Cụ bà ngoài trăm tuổi cô độc trong túp lều sau bờ rào đá

Cụ bà ngoài trăm tuổi cô độc trong túp lều sau bờ rào đá
(PLO) - Cụ Hờ Thị Dính (103 tuổi), xóm Sán Séo Tỷ, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) gặp phải hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ phải sống một mình trong túp lều lụp xụp sau bờ rào đá. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên không có ai thương rước về làm vợ nên về già cụ chẳng có ai để nương tựa. Nỗi cơ cực bất hạnh của cụ bà khiến không ít người phải chạnh lòng thương cảm. 

Tuổi thơ bất hạnh

Trong chuyến công tác lên miền cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), phóng viên được người dân ở xóm Sán Séo Tỷ giới thiệu về hoàn cảnh đặc biệt của cụ Hờ Thị Dính. Theo người dân trong bản, hiện cụ Dính phải sống trong một ngôi nhà lụp xụp, không có con cái để trông cậy. Hoàn cảnh cụ Dính cực kỳ khó khăn, bởi hàng ngày cụ vẫn phải kiếm củi hoặc trồng trọt trên các nương đá khô cằn…

Cô Ma Thị Nga, giáo viên cắm bản ở Sán Séo Tỷ cho biết: “Hiện cụ Dính chỉ ở một mình, chẳng còn ai là người thân thích. Cứ chiều tối cụ lại xuống quán của tôi mua mì tôm, thấy cụ già yếu, neo đơn nên gia đình không lấy tiền”. Theo tay cô Nga chỉ về hướng túp lều xa xa, chúng tôi thấy cụ Dính đang còng lưng nhặt từng cây ngô để mang về làm củi. 

Do cụ Dính không biết tiếng phổ thông nên chúng tôi phải nhờ em Sùng Mý Và là học sinh lớp 8 thông thạo tiếng phổ thông làm “thông ngôn” dẫn đường. Theo con đường mòn, chúng tôi đến nhà cụ Dính, một túp lều nhỏ, vách được che chắn bằng những tấm ván. Thấy có khách, cụ Dính liền mời chúng tôi vào nhà. Bước vào bên trong túp lều là một không gian chật hẹp, chẳng có vật gì đáng giá, chỉ có xoong chậu và dụng cụ lao động. Khi biết chúng tôi là phóng viên, cụ Dính tỏ rõ thái độ vui mừng. Dù tuổi đã cao nhưng cụ Dính vẫn còn khá minh mẫn, kể vanh vách về chuyện cuộc đời mình cũng như chuyện bản làng. Em Sùng Mý Và dịch lại: Cụ nói cụ vui lắm, lâu nay thui thủi một mình, nay có người đến thăm, cho quà nên cụ vui lắm.   

Cụ Dính kể, bố mẹ mất sớm nên phải sống nhờ vào bà con hàng xóm. Lớn lên thì đi ở, làm thuê cho các nhà giàu kiếm cơm ăn. Dù xinh xắn và khỏe mạnh nhưng vì nhà quá nghèo, lại mồ côi nên chẳng có quần áo đẹp, thanh niên trai tráng trong bản cũng chẳng có ai dòm ngó. Đàn ông H’Mông ai cũng muốn chọn vợ có gia cảnh đàng hoàng chứ ít khi lấy những người có hoàn cảnh bất hạnh, mồ côi cha mẹ. Vẫn biết người đàn ông khi lấy vợ nghèo, bất hạnh chỉ như mua về hòn đá để kê dưới chân cột nhà, như mua con trâu, con ngựa về cày kéo nhưng cụ Dính vẫn mơ về một mái nhà, mơ được hạnh phúc làm vợ, làm mẹ. Vậy nhưng niềm mơ ước nhỏ nhoi ấy rốt cục cũng không thành. Cứ thế, cái tuổi nó đuổi xuân đi, khiến cụ Dính phải sống thui thủi một mình trong cô đơn, bất hạnh. 

Cụ Dính bảo: “Cũng may tôi được hàng xóm dựng cho ngôi nhà. Trời nắng thì không sao, chứ trời mua, nhiều chỗ dột, gió thổi vào không ngủ được…”. Trước kia còn trẻ, cụ đi làm thuê, đi kiếm củi bán lấy tiền. Mấy chục năm qua, trời nắng cũng như trời mua, cụ đều phải lặn lội vào rừng đào măng, đào củ mài, kiếm củi. Nhưng làm những công việc nặng nhọc ấy, chăm chỉ mấy cũng chỉ đủ ăn, chẳng có dư mà tiết kiệm lo lúc về già. Giờ đây, sức khỏe sa sút, không còn đi làm kiếm cơm được nữa, cuộc sống của cụ trông cả vào vài trăm ngàn đồng tiền phụ cấp cho người cao tuổi của Nhà nước. Hình ảnh người đàn bà côi cút cứ mập mờ, lẫn vào với những nương đá trơ trọi... Nỗi cô đơn, buồn tủi thể hiện qua nhưng nếp nhăn, nét chai sạn của cả một cuộc đời cực khổ. 

 

Tuổi già cô quạnh

Mấy năm gần đây, sức khỏe vụ Dính sa sút nghiêm trọng, giống như một ngọn đèn thắp lâu đã cạn dầu. Dân bản không còn thấy cụ đi làm thuê, thỉnh thoảng chỉ thấy cụ đi nhặt nhạnh thân cây ngô làm củi đốt.  Thấy hoàn cảnh của cụ nghèo khó nên cũng có rất nhiều hộ dân ở trong bản thường đem cho mèn mén hoặc đôi ba bò gạo để cụ ăn dần. 

Chị Giàng Thị Cái (hàng xóm) cho biết: “Giờ cụ Dính cũng chẳng còn ai thân thích, cuộc sống của cụ cũng chỉ lụi hụi quanh quẩn ở xung quanh nhà. Gia đình tôi ở gần, thấy hoàn cảnh khó khăn nên cũng hay qua lại hỏi thăm rồi biếu mèn mén cho cụ. Ở bản này các gia đình vẫn còn nghèo, chỉ ăn mèn mén nên cũng chẳng giúp được nhiều”.

Theo chị Cái, ngoài đi lấy củi, cụ cũng không còn vững chân để đi lấy nước. Nhiều hôm chị Cái ở gần nên phải gùi nước giúp. Cũng có nhiều hôm cụ Dính tự đi lấy củ, chẳng may trúng phải mưa nên bị cảm, sốt, thấy vậy chị Cái lại phải chạy sang đánh cảm, hoặc hái lá thuốc nam. Vào mùa đông do trời rét nên cụ Dính phải ngủ co ro ở dưới bếp. Nhiều lần cụ Dính nằm cạnh bếp lửa, vì sợ lửa bén vào chăn, cháy nhà nên chị Cái phải thường xuyên chạy sang để trông nom, vén chăn lên gường. 

Chị Cái bảo: “Vào mùa đông cụ nằm ngủ hay đắp chăn bông, tôi chỉ sợ lửa bén vào chăn rồi cháy nhà thôi. Bây giờ cụ già yếu, cũng may còn có bà con hàng xóm nếu không cũng chẳng biết phải làm thế nào”. Ngoài sự giúp đỡ của bà con hàng xóm, cụ Dính cũng chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp xã hội là 180 nghìn đồng. 

Anh Sùng Vả Dình - Trưởng bản Sán Séo Tỷ cho biết: “Hiện tại cụ Dính chẳng còn ai thân thích nên hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Cũng vì hoàn cảnh nghèo khó nên hàng năm chúng tôi cũng có cử người sửa lại nhà cho cụ. Chúng tôi cũng mong những tổ chức từ thiện, các tấm lòng hảo tâm gần xa giúp đỡ để cụ bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống. Hiện cụ ở một mình, tuổi ngày càng cao, lại hay đau ốm, nếu chẳng may có chuyện gì đột xuất cũng chẳng có cách nào để giúp cụ kịp thời, thương lắm… mà chẳng biết làm sao!”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.