Mềm môi Bản Phố…

Lang thang ngoài chợ tôi bắt chuyện với Lềnh, Lềnh mang lồng gà đi bán nhưng mặt mày đã tưng bừng vì rượu bao giờ. Bán gà không là chuyện chính, Lềnh bảo: “ôi, chợ vui mà, ở đây ai cũng biết uống rượu, ai cũng nấu được rượu, nhưng rượu ngon thì chỉ có Bản Phố thôi”...

Cuối năm rét như cắt, tôi đến Bắc Hà thứ bảy khi phiên chợ đang chơi vơi giữ trưa. Chợ Bắc Hà cũng khác là mấy so với chẵn 6 năm tôi trở lại. Giờ ít thấy cảnh chồng say đến khật khưỡng để vợ vắt lên lưng ngựa cõng về. Đi chợ giờ có xe máy tàu, xe min khơ, có thiếu nữ H’Mông xúng xính váy áo chụp ảnh. Trước chợ Bắc Hà còn có Internet, có Karaoke, có những em bé dân tộc xì xồ mấy câu tiếng Anh với khách du lịch nước ngoài như những mất còn thời mở cửa.

Lang thang ngoài chợ tôi bắt chuyện với Lềnh, Lềnh mang lồng gà đi bán nhưng mặt mày đã tưng bừng vì rượu bao giờ. Bán gà không là chuyện chính, Lềnh bảo: “ôi, chợ vui mà, ở đây ai cũng biết uống rượu, ai cũng nấu được rượu, nhưng rượu ngon thì chỉ có Bản Phố thôi”. Tôi rủ một cậu bạn du hý vào đại bản doanh của rượu Bắc Hà nếm cho biết mùi đặc sản chính gốc xứ này.

Chợ Bắc Hà
Chợ Bắc Hà

Nghề... rượu cũng lắm công phu

Tôi mang theo cái thông tin mà “người Kinh” mới ban hành, rằng rượt quê, rượu núi phải đăng ký, phải có nhãn mác, không thì sẽ bị cho là rượu lậu lên với Bản Phố. Ở đây chẳng ai biết thông tin này và tuyệt nhiên cũng không thèm quam tâm tới nó. Rượu vẫn cứ nấu, cứ mềm môi từ bản làng ra phiên chợ huyện.

Bác Sùng người H’Mông, tên đầy đủ là Lý Trần Sùng, 55 tuổi là giáo viên trường tiểu học Bản Phố. Nhà lúc nào cũng sắp sẵn mấy can rượu 20 lít dẫu bây giờ bác Sùng không còn nấu rượu. Bản Phố có hai nghề truyền thống mà cả người già nhất bản cũng chẳng nhớ là nó có tự bao giờ, ấy là nấu rượu và rèn kim loại.

Chỉ biết cái từ cái thời đi qua bao con rẫy, dấu chân người Mông in trên những nẻo núi rừng du canh thì đã có rượu và nghề làm dao làm cày. Thầy giáo Sùng bảo: “Như dưới xuôi thôi, miếng trầu là đầu câu chuyện, còn ở đây là rượu à, nhờ nhau hay cái gì cũng bắt đầu từ rượu mà, không có rượu không được đâu, gọi là ngoại giao đấy”.

Từ thủa còn bé Lý Trần Sùng đã thấy ông rồi đến bố nấu rượu, mà ông và bố cũng kể lại là từ ngày còn bé tẹo đã thấy cụ kỵ nấu rượu rồi. Người Mông ở Bắc Hà nhiều nhà nấu rượu nhưng rượu Bản Phố vẫn là số một bởi nhiều yếu tố tự nhiên cũng như kỹ thuật rất riêng mà trời ban cho xứ này. Nguồn nước Bản Phố không ở đâu có được nên rượu bao giờ cũng trong hơn, thơm ngọt nhưng uống vào đến đâu “sủi tăm” đến đấy. Nặng nhưng dịu và không đau đầu

Rồi ông kể cho chúng tôi nghe sự kỳ công của những người nấu rượu Bản Phố. Ngô phải là ngô vàng trồng ở Bắc Hà, men rượu từ cây kê tự ủ lấy. Nhưng quan trọng hơn là phải giữ vệ sinh cho các dụng cụ nấu rượu. Vòi thì dùng vòi gỗ, chảo gang không bao giờ được phép có rỉ rét và phải làm sạch thường xuyên. Kỹ thuật đánh chảo gang cũng độc đáo vô cùng.

Bác Sùng kể: “Phải lấy phân trâu non quét quanh chảo rồi hơ nóng cho phân ra kéo theo chất rỉ rét rồi mới lấy mỡ gà quét vào chảo cho bóng sạch mới đi cất rượu được...”.

Rượu ngô bản phố
Rượu ngô bản phố

Từng lời kể là những ngụm rượu nhỏ được rót ra tư cái can nhựa 20 lít. Cháy cổ mà vẫn thấy ngòn ngọt nơi đầu lưỡi. Rồi bác Sùng dẫn tôi qua ngôi nhà của một người thâm niên nấu rượu ở bên kia quả đồi. Tôi hụt hơi bước theo, bác Sùng phăm phăm như thanh niên trai trẻ. Chúng tôi đến nhà già Lý Seo Hồ mà dân bản vẫn quen gọi là nhà già Hồ.

Cứ  uống đi say tao cho ngựa chở về...

Lại rượu. Nhưng không phải là can. Già Lý Sèo Hồ quý khách xuôi đến chơi mà múc rượu trong chum để ở buồng cho khách uống. Già bảo: “Rượu Bản Phố ra khỏi bản thì không còn là rượu Bản Phố”. Lại làm vài ly tôi chếch choáng với cái cảm giác sắp say. Già Hồ cũng mới tiếp mấy đoàn, có cả khách Tây nên men rượu vẫn chưa hết tưng bừng. Tửu lượng kém không quan trọng, người Mông luôn quý cái tình. Già Lý Sèo Hồ lấy khèn thổi bài “Đón khách thăm nhà”

Giọng khèn già trầm đục mà vẫn có cái gì đó hồn nhiên và chân thành như nét mến khách của người Mông. Thêm vài ly chếch choáng tôi sợ mình say, già bảo: “ôi, cứ uống đi, say tao cho ngựa chở về mà...”. Biết sức mình kém nhưng không uống cũng không đành.

Lý Seo Hồ cũng chẳng nhớ nghề rượu có tự bao giờ.Chỉ biết cả Bản Phố hầu như nhà nào cũng cất rượu. Rượu thay đổi diện mạo của một bản nghèo. Tôi hỏi già ai cũng nẫu rượu vậy say khướt cả ngày thì làm sao. Già cười mà rằng: “Không đâu, thanh niên cũng thế thôi không uống rượu say xỉn mà, chỉ khi có khách thôi. Giờ nấu rượu vừa để dành, vừa bán đi, lại lấy cái bã hèm nuôi lợn. Nấu vì vậy chứ không chỉ để uống cả ngày đâu mà...”

Bản Phố nhiều nhà có ti vi, có xe máy, có đầy lợn trong chuồng cũng chính vì dân  bản biết nấu rượu. Già Hồ nói: “Không có rượu thanh niên nó bỏ đi hết rồi”. Không phải vì nghiện ngập mà ở lại nhưng rượu đã tạo nên nghề nuôi sống và giữ chân bao người Mông Bản Phố. Già Hồ cũng vừa cất một ngôi nhà khang trang đầu dốc. Nhà to lắm. Già bảo để đón khách đến giao lưu, uống rượu…

Giữ nghề rượu như giữ hồn bản, hồn làng

Người Mông Bản Phố không sợ mai một làng nghề vì rượu là cuộc sống và văn hoá của họ. Nấu rượu không ngon, làm bừa làm ẩu là một cái gì đó xúc phạm đến chính cái nghề mà họ nâng niu. Cũng vậy mà ở Bản Phố rượu nhà ai cũng ngon như nhau, họ cũng chung một suối nguồn Bản Phố, chung một thứ bắp vàng và chung một niềm kiêu hãnh. Nhưng nhiều người buôn rượu cứ đến mua rồi hồn nhiên ra ngoai cổng bản pha chế bán đi khắp nơi nhưng vẫn đề là rượu đặc sản Bản Phố. Cũng vậy mà già Seo Hồ bảo ra khỏi cổng bản không còn là rượu xứ này .

Bà con không giấu bí quyết, bởi chính nguồn nước và một sự cầu kỳ, chắt chiu từ tấm lòng nên những giọt rượu xứ này mới có cài hồn cái vị mà không ở đâu trên đất Bắc Hà có được. Cũng đã có mấy đề tái nghiên cứu và sản xuất thử theo “công nghệ” và kỹ thuật Bản Phố nhưng khi đem so sánh thì vẫn thua xa rượu đồng bào tự cất.

Người dân xứ này cần là làm sa để nhiều người biết là thưởng thức được rượu sản xuất từ “chính hãng”. Tên rượu thì nhiều người biết, nhưng chất rượu đã phai phôi đi nhiều, Vậy nên dân bản sợ mang tiếng với những thứ rượu “mạo danh” bản mình...

Trần Ngọc Hà

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.