Bạc bẽo đời khóc mướn

Ngày xưa, người khóc mướn phải cất tiếng khóc than, đàn trống nỉ non suốt ngày suốt  đêm cho đến khi người quá  cố được chôn cất. Lúc  ấy họ mới nhận được đồng bạc lẻ và bữa cơm  để sống qua ngày. Hiện nay, mức thu nhập của những người hành nghề này đã cao hơn rất nhiều với thù lao 4-10 triệu đồng/đám. Nhưng dường như những đồng tiền công kia chẳng thể bù đắp được những cái họ mất đi...

[links()] Ngày xưa, người khóc mướn phải cất tiếng khóc than, đàn trống nỉ non suốt ngày suốt  đêm cho đến khi người quá  cố được chôn cất. Lúc  ấy họ mới nhận được đồng bạc lẻ và bữa cơm  để sống qua ngày. Hiện nay, mức thu nhập của những người hành nghề này đã cao hơn rất nhiều với thù lao 4-10 triệu đồng/đám. Nhưng dường như những đồng tiền công kia chẳng thể bù đắp được những cái họ mất đi...

“Nghề này là nghề làm phúc, không được đặt nặng đồng tiền”

Khi được hỏi về những nỗi niềm trong nghề, anh Kiều Văn Thanh (Đội 4, Đông Hạ, Đông Yên, Quốc Oai, Hà Nội) tâm sự: “Đám tang là cách để thể hiện tấm lòng của người sống với người vừa khuất. Trong đó có sự tiếc thương, đau buồn xuất phát từ tình cảm thật, nhưng cũng có khi nhiều người làm đám tang rầm rộ không vì người nằm trong quan tài mà vì chính bản thân mình.

Có lần tôi đi khóc mướn cho một chị vốn ăn ở không được hiếu thuận với mẹ chồng. Khi mẹ chồng còn sống thì than bà sống dai, làm khổ con cháu, nhưng khi bà vừa qua đời thì chị la khóc ầm trời: “Ối chúng mày khiêng mẹ tao đi đâu? Trả mẹ cho tao ở nhà phụng dưỡng. Mẹ bỏ đi thì con còn ai để mà bưng cơm rót nước mỗi ngày đây?”.

Anh Thanh nhớ lại cách đây 3 năm, khi làm đám tang cho một bà mẹ trẻ ở huyện Hoài Đức, cả đoàn đã không cầm được nước mắt khi khóc thay cho hai đứa con thơ của người mẹ đó. Hai đứa con, một lên 6, một lên 3, cha bỏ đi theo người khác, 3 mẹ con phải tự nuôi nhau, không họ hàng thân thích.

Đến khi mẹ không may bị tai nạn nằm xuống, những người hàng xóm tốt bụng bên cạnh phải quyên góp tiền để lo hộ đám tang. Đám đó, anh không cầm của tang chủ một đồng nào... “Nghề này là nghề làm phúc, bởi vậy chúng tôi không bao giờ cho phép mình đặt chữ tiền lên đầu. Làm giúp cho người ta, ai đưa cho bao nhiêu thì lấy chứ không bao giờ đòi hỏi” - anh Thanh nói.

Lần khác, anh Thanh đi khóc cho một đám ở Hải Phòng, mấy người con của người chết đầu trọc, xăm trổ hổ báo, mặt mũi bặm trợn, câng câng, không biểu lộ tiếc thương. Nhưng khi phường của anh ngân lên những tiếng nhạc, những câu hát ai oán, sầu bi thì đồng loạt những người con kia gào khóc thống thiết, đó là tiếng khóc thật lòng được đánh thức từ trong sâu thẳm...

Ngoài những nhạc cụ truyền thống (trống, kèn, sáo, nhị, thanh la, đàn tam, đàn nguyệt...), phường bát âm còn bổ sung thêm thiết bị điện tử như loa, đài, tăng âm, micro... để âm thanh “lâm khốc” vang to.
Ngoài những nhạc cụ truyền thống (trống, kèn, sáo, nhị, thanh la, đàn tam, đàn nguyệt...), phường bát âm còn bổ sung thêm thiết bị điện tử như loa, đài, tăng âm, micro... để âm thanh “lâm khốc” vang to.

Trước khi chia tay đoàn “khóc công”, người con cả ôm chặt các anh, nghẹn ngào nói: “Từ xưa đến nay chúng tôi chưa bao giờ khóc vì ai cả. Ngay cả khi chúng tôi nghịch ngợm, bị bố mẹ đánh cũng không nhích răng cầu xin hay khóc lóc. Vậy mà nay các anh đã đánh thức được con người lương thiện của chúng tôi...”.

Mấy chục năm quen với “đám”, những người trong phường bát âm của chị Khoan (có họ hàng với anh Thanh) đều bảo với nhau rằng: “Đi khóc cho nhà nghèo thấy thoải mái hơn vì họ nghèo nhưng sống tình nghĩa, họ tôn trọng mình chứ không như một số nhà giàu trả nhiều tiền nhưng coi mình như gánh làm mướn, tưởng bỏ tiền là xong...”.

Câu chuyện “dao sắc…” và những tủi nhục trong nghề khóc mướn

Chị Nguyễn Thị Bảy là em dâu của chị Khoan, quen người chồng cùng tên Kiều Văn Bảy qua những đêm hát ở đám, rồi theo anh làm nghề đến tận bây giờ. Chị Bảy nói, đàn bà làm công việc này cần bản lĩnh lắm, vừa sinh con chưa được bao lâu đã phải đi làm, lũ con nhỏ lớn lên cứ thế dìu dắt nhau để cha mẹ... đi làm. Người đời vẫn bảo “dao sắc không gọt được chuôi”, chị Khoan đi khóc cho người đời, nhưng cái ngày mà chồng chị ra đi vì căn bệnh quái ác, chị chỉ biết trân trân nhìn di ảnh chồng, ngậm ngùi cay đắng biết mấy cũng không ra nước mắt được.

Lúc đó, chị Khoan tự hỏi, phải chăng cái nghề vận vào đời mình? Người anh ruột cùng phường bát âm với chị cũng vậy. Đi khóc mướn khắp nơi, ấy vậy mà khi đứa con trai của ông qua đời, ông chỉ biết ú ớ đôi ba câu chẳng thành tiếng.

Nghề khóc thuê đã đem lại công ăn việc làm với thu nhập khá cao cho hơn 20 người họ Kiều ở thôn Đông Hạ, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Tuy nhiên, họ cũng đang phải đối mặt với nguy cơ mù chữ, bởi hầu hết những người theo nghề này thường không đi học đến nơi đến chốn. Không những thế, họ luôn phải tiếp xúc với những người chết vì các nguyên nhân khác nhau, trong đó không ít người mắc những bệnh lây truyền nên rất hại sức khỏe.

Họ luôn phải đối mặt với tình trạng thức đêm triền miên, sống trong cảnh ai oán, đau thương, sầu não nên trông ai cũng già trước tuổi. Khi chúng tôi hỏi: “Ảnh hưởng như vậy sao mọi người không kiếm việc khác mà làm?”, thì đều nhận được câu trả lời: “Nghề này đã ăn vào máu rồi...”.

Mới thoạt nhìn, khó ai nghĩ H.T (Mỹ Độ, Bắc Giang) - cô gái khá đẹp và sang trọng - lại là dân khóc mướn chuyên nghiệp đã hơn 8 năm nay. T. bảo, tuy nghề khóc đem lại thu nhập khá cao nhưng các “thầy khóc” sẽ chẳng có ngày vui nào trọn vẹn cùng cái nghề này. Hơn thế, điều cay đắng nhất của người khóc mướn là luôn phải chịu những lời khinh bỉ, miệt thị thậm tệ của mọi người. Đó là một nỗi nhục không giống bất kì nỗi nhục nào.

“Bây giờ, càng giàu, nhiều người càng ít ai quan tâm đến cha mẹ khi còn sống, nhưng lúc chết lại thi nhau thuê khóc hộ... Họ chỉ việc tung tiền và xem chúng tôi như là một công cụ để chứng tỏ sự hiếu nghĩa của họ với người xung quanh. Không ít tình cảnh người thuê ỷ mình bỏ tiền nên tha hồ hò hét chửi mắng. Vào những lúc này, những người khóc mướn như chúng tôi đành phải cúi đầu “nuốt” nước mắt thật” - T. thở dài.

Đó là chưa kể sự chê bai, dè bỉu mà các “khóc sĩ” phải hứng chịu từ chính những người hàng xóm láng giềng của mình. T. bùi ngùi: “Họ quy chụp rằng kẻ khóc thuê là những người bán lương tâm để đổi lấy những đồng tiền nhớp nhúa; rằng chỉ mong có nhiều người chết để kiếm tiền, là những người khẩu Phật tâm xà. Trước linh cữu của người chết thì tỏ vẻ than sầu, ca cẩm tang thương. Nhưng đến lúc vắng người thì lại thản nhiên nhận tiền từ gia chủ như thể chẳng hề có chuyện gì...”.

Thậm chí con cái của những người khóc mướn cũng chịu vạ lây, bị bạn bè, người đời nhục mạ. Người ta tránh mời những người trong đám khóc mướn xông nhà ngày Tết, những người như họ thường bị xem là biểu hiện của tang tóc, xui xẻo...

T. ngập ngừng hồi lâu rồi nước mắt lưng tròng: “Tôi đi khóc cho người ta, đến khi mẹ mình mất, mình khóc thật nhưng người ta bảo rằng khóc giả. Cả người yêu cũng chia tay vì  cho rằng tôi sống dối trá. Thế mới biết nghề này bạc bẽo. Nhiều đêm đi khóc mướn cho thiên hạ về, cô đơn nằm ôm gối, tôi lại khóc thật cho thân mình!”.

Thu Hồng
 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.