa ung thư thì tại vùng núi thuộc Xóm Tre, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, bà Bùi Thị Nhổ (62 tuổi) lại cho rằng mình có thể trị được bệnh này với những loài thảo dược và chính quyền xã cũng khẳng định đã có một số trường hợp khỏi bệnh nhờ những bài thuốc này.

Trong khi cả triệu nhà khoa học trên thế giới còn đang “điên đầu” tìm thuốc chữa ung thư thì tại vùng núi thuộc Xóm Tre, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, bà Bùi Thị Nhổ (62 tuổi) lại cho rằng mình có thể trị được bệnh này với những loài thảo dược và chính quyền xã cũng khẳng định đã có một số trường hợp khỏi bệnh nhờ những bài thuốc này.

Trước tiên xin nói rõ bài viết này không khẳng định bài thuốc của bà Nhổ có tác dụng hay không. Chúng tôi xin nêu ra trường hợp này với mong muốn cơ quan chức năng, các nhà khoa học vào cuộc xác định, làm rõ thực hư sự việc.

Bà Bùi Thị Nhổ
Bà Bùi Thị Nhổ

Bài thuốc kỳ công

Bà Nhổ cho biết gia đình mình có truyền thống bốc thuốc Nam, nổi tiếng nhất là bài thuốc chữa ung thư. Từ nhỏ bà đã được cha mẹ truyền nghề nên nhớ được rất nhiều cây thuốc nam, đặc điểm của từng loại cây, cây nào kết hợp với cây nào, loại nào kị loại nào?

Bà lão này cho rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư chủ yếu là do cơ thể người có tác nhân gây bệnh. Lúc còn trẻ cơ thể có sức khỏe, có thể đề kháng các tác nhân gây bệnh này, nhưng đến khi sức khỏe yếu là các mầm mống bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát. Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam cũng phải tuân theo nguyên lý triệt tiêu từ mầm bệnh bằng nhiều cách dẫn nhập các chất của cây thuốc nam.

Bà Nhổ cho rằng để chữa ung thư phải tuyệt đối theo từng bước sau: Đầu tiên phải ngăn sự phát triển của các khối u, dùng thuốc ngăn không cho mầm bệnh làm hủy hoại các mạch máu, mô, tế bào và nước uống từ cây dọc, cây mía bụt vốn có chất kháng sinh sẽ “đảm nhiệm” phần việc này.

Khi các khối u đã ngừng phát triển, bà sẽ dùng cây thuốc có chất kích thích tác động trực tiếp vào vùng bệnh, tách khối u thành các ngăn nhỏ. Thuốc là hạt mảng và quả dọc, mỗi lần lấy một quả mỗi loại đập nát ra cho vào đun rồi xông lên mũi. Tiếp đó bà dùng rượu nồng độ cao rửa cây nấm lim (loại nấm có độc, tuyệt đối không tự ý sử dụng vì dùng nhiều có thể dẫn đến tử vong) rồi nghiền ra, lấy một thìa (loại thìa cà phê) hòa với một chén nước nóng, uống lúc đang xông.

Với một số u hạch tính, phương pháp có thể đơn giản hơn là cạo lấy vỏ cây dổi rừng, lấy một phần đắp vào vùng u, một phần đổ nước vào gạn lấy nước uống. Bà Nhổ lý giải cách dùng này có tác dụng theo máu lưu thông đến tác động trực tiếp vào vùng u.

Đối với một số loại u cổ, u nách, u bụng... bà Nhổ cho rằng có thể chữa bằng phương pháp “thổi” kết hợp với uống thuốc, bởi người Mường quan niệm những bệnh đó đền vì một phần hơi độc không thoát ra được. Để xử lý những “ca” này, bà ngậm lá trầu hà hơi, sau đó phun nước lã vào vùng u rồi dùng bài thuốc nam để chữa. Còn nếu bị u ở vùng gần mắt thì vẫn dùng cách trên chỉ chữa, chỉ khác ở chỗ thổi bằng nước gừng.

Sau hai công đoạn trên, cuối cùng sẽ là việc khử u. Bà thường dùng những cây thuốc vừa xông, vừa tắm, vừa uống để tác động đến vùng u. Đơn thuốc chữa ung thư trong giai đoạn thứ 3 của bà có thành phần như sau: Dây bổ máu 1 kg, xạ đơn 1 kg, xạ đen 5 kg, xạ vàng 7 kg, cây sản máu 5 kg, cây máu tràng 5 kg, cây dâm bụt 7 kg và những loại khác “đồng hạng” 1kg là cây bưởi rừng, cây nốt ruồi, lá dâm bí, cây cỏ mẫu, cây chân chim. Hàng chục kg thảo dược kia được chia thành 5 phần đều nhau, mỗi phần lại chia thành nhiều thang. Những loài cỏ cây trên lại phải tuân thủ nguyên tắc sơ chế như sau: Rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô qua ít nhất 7 ngày nắng.

Cách sử dụng bài thuốc theo người phụ nữ này thì khá đơn giản: Đun sôi thuốc rồi lấy khăn trùm kín đầu và mặt để xông khoảng một tiếng đồng hồ rồi mới uống nước thuốc. Mỗi thang thuốc mỗi lần phải để nhỏ lửa khoảng 5 tiếng đồng hồ, khi nước trong ấm cạn đi 50% thì bắc xuống là có thể sử dụng. Số thuốc này mỗi ngày chia làm bốn lần uống: Sáng thức dậy, buổi trưa trước bữa ăn, chiều tối trước bữa ăn, trước khi đi ngủ.

Sự thật nào về tác dụng bài thuốc “thần kỳ”?

Đến đây, người bệnh sau khi thấy sức khỏe đã khá hơn thì cũng đừng vội “mừng hụt” vì bà lang này cho biết vẫn còn những lần uống thuốc nữa để ngăn không cho mầm bệnh tái phát, loại thuốc này gọi là “thuốc kiệt”. Theo bà Nhổ, có nhiều loại thuốc kiệt khác nhau, có thể là củ kiệu rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống. Hoặc cũng có thể phun nước vắt từ những cây xạ đen, xạ vàng, dây bổ máu, chanh đất vào vùng từng bị u.

“Những cây này vừa có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là những cây có chất kháng sinh ngăn chặn mầm mống quay lại lấn át hệ miễn dịch của cơ thể. Những thang thuốc kiệt này chỉ cho bệnh nhân uống khi bệnh đã khỏi. Người chưa khỏi mà uống thì sau đó rất khó chữa vì khi đó có thể cơ thể đã bị “nhờn thuốc””, bà lão cho biết.

Dù bà lão cho rằng bài thuốc của mình đã chữa khỏi nhiều trường hợp bệnh ung thư và đưa ra quyển sổ ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại của những người này để chúng tôi xác minh nhưng những người viết bài này vẫn không khỏi băn khoăn: “Chẳng lẽ bà lão chưa từng một ngày học trường y lại có thể “qua mặt” ngành y thế giới, trở thành “Hoa Đà thế kỷ 21 hay sao”?”.

Tìm đến UBND địa phương nơi bà Nhổ sinh sống để xác minh, chúng tôi được ông Bùi Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Thượng Cốc cho biết: “Có một số trường hợp bệnh nhân đã được bà Nhổ chữa khỏi nên “tiếng lành đồn xa”, nhiều người ở khắp các tỉnh thành đã đến nhờ bà chữa bệnh. Tuy nhiên vì bà không có giấy hành nghề mà chỉ có người bệnh tìm đến nhờ thì bà mới bốc thuốc nên chúng tôi không thể kiểm chứng được chính xác hiệu quả bài thuốc của bà như thế nào”.

Xin một lần nữa khẳng định, với bài viết này Pháp luật & Thời đại không cổ xúy về bài thuốc của của bà lão người Mường này. Từ nhiều năm qua, nhiều người bệnh các tỉnh thành đã tìm về đây sử dụng những bài thuốc này và không ít người trước cách chữa bệnh này đã băn khoăn: “Với hàng chục kg lá thuốc phải uống như thế, có khi người bệnh chết rồi mà vẫn… chưa uống hết thuốc”.

Nếu cơ quan chức năng không vào cuộc xác định, mà để tình trạng này tiếp diễn như thời gian vừa qua thì sẽ có hai hệ quả xảy ra: Nếu bài thuốc là vô dụng thì người bệnh đã phí công sức, “mất tiền oan”; Nếu bài thuốc có tác dụng thì ngành y học đang để lãng phí một bài thuốc quý. Vị Chủ tịch xã cũng tha thiết: “Bài thuốc cần nhanh chóng được các tổ chức y tế, các nhà y học đến nghiên cứu làm rõ”.

Thế Tào – Doãn Kiên

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.