Rùng mình nghe chuyện rắn thần trong 3 gò mộ to như núi đuổi bắt người

Nhà nghiên cứu Đặng Hùng và hai thanh niên đã chạy bán sống bán chết, trèo tót lên khỏi hầm mộ, bởi từ các ngóc ngách, khe kẽ, rắn độc túa ra phì phò đuổi người cứ như trong phim kinh dị...

Nhà nghiên cứu Đặng Hùng và hai thanh niên đã chạy bán sống bán chết, trèo tót lên khỏi hầm mộ, bởi từ các ngóc ngách, khe kẽ, rắn độc túa ra phì phò đuổi người cứ như trong phim kinh dị.

Những ngày cuối năm, người dân cả nước kéo nhau đi mua sắm, tham thú cảnh quan, hoặc nhậu nhẹt tất niên, còn Nhà nghiên cứu lịch sử Đặng Hùng (Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình) lại gọi tôi về Thái Bình đi viếng mộ vua Trần.

Đã nửa cuộc đời, ông Hùng dành tâm huyết cho việc nghiên cứu về đời Trần, đặc biệt là thời kỳ nhà Trần ở Thái Bình. Vậy nên, năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm, ông Hùng lại về làng Tam Đường (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình) thắp hương ở đền thờ, thăm viếng phần mộ các vị vua Trần, trước khi ra mộ tổ tiên mình.

Tôi đã từng có nhiều năm theo chân nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành (nguyên giám đốc Bảo tàng Hải Dương) đi đào mộ cổ, đặc biệt là những ngôi mộ Hán, chủ yếu gồm mộ xây gạch và mộ xếp cũi gỗ ở vùng Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Mộ Hán là tên gọi chung một số loại mộ xây vào thời Bắc thuộc ở nước ta. Loại hình mộ này còn kéo dài đến thời Trần, nhưng thời này quy mô nhỏ hơn.

Những ngôi mộ của quan lại, nhà giàu, vốn đắp to như quả đồi, nhưng trải mưa nắng mài mòn hàng ngàn năm, con người tàn phá, biến động địa chất, mà giờ đây, nó chỉ còn như cái gò đống, lùm đất giữa cánh đồng mà thôi. Những gò mộ ấy vẫn còn rải rác ở các cánh đồng vùng đồng bằng Bắc Bộ, tương đối nhiều ở Hải Dương.

Ông Cường bên ngôi mộ được gọi là Phần Bụt.
Ông Cường bên ngôi mộ được gọi là Phần Bụt.

Dù đã được tận mắt nhiều gò mộ Hán khổng lồ, song tôi vẫn thực sự choáng ngợp trước 3 gò mộ ở làng Tam Đường (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình). 3 gò mộ uy nghi giữa cánh đồng lúa rộng mênh mông. Có lẽ, đây là những gò mộ cổ lớn nhất từng được biết đến ở nước ta.

Chúng ta vẫn biết đến Thái Bình là tỉnh không có đồi núi, nhưng đứng trước 3 ngôi mộ này, có lẽ phải xem xét lại. Bởi vì, 3 gò mộ ấy đúng là 3 quả đồi. Quả là một công trình vĩ đại của thời Trần.

Ông Cường, Phó ban quản lý di tích đền Trần tại Tam Đường dẫn chúng tôi lên gò mộ mà người dân gọi là Phần Bụt. Đứng dưới chân gò mộ, càng thấy công trình mồ mả thực là vĩ đại. Chưa ai đo đạc những ngôi mộ này, nhưng theo ước tính của nhà nghiên cứu Đặng Hùng, thì diện tích tính dưới chân đế của nó cũng phải đến vài mẫu.

Ngay dưới chân mộ, một nhóm chị em phụ nữ đang miệt mài cắt cỏ. Ngày giáp Tết, người dân đi tảo mộ tổ tiên, thường dọn cỏ sạch sẽ, nhưng với 3 gò mộ khổng lồ này, thì nhân công dọn cỏ quanh năm suốt tháng.

Một chị bảo, với 5 nhân công, thì phải cắt cỏ liên tục một tuần mới xong được một gò mộ. Mỗi gò mộ thu được mấy chục tấn cỏ. Không hiểu sao, cỏ ở những gò mộ này lại tốt đến thế, chẳng chăm bón gì mà cứ tốt bời bời, cao đến thắt lưng.

Chị em nhân công dọn cỏ cứ cắt theo lối, như kiểu người nông dân Bắc Bộ gặt lúa thành hàng, rồi xoáy trôn ốc dần lên đến đỉnh mộ. Dọn đến đỉnh mộ thì ở dưới chân mộ cỏ đã lại xanh rờn. Vậy nên, cứ dọn cỏ xong phần mộ thứ 3, thì lại chuẩn bị cho cuộc dọn cỏ ngôi mộ đầu tiên.

Việc dọn cỏ của chị em nhân công quanh năm suốt tháng không ngừng nghỉ. Nếu không dọn cỏ thì phần mộ của các vị vua sẽ thật thảm hại, trông như núi cỏ khổng lồ. Có một cách dọn cỏ rất nhanh và hiệu quả, đó là phun thuốc diệt cỏ. Thế nhưng, chẳng ai dám cho phép đem thuốc độc phun vào mộ vua.

Cũng không ai được phép đưa máy cắt cỏ đến, vì tiếng nổ sẽ làm kinh động nơi yên nghỉ của vua. Mọi việc liên quan đến những gò mộ này đều phải làm thủ công. Riêng việc dọn cỏ cho 3 “quả núi” này cũng là một kỳ công.

Ông Cường đứng dưới chân mộ khấn vái, xin phép các vua Trần cho phóng viên được trèo lên mộ. Tôi vạch cỏ trèo lên, đứt cả hơi mới lên đến đỉnh mộ. Đứng trên nóc mộ vua, nhìn thấy làng mạc bốn phương, thấy cả đê sông Hồng phía xa.

Tôi trộm nghĩ, nếu để cho đám thợ săn chuột đào bới, thì có thể tóm được cả tấn chuột ở một ngôi mộ. Chuột đào nham nhở gò mộ, tạo thành những đống mà (đất do chuột moi ra) to tướng. Các nhân công lại phải hì hục vun đất đắp lại.

Chị em nhân công cắt cỏ kể cho tôi nghe về chuyện gặp những con chuột to như con mèo cắn nhau chí chóe ngay trước mặt các chị. Vì không ai được phép lên gò mộ đào hang bắt chúng, nên chúng cũng dạn người, nô đùa ngay trước mắt các chị.

Ở các gò mộ này có rất nhiều chuột đất và chuột cống. Người Thái Bình gọi chuột cống là một loại chuột rất lớn, nặng trên dưới 1 kilogam, chuyên ăn gà, vịt, chim chóc, chứ không phải gọi chung cho các loài chuột sống dưới cống ở đô thị.

Một ngôi mộ vua Trần to như quả đồi ở làng Tam Đường.
Một ngôi mộ vua Trần to như quả đồi ở làng Tam Đường.

Chuột đất cũng là loại chuột to, nặng ngót 1 kilogam, có màu xám. Hai loại chuột này là đặc sản của quê lúa, thịt rất thơm ngon, được bán ở chợ với giá 200 ngàn đồng/kilogam. Tuy nhiên, do bị săn bắt nhiều, nên hiện tại hai giống chuột này khá hiếm.

Chuột lắm thì rắn độc ắt sẽ nhiều. Người dân trong làng Tam Đường ít khi dám trèo lên những gò mộ này. Hang hốc nhiều, cỏ rậm rạp lút gối, nên chuyện dẫm phải rắn độc và bị đớp rất dễ xảy ra. Người dân trong vùng vẫn thường xuyên tóm được rắn độc khi chúng bò ra từ những gò mộ này.

Cũng có nhiều người bị rắn độc ở các gò mộ cắn và trúng độc. Chuyện chết người cũng đã từng xảy ra. Thậm chí, từ xưa đến nay, người dân không dám thả trâu đến gần gò mộ. Bởi vì, trâu đến chân gò mộ ăn cỏ thường xuyên bị rắn độc cắn chết. Theo những người có kinh nghiệm, chỉ có rắn hổ chúa mới đủ lượng độc tố giết chết trâu.

Giới săn rắn nhìn những gò mộ này mà thèm thuồng, nhưng chẳng ai cho phép họ được đào mộ vua để bắt rắn, nên đành chịu.

Nhà nghiên cứu Đặng Hùng vẫn còn nhớ như in cái lần lò dò mò xuống một hầm mộ sau khi người dân đào bới làm lộ ra. Với sự giúp đỡ của hai thanh niên, ông Hùng đã đốt đuốc chui xuống hầm mộ nghiên cứu.

Ông Hùng sung sướng đến chết lặng khi dạo trong đường hầm kè đá, gỗ uy nghi trong lòng mộ. Tuy nhiên, ông và hai thanh niên đã chạy bán sống bán chết, trèo tót lên khỏi hầm mộ, bởi từ các ngóc ngách, khe kẽ, rắn độc túa ra phì phò đuổi người cứ như trong phim kinh dị.

Người dân trong làng tin rằng có Thần Rắn bảo vệ nơi yên nghỉ của các vị vua, nên không ai dám xuống hầm nữa. Đến năm 2000, sau khi họp bàn, người dân trong làng đã lấp hầm mộ lại, một là để người dân không tò mò chui vào bị rắn độc cắn, hai là để vua Trần được yên nghỉ.

Theo VTC
 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.